Trong đó: Tổng chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu + chi phí vận hành và bảo trì bảo dưỡng hàng năm.
Trong trường hợp chôn lấp chất thải rắn nguy hại còn phải tính đến chi phí đóng cửa bãi chôn lấp và chi phí theo d i, bảo hành, quan trắc, bãi chôn lấp trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đóng cửa bãi chôn lấp.
Các khoản thu hồi bao gồm:
- Thu từ việc bán vật liệu đã được tái chế (dung môi, dầu nhớt, kim loại...);
- Thu từ việc bán điện;
- Phí xử lý chất thải do các chủ nguồn thải nộp.
Đây là một công thức tính giá thành xử lý chất thải nguy hại dựa trên việc tính toán và phân bổ các chi phí trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống xử lý. Nó sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đúng giá dịch vụ xử lý của mình đồng thời giúp các nhà quản lý dựa vào đó để kiểm soát giá cả, chất lượng dịch vụ của các đơn vị xử lư, tránh để những đơn vị này hạ quá thấp giá thành xử lý để thu hút khách hàng sau đó đem chất thải đổ trực tiếp ra môi trường.
+ Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại trong KCN; thống nhất các quy định bằng những quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đầu tý… Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hýớng dẫn về quản lý KCN cần có những quy định thể hiện r trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động vận chuyển; xử lý chất thải rắn nguy hại trong KCN, CCN.
+ Hoàn thiện quy định về xử lý chất thải nguy hại trong KCN. Trong đó, nhấn mạnh việc tiếp tục ban hành các thông tư hướng dẫn về trình tự giải quyết các vụ việc có liên quan tới công tác xử lý chất thải rắn nguy hại tại hệ thống các KCN; phân định trách nhiệm giữa các bên trong quy trình xử lý chất thải rắn cũng như tiêu chuẩn của đơn vị chủ nguồn thải; vận chuyển và xử lý. Vì vậy, các quy phạm pháp luật ban hành phải tính tới đặc thù của KCN.
+ Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Hiện nay, t nh Lạng Sơn đã ban hành nghị quyết về Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trên địa bàn t nh giai đoạn 2016 - 2020, tạo cơ sở về cơ chế và chính sách cho hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó liên quan đến bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghị quyết đã đặt các mục tiêu cơ bản như sau: 100% các khu công nghiệp và 20% các cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; xử lý 100% các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn t nh. Theo đó, các giải pháp cơ bản cần thực hiện gồm có:
- Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đặc biệt trong khâu thẩm định các giải pháp hạn chế ô nhiễm đối với nước thải và chương trình giám sát tuân thủ; tăng cường đôn đốc, giám sát chủ đầu tư sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường của dự án trong khu, cụm công nghiệp;
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải, chất thải nguy hại công nghiệp, khắc phục những chồng chéo và những khoảng trống. Xây dựng quy trình cụ thể, r ràng về trách nhiệm và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát Môi trường, sự phối hợp với các cơ quan khác như: Thanh tra, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng tài nguyên môi trường thành phố; các chế tài xử lý vi phạm.
Cần tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng và chủ đầu tư, các doanh nghiệp về Bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm. Luật Bảo vệ môi trường, các nghị định, thông tư liên quan tới lĩnh vực quản lý, xử lý nước thải cần trú trọng tuyên truyền, tập huấn. Nội dung tập huấn được trình bày chi tiết trong bảng sau:
Bảng 4.9. Nội dung tập huấn cho cán bộ môi trường
Nội dung | |
Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 | Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005 |
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP | Về Quản lý chất thải và phế liệu |
Nghị định 18/2015/NĐ-CP | Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường |
Nghị định 155/2016/NĐ-CP | Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 |
Nghị định 154/2016/NĐ-CP | Quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải |
Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 | Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; |
Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT | Vể quản lý chất thải nguy hại |
Thông tư 35/2015/TT- BTNMT | Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao |
Thông tư | Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Các Thuận Lợi, Hó Hăn Trong Vi C Quản Lý Chất Thải Trên Địa B Th Nh Phố Ạng Ơn
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 10
- Đ Xuất Giải Pháp Quản Lý Ctnh Trên Địa B N Tp Ạng Ơn
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 13
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Loại văn bản Nội dung
27/2015/TT- BTNMT
Thông tư 31/2016/TT-
BTNM QCVN
07:2009/BTNMT
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành
- Theo d i, thu thập thông tin thường xuyên. Phát triển mạng lưới cộng tác viên, nhân dân, phát hiện kịp thời các hành vi sai phạm. Xây dựng mối quan hệ đối tác, cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi, sự công bằng của những doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, bên cạnh việc kiên quyết xử lý các vi phạm.
- Đối với Ban Quản lý các khu công nghiệp và chủ đầu tư khai thác hạ tầng: Tại Quyết định của UBND t nh Lạng Sơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp Lạng Sơn đã giao trách nhiệm về quản lý môi trường. Để nâng cao hiệu của công tác kiểm soát ô nhiễm và cải thiện môi trường một số giải pháp cần trú trọng bao gồm:
- Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp t nh thực hiện nghiêm, chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường trong chấp thuận đầu tư, phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng và khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của khu, cụm công nghiệp; chú trọng thu hút các dự án sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; không chấp thuận dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn;
- Đối với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư theo quy định nhằm loại trừ công nghệ cũ, lạc hậu, công nghệ cấm chuyển giao, công nghệ gây ô nhiễm môi trường và chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định. Rà soát, xây dựng danh mục các dự án đã đầu tư trong khu công nghiệp. Xây dựng danh mục dự án khuyến kích đầu tư theo hướng ch tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ cao hoặc ít gây ô nhiễm; Các dự án áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường;
- Đối với Sở Xây dựng rà soát, điều ch nh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến xây dựng đã được phê duyệt, làm r những nội dung bảo vệ môi trường và từng công trình bảo vệ môi trường; rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động đến môi trường; hướng dẫn định mức, chi phí cho bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án xây dựng. Tăng cường kiểm tra, chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong cấp phép xây dựng.
