Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 13


lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại, tuy nhiên ch có khoảng 80% các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Chất thải phát sinh từ các cơ sở được thu gom sau quá trình sản xuất, lưu giữ tạm thời trong các kho, nhà lưu giữ rồi được các đơn vị xử lý đến vận chuyển đem đi xử lý theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Công tác phân loại:

Phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện tuân thủ đầy đủ theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại và có cán bộ chuyên trách giám sát theo định kỳ đối với các đơn vị thu gom vận chuyển, tuy nhiên còn nhiều đơn vị, doanh nghiệp dịch vụ chưa có khu lưu giữ tạm thời theo đúng quy định, phần lớn các cơ sở dịch vụ, hộ gia đình không quản lý các chất thải nguy hại theo quy định, không phân loại mà đổ lẫn vào rác thải chung, rác thải sinh hoạt dẫn đến phát sinh một phần nguồn chất thải vào môi trường trong đó có loại chất thải giẻ dính dầu, dầu mỡ thải từ các cơ sở dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy và các cơ sở nằm rải rác tại các địa phương. 100% các cơ sở được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đã thực hiện phân định, phân loại chất thải nguy hại, bố trí các thùng chứa riêng biệt để lưu giữ; tuy nhiên chưa phân loại triệt để theo quy định.


- Đánh giá công tác quản lý

Có thể thấy trong năm qua và Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND thành phố Lạng Sơn và Sở Tài nguyên Môi trường luôn quan tâm đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường thông, tạo cơ sở về chính sách và cơ chế cho hoạt động bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên môi trường đã xây dựng các kế hoạch và thành lập nhiều đoàn thực hiện công tác kiểm tra và thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường và đã đạt được những kết quả thiết thực có hiệu quả cao và có hiệu ứng tốt đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đã phát hiện và xử phạt nhiều các vi phạm về bảo vệ môi trường. Các doanh


nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm và nghiêm ch nh chấp hành các công tác quản lý và xử lý nguồn thải phù hợp với quy chuẩn Việt Nam. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố đã tăng cường xây dựng các chương trình, các lớp tập huấn, tuyên truyền về quản lý và xử lý chất thải đối với các tổ chức cơ sở và công đồng dân cư trên địa bàn và tạo hiêu ứng tốt đối với công đồng dân cư và các doanh nghiệp.

1.2. Kiến nghị giải pháp:

- Giải pháp quản lý

+ Tăng cường công tác quản lý môi trường cho doanh nghiệp nói chung và nguồn chất thải nói riêng. Xây dựng các cơ chế chính sách, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư các cơ sở đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, khuyến khích tái chế, tái sử dụng, thu hồi sản phẩm thải bỏ là chất thải nguy hại, hạn chế phát tán ra môi trường. Hoàn thiện và xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý chất thải nguy hại phù hợp với luật bảo vệ môi trường và thực tế tại địa phương.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giới thiệu các nội dung về quản lý chất thải theo quy định của luật bảo vệ môi trường và các nghị định của chính phủ về quản lý chất thải. Nâng cao nhận thức và tuyên truyền tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tăng cường tổ chức các hội thảo, trao đổi hợp tác quốc tế nhằm học tập các kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn chất thải.

+ Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại trong nước và ngoài nước. Thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cũng như trình độ kỹ thuật tiên tiến và nguồn vốn nước ngoài.

+ Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của địa phương theo hướng giảm thiểu


lượng chất thải chôn lấp, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến than thiện với môi trường

+ Nâng cáo năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và quàn lý các nguồn chất thải nói riêng, tạo cơ chế và chính sách phù hợp cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thẩm định xử lý chất thải, thanh tra và kiểm tra giám hoạt động bảo vệ môi trường.

- Giải pháp khoa học và kỹ thuật

+ Giải pháp lựa chọn công nghệ xử lý nước thải:

Công nghệ xử lý cần phù hợp đặc điểm nước thải đầu vào trong toàn bộ thời gian hoạt động của công trình, đáp ứng được quy chuẩn xả thải, yêu cầu của nguồn tiếp nhận nước và thích hợp với điều kiện địa điểm công trình. Thành phố cần khuyến khích cán bộ lãnh đạo các cấp tham gia lựa chọn công nghệ và thiết kế dự án để đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế - tài chính, có thể trang trải được chi phí phát sinh trong toàn bộ vòng đời công trình và mức phí nước thải hợp lý.

Để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp nhất cần đánh giá kỹ thuật các tiêu chí chính sau đây:

(a) diện tích đất hiện có;

(b) chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình, bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành – bảo dưỡng;

(c) khả năng xử lý đạt quy chuẩn xả thải.

Bằng cách sử dụng công nghệ xử lý phù hợp, chính quyền có thể tiết kiệm vốn đầu tư và thu hồi được chi phí vận hành - bảo dưỡng.

Công nghệ phù hợp cũng giúp giảm nhu cầu nâng cao năng lực.

Trên cơ sở kết quả đánh giá của các công nghệ xử lý nước thải, khuyến cáo công nghệ xử lý nên được áp dụng đối với các cơ sở, các cụm và khu


công nghiệp trên địa bàn t nh, áp dung công nghệ (Công nghệ xử lý: Hệ thống tạo bông kết hợp Aerotank, Công nghệ AAO, kết hợp hồ sinh học).

Công nghệ

xử lý

Ưu điểm


Hệ thống tạo bông kết hợp Aerotank

- Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%

- Loại bỏ được Nito trong nước thải

- Vận hành đơn giản, an toàn

- Thích hợp với nhiều loại nước thải

- Thuận lợi khi nâng cấp công suất đến 20% mà không phải gia tăng thể tích bể.

Công nghệ AAO, kết hợp

hồ sinh học

- Chi phí vận hành thấp, trình độ tự động hóa cao.

- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất ta có thể nối, lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 13


+ Giải pháp lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn:

Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhýng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:

Giảm thiểu phát thải; Tái sử dụng;

Tái chế;

Xử lý;

Tiêu hủy.


Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng như sau:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên ch có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung.

Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.

2. KIẾN NGHỊ

- Yêu cầu đối với các chủ nguồn thải:

Việc lưu giữ chất thải nguy hại trong các cơ sở công nghiệp phải được áp dụng ngay từ khâu đầu phát sinh ra rác thải. Tại khu vực xí nghiệp công nghiệp phải bố trí khu lưu giữ chất thải nguy hại riêng biệt, chất thải nguy hại phải được lưu giữ an toàn, không gây ra những hủy hoại môi trường trong khi chờ được thu hồi để tái chế hay xử lý.

Các thùng lưu chứa thường phải được hàn kín và có dán nhãn mác. Việc rò r các kim loại nặng từ việc lưu giữ lâu dài các x kim loại đã tạo ra một số tác động đối với các lưu vực xung quanh. X kim loại được sử dụng như là nguyên liệu để làm đường có thể dẫn đến việc rò r các kim loại nặng, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Thu gom chất thải bệnh viện là mấu chốt trong toàn bộ quá trình quản lý, bởi vì ở giai đoạn này, chất thải được chia thành nhiều loại khác nhau và việc phân loại chất thải không đúng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hại sau này. Những chất thải sắc nhọn cần được đựng trong các túi đựng riêng, không chọc thủng được để tránh phát tán mầm bệnh nguy hiểm.


Các chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phòng lạnh để tránh sự phân huỷ trong quá trình lưu giữ.

- Đối với chủ vận chuyển chất thải nguy hại:

Khi vận chuyển các chất thải nguy hại cần phải tuân thủ các qui định của Nhà nước về vận chuyển chất thải nguy hại.

- Đối với chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại:

Sự phát sinh chất thải là một kết quả không thể tránh khỏi của sản xuất công nghiệp, bởi vđ không có một qui trđnh sản xuất n o đạt hiệu suất 100% và vì thế vẫn rất cần phải có các giải pháp kỹ thuật để xử lý chất thải nguy hại.

Nguyên tắc chung để xử lý chất thải nguy hại:

Giảm lượng và độ độc của chất thải nguy hại tại nguồn thải. Xử lý chất thải:

+ Tách các chất thải nguy hại;

+ Biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá huỷ các chất thải nguy hại hoặc biến thành các chất ít nguy hại hơn hoặc không gây nguy hại;

+ Thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Xử lý theo phương pháp cơ học: Xử lư cơ học thông thường được dùng để chuẩn bị chất thải trong quá trình xử lý sơ bộ của phương pháp xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt.

Phương pháp hoá lý: Tách chất thải nguy hại từ pha này sang pha khác, hoặc để tách pha nhằm giảm thể tích dòng thải chứa chất thải nguy hại. Xử lý hóa lý là phương pháp thông dụng nhất để xử lý các chất thải vô cơ nguy hại.

Phương pháp sinh học: Phân huỷ sinh học các chất thải hữu cơ độc hại.

Phương pháp nhiệt (thiêu đốt): Xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt là quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác động của nhiệt thành các chất ở thể khí, lỏng và rắn (tro, x ) đồng thời với việc tỏa nhiệt.


Trong tất cả các phương pháp trên thì phương pháp thiêu đốt là phương pháp hay được sử dụng nhất, nó cho phép xử lý triệt để nhất; tuy nhiên giá thành của phương pháp này lớn nên ở nước ta mới ch xây dựng được công trình xử lý nhiệt ở một số nơi.

Việc quản lý an toàn bức xạ được thực hiện theo Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ, các cơ sở khi sử dụng nguồn bức xạ cũng như các máy phát tia bức xạ phải đăng ký và xin cấp phép. Ngoài việc cấp giấy phép, kiểm tra việc tuân thủ của các cơ sở bức xạ đối với Pháp lệnh An toàn & kiểm soát bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép cần được làm thường xuyên. Hầu hết các nguồn phóng xạ hiện đang dùng là nguồn phóng xạ kín nên khả năng gây nhiễm xạ thấp. Điều quan trọng là không để gây ra thất thoát nguồn. Để tăng cường công tác quản lý đối với các nguồn phóng xạ, ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Ch thị số 13/2006/CT-BKHCN về tăng cường công tác quản lý an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ.

- Đối với cơ quan quản lý chất thải nguy hại:

+ Đối với các cơ quan Trung ương: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác Bảo vệ môi trường theo quy định của luật Bảo vệ môi trường số 55/2014; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 do Chính phủ ban hành Quy định về Quản lý chất thải và phế liệu; Rà soát, ch nh sửa một số văn bản còn chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý nhà nước. Tạo sự chủ động cho cơ quan quản lý môi trường; đề xuất ch nh sửa, bổ sung Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại đảm bảo chặt chẽ, phù hợp với thực tế về tính chất, thành phần biến động của các loại chất thải.

+ Các sở, ban, ngành liên quan: xem xét cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý, vận hành cung cấp các dịch vụ công cộng Bảo vệ môi trường.


- Đề nghị UBND thành phố: ch đạo các phòng, đơn vị tăng cường công tác kiểm soát hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn; từng bước hoàn thiện các cơ sở xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại, thu hồi sản phẩm thải bỏ tập trung trên địa bàn t nh.

- Tăng cường các lớp tập huấn, khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý môi trường sâu rộng đến cấp xã thôn.

- Hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án đầu tư các công trình xử lý môi trường, các mô hình sản xuất sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tăng cường phối với các ban ngành liên quan để thực hiện các nhiệm vụ Bảo vệ môi trường./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022