Đ Xuất Giải Pháp Quản Lý Ctnh Trên Địa B N Tp Ạng Ơn


lớn ở quy mô vùng được đầu tư tập trung đầy đủ về mặt công nghệ và công suất xử lý để xử lý các loại chất thải nguy hại khác nhau.

- Đối với những quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người sản sinh chất thải nguy hại: Nhìn chung là đã đáp ứng được thực tiễn đặt ra nhưng vần còn những hạn chê đó là việc quy đ nh rất chung chung. Quy định phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn nhưng lại không quy định những biện pháp cụ thể. Đối với việc giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn là rất phù hợp, là một biện pháp giải quyết tiến bộ nên quy định những biện pháp r ràng cụ thể vì nếu các chủ thể tiến hành xử lý chất thải từ nguồn mà áp dụng không đúng các biện pháp thì có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường nên cần quy định r các biện pháp cụ thể. Chất thải rất đa dạng phong phú, mỗi loại lại có những biện pháp xử lý riêng nên công việc này khá phức tạp đòi hỏi pháp luật cần điều ch nh và can thiệp cụ thể hơn nữa.

Phải tổ chức lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng, đóng gói chất thải nguy hại theo chủng loại theo các bao bì thích hợp đáp ứng các yêu cầu an toàn kĩ thuật” Nhưng bên cạnh đó còn một vấn đề nảy sinh một vấn đề là việc lưu giữ tạm thời với các đối tượng sản sinh là rất tốn kém. Vì việc lưu giữ chất thải là một vấn đề khá phức tạp phải có những dụng cụ, theo một quy trình kĩ thuật xử lý công phu đòi hỏi phảir có chi phí kinh tế lớn mà với cơ sở sản sinh thì rất khó để những đối tượng này chi ra một khoản tiền lớn như vậy. Trên thực tế thì các cơ sở này cũng khó có thể đáp ứng được đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật.

Khu vực lưu giữu chất thải của nơi sản sinh có một vai trò quan trọng, cần có thêm quy định về vấn đề này.

- Đối với những quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người vận chuyển chất thải:

Pháp luật quy định ch được vận chuyển khi có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Quy định này


nhằm giúp các cơ quan quản lý tốt nhất quá trình vận chuyển chất tha nguy hại. Song trên thực tế vấn đề xin cấp giấy phép còn gặp nhiều khó khăn, phải qua nhiều khâu xem xét, thẩm định...Vậy nếu lượng chất thải ứ đọng quá lớn mà giấy phép vận chuyển đi tiêu hủy chưa xin được thì cần phải có biện pháp cụ thể xử lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Do tính chất của việc vận chuyển chất thải nguy hại có tính chất đặc thù nên pháp luật phải quy định cụ thể hơn nữa về người vận chuyển chất thải nguy hại vì người này gắn liền với quá trình vận chuyển và là người chủ yếu đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 11

Thiếu quy định về việc quyết định các biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại. Pháp luật ch quy định là tự chịu trách nhiệm còn chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì chưa quy định rò.

Việc quy định về phương tiện vận chuyển còn lỏng lẻo. Pháp luật ch quy định bằng phương tiện chuyên dụng phù hợp để xác định một phương tiện đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải nguy hại thì chưa có những tiêu chuẩn cụ thể

- Đối với người xử lý chất thải nguy hại:

Ch được thực hiện những hoạt động xử lý khi có giấy phép và mã số hoạt động do cơn quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Đây là một quy định hợp lý nhưng trên thực tế khâu cấp giấy phép lại gây ra những khó khăn cho hoạt động xử lý. Hoạt động xử lý vô hình chung làm ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình này.

Pháp luật quy định phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc thù hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại đểm đảm bảo đạt được tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không có công nghệ thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về


bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Nhưng trên thực tế công nghệ khoa học kỹ thuật trong nước vể kiểm định và xử lý chất thải còn lạc hậu, vấn đề kinh phí để đổi mới và bổ sung các thiết bị khoa học tiên tiến còn đang gặp khó khăn do thiếu nguồn đầu tư, bởi vậy nếu không có công nghệ thiết bị phù hợp với đặc tính của chất thải nguy hại mà phải lưu giữ để chờ mua được thiết bị xử lý.

4.7. Đ xuất giải pháp quản lý CTNH trên địa b n TP ạng ơn

4.7.1. Giải pháp quản lý chất thải rắn

Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tư hướng dẫn đã được ban hành. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo định hướng mới. Đặc biệt, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường là bước tiến quan trọng, góp phần ngăn chặn các công nghệ xử lý, lò đốt không đảm bảo yêu cầu trong công tác bảo vệ môi trường trước khi hoạt động. Trong thời gian tới, Lạng Sơn cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn.

4.7.2. Giải pháp v tổ chức, quản lý v cơ chế, chính sách

Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương; rà soát, quy định r trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý chất thải; đẩy mạnh công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu và các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải; nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến


khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương…

4.7.3. Giải pháp v truy n thông, nâng cao nhận thức v phát triển nguồn nhân l c

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại rộng rãi tới các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác quản lý chất thải, áp dụng cùng mô hình xử lý chất thải giữa các địa phương; đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn...

4.7.4. Giải pháp v đầu tư v tài chính

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn; mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn; đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; xây dựng chính sách mua sắm công để ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm sau quá trình tái chế, xử lý chất thải từ nguồn ngân sách; lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tư các trung tâm xử lý và tái chế chất thải ở quy mô liên vùng, liên t nh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm xử lý chất thải y tế...

4.7.5. Giải pháp v giám sát, iểm tra, thanh tra

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các chủ nguồn thải chất thải nguy hại, khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải và


phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, các t nh kiểm tra, giám sát việc vận chuyển chất thải liên t nh, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm...