- Đối với Sở Công thương xây dựng Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn t nh;
- Đối với Công an t nh tăng cường hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường, xử lý nghiêm các sai phạm, nhất là đối với cơ sở, doanh nghiệp có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, vi phạm nghiêm trọng về Bảo vệ môi trường;
- Đối với UBND thành phố để nâng cao chất lượng công tác xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch Bảo vệ môi trường. Hàng năm rà soát, thống kê, quản lý các cơ sở trên địa bàn thuộc đối tượng lập thủ tục về môi trường theo quy định. Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn thành phố.
- Giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường:
+ Trước mắt cần bổ sung nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ, các kỹ năng quan trắc và lấy mẫu, nâng cao chất lượng quản lý cho cán bộ chuyên trách. Đầu tư trang thiết bị hiện trường trong hoạt động quan trắc môi trường, tăng cường năng lực cho công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Tích cực sử dụng các công cụ truyền thông, thường xuyên kết hợp với các đài phát thanh truyền hình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân;
+ Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Nghiêm khắc xử lý và phạt nặng đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất không thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hoặc che dấu gây khó khăn công tác kiểm tra. Tuân thủ yêu cầu công khai và minh bạch thông tin về chất lượng môi trường. Cụ thể, phối hợp giữa các cơ quan (công an, thuế, đơn vị cung cấp nước sạch, cấp điện, thu gom chất thải), cộng đồng dân cư để xác định và đánh giá mức độ xác thực của thông tin môi trường;
+ Xây dựng các chương trình, dự án tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường một cách dài hạn, bài bản, có hệ thống, kết hợp với trang bị các phương tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nước thải công nghiệp, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc môi trường, cảnh báo và phát hiện sự cố ô nhiễm như GIS, SCADA...;
+ Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp về kiểm soát ô nhiễm, theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh";
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, cơ sở, doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất có nguồn thải
lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (phân bón, hóa chất, xi măng, nhiệt điện, khai thác và chế biến khoáng sản,…). Kiên quyết không cho phép hoạt động đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã bị xử phạt nhiều lần nhưng không xây dựng lộ trình khắc phục, không xây dựng vận hành hệ thống xử lý chất thải theo quy định… Việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở cần thống nhất giữa các bên TN&MT, Công an, Ban Quản lý các khu công nghiệp, UBND thành phố, cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường tránh chồng chéo, đảm bảo tính hiệu quả của công tác này.
- Giải pháp thông tin, truyền thông môi trường:
+ Cần phát huy tối đa vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý môi trường khu và cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện chất lượng môi trường với chi phí thấp nhất. Điều này rất quan trọng trong điều kiện còn thiếu hụt ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường;
+ Cần rà soát, đánh giá và điều ch nh, hướng dẫn cụ thể đối với các quy định trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả;
+ Quán triệt và triển khai hiệu quả Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc áp dụng các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp;
+ Tạo các nguồn vay ưu đãi (quỹ vay, đối tượng vay, các hình thức ưu đãi, các cơ chế đặc biệt) cho các dự án đầu tư bảo vệ môi trường trong khu và cụm công nghiệp;
+ Ban hành khung giá dịch vụ môi trường làm cơ sở để áp dụng triển khai thống nhất trên toàn thành phố, tránh hình thức nâng giá, ép giá doanh nghiệp và ngược lại;
+ T nh ban hành các cơ chế phạt đối với hình thức vi phạm của doanh nghiệp và thưởng đối với các sáng kiến tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định hiện hành;
+ Khẩn trương tổ chức thực hiện việc công bố thông tin và dân chủ cơ sở liên quan đến bảo vệ môi trường KCN, cụm công nghiệp theo các nội dung được quy định tại Điều 103, Điều 104 và Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường;
+ Tăng cường công tác thông tin; đảm bảo thông tin; đảm bảo thông tin, số liệu về môi trường KCN đầy đủ và cập nhật thường xuyên;
+ Công khai công tác bảo vệ môi trường của các KCN, các doanh nghiệp trong KCN, cũng như các doanh nghiệp không nằm trong KCN trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, trang tin điện tử), nhằm tạo sức ép đối với các doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường;
+ Xác lập cơ chế thông tin, tăng cường tuyên truyền phổ biến luật và quy chuẩn về môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường các KCN;
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCNST và các nhà máy trong KCN;
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các ch tiêu và mục tiêu bảo vệ môi trường của KCNST và doanh nghiệp trong KCNST, các mô hình quản lý và công nghệ thân thiện với môi trường, vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải tại các KCNST;
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. K T N
1.1. Đối với công tác quản lý
- Công tác thu gom:
Hiện nay công tác thu gom chất thải nguy hại được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải chất thải nguy hại và hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo quy định. 100% các doanh nghiệp đã được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện thu gom, bố trí khu vực