4.7.6. Giải pháp hỗ trợ ỹ thuật v nghiên cứu, phát triển công ngh

Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hướng giảm thiểu lượng chất thải rắn chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất, công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điểm về tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn nhằm lựa chọn các mô hình phù hợp để nhân rộng trên phạm vi cả nước…

4.7.7. Giải pháp v đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi v hợp tác ỹ thuật với các tổ chức quốc tế

Chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế và nội dung hợp tác song phương và đa phương, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lư, xử lư chất thải rắn; tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy phục vụ quản lý, xử lý chất thải rắn; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn…

Việc khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xă hội, từng cá nhân phải nhận thức đýợc trách nhiệm và cùng chung tay bảo vệ môi trường, mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng, tiến tới từng bước ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường.


4.8. Giải pháp quản lý chất thải nguy hại


- Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Hiện nay, thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại Lạng Sơn vận hành theo hai mô hình chính.

Mô hình kết hợp:


Chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại

Trả phí dịch vụ


Cung cấp dịch vụ


Hình 4.1. Mô hình kết hợp

Đây là mô hình phổ biến hiện nay ở Lạng Sơn cũng như trên cả nước, phần lớn các đơn vị thu gom, vận chuyển đều đảm nhận luôn việc xử lý chất thải nguy hại. Mô hình này có ưu điểm là khuyến khích các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại làm giảm gánh nặng cho thành phố trong việc giải quyết lượng chất thải nguy hại khổng lồ phát sinh từ các ngành kinh tế. Tuy nhiên, mô hình này lại có một nhược điểm lớn đó là giá cả và chất lượng của dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đều do hai bên thỏa thuận với nhau mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Dẫn đến các chủ nguồn thải sẽ lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ nào có giá giẻ để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại của họ mà không cần quan tâm chất thải nguy hại sẽ được xử lý ở đâu và xử lý như thế nào. Hậu quả là các nhà cung cấp dịch vụ muốn cạnh tranh được thì phải lựa chọn công nghệ xử lý đơn giản và rẻ tiền nhằm làm giảm giá thành, hoặc họ ch thu gom chất thải nguy hại rồi đem thải bỏ nó ra khỏi thành phố vì chi phí thải bỏ thấp hơn nhiều so với chi phí xử lý.

Nếu không có sự kiểm soát của cơ quan có chức năng thì thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại vận hành theo mô hình này sẽ


mang đến nhiều hậu quả khó lường trước được bởi vì không kiểm soát được lượng chất thải nguy hại tạo ra sẽ đi đâu, về đâu, được xử lý như thế nào.

- Mô hình độc lập:


Chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại

Cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại

Trả phí Trả phí


Dịch vụ Dịch vụ


Hình 4.2. Mô hình độc lập


Theo mô hình này hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại được tách rời khỏi công tác xử lý. Các đơn vị thu gom, vận chuyển là riêng biệt với các đơn vị xử lý, tiêu hủy. Mô hình này có ưu điểm so với mô hình kết hợp đó là nó tạo ra cơ chế giúp các đơn vị có chức năng dề dàng kiểm tra, giám sát quá trình lưu chuyển của chất thải nguy hại từ nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển, và đến nơi xử lý, tiêu hủy cuối cùng. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi việc vì chạy theo lợi nhuận mà cả hai đơn vị thu gom, vận chuyển và đơn vị xử lý, tiêu hủy đều tìm cách giảm giá thành nhằm cạnh tranh với các đơn vị khác. Các đơn vị thu gom, vận chuyển sẽ chọn phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, còn các đơn vị xử lý thì lựa chọn công nghệ cũ, giẻ tiền không đảm bảo chất lượng chất thải nguy hại sau khi xử lý, tiêu hủy. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp các đơn vị thu gom, vận chuyển và các đơn vị xử lý, tiêu hủy thỏa thuận ngầm với nhau ch thu gom, vận chuyển những loại chất thải nguy hại mà họ có khả nãng xử lý, tiêu hủy.

Nhìn chung cả hai mô hình này đều không có vai trò điều tiết quản lý của cơ quan chức năng về giá cả, chất lượng dịch vụ dẫn đến các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy tự thỏa thuận về giá cả với các chủ nguồn thải. Còn chất lượng chất thải nguy hại sau khi xử lý thì không ai biết được vì


các cơ quan chức năng không thể kiểm soát thường xuyên các đơn vị này. Chính từ thực tế hiện nay của thành phố đòi hỏi phải sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong việc điều ch nh giá cả và chất lượng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải nguy hại để hạn chế việc chất thải nguy hại thải bỏ ra môi trường mà không được xử lý tốt. Thông qua việc xây dựng các mức phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại áp dụng chung cho toàn thành phố để từ đó điều ch nh giá cả của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý tránh trường hợp vì chạy theo lợi nhuận các đơn vị này sẵn sàng điều ch nh giá cả tăng giảm thất thường gây bị động cho các chủ nguồn thải đồng thời, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

- Mô hình với sự kiểm soát của cơ quan chức năng:


Chủ nguồn thải

chất thải nguy hại

Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại

Cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại

Trả phí Trả phí


Dịch vụ Dịch vụ


Chất lượng

Chất lượng


Cơ quan chức năng


Hình 4.3. Mô hình với sự kiểm soát của cơ quan chức năng

Theo tài liệu “Hướng dẫn phương pháp tính chi phí xử lý chất thải nguy hại” do Cục Môi trường - Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường ban hành, thì giá thành xử lý chất thải nguy hại được tính như sau:

Trường ban hành thì giá thành xử lý chất thải nguy hại được tính như sau 1

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí