Nghiên Cứu Các Giá Trị Đặc Sắc Của Di Sản Phố Cổ Hội An


Đàm Hoàng Thụ năm 2006; Luận án Luận văn “Phát triển bền vững du lịch ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, của Nguyễn Thị Hương, chuyên ngành kinh tế phát triển, trường đại học Đà Nẵng, năm 2011; “Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Thị Hoàng, chuyên ngành Kinh tế phát triển, trường đại học Đà Năng, năm 2011; “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể tại Hải Dương” của Nguyễn Thị Sao, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành du lịch, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

Qua một số những công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới có thể thấy rằng với những giá trị của Di sản văn hóa thế giới, với những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch, Hội An đã trở thành một đối tượng được các học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm, thậm chí dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về các giá trị độc đáo của một đô thị thương cảng quốc tế sầm uất nhất Việt Nam thời trung đại. Đồng thời trong những năm qua, nhiều cơ quan và tổ chức khoa học từ Trung ương đến địa phương đã dành nhiều công sức cho công cuộc nghiên cứu Hội An. Cùng với sự quan tâm đặc biệt đến địa hạt khảo cổ học và di sản kiến trúc đô thị, là nhiều lĩnh vực khác nữa, góp phần làm cho Hội An đến hôm nay là một tài nguyên lịch sử – văn hóa và kiến trúc được “thâm canh” nhất về phương diện nghiên cứu.

Có thể nói với khối lượng các công trình nghiên cứu về Hội An cho đến nay thì kết quả đạt được là Hội An là di sản đô thị đầu tiên ở Việt Nam được gọi đúng tên, được nghiên cứu từ nhiều phương diện, bởi nhiều lực lượng chuyên môn khác nhau, trên cơ sở phương pháp luận và bài bản kỹ thuật tương ứng. Di sản Hội An đang ngày càng được nhận thức toàn diện hơn, đầy đủ hơn so với tư cách là một phức hợp di sản lịch sử, văn hóa, nhân văn, kiến trúc đô thị.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn sẽ nghiên cứu cụ thể, chi tiết về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An theo một hướng mới đó là gắn với phát triển du lịch một cách bền vững, nhằm góp phần không chỉ bảo tồn giá trị của Di sản, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương - một trong những thế mạnh và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Hội An.


Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề bảo tồn di sản Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững. Trong đó bao gồm:

- Các đặc điểm của phố cổ Hội An nhằm phát triển du lịch bền vững: Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc. Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh mạng và văn hóa. Ngày 4 tháng 12 năm 1999, Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục Liên hiệp quốc UNESCO đã ghi tên Hội An vào danh mục các di sản Văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): là một sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế, và tiêu chí (v): là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nét hấp dẫn nhất của Hội An đối với khách du lịch khi đến đây là các kiến trúc đô thị cổ với các ngôi chùa, nhà cổ có niên đại xây dựng từ thế ký 17 đến thế kỷ 18. Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Trong đó, du khách có thể thăm quan rất nhiều nơi như: Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng... Đây là những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất tại Hội An và còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn. Những ngôi nhà cổ này đều có niên đại trên 150 năm đến 200 năm, với nội thất hoàn toàn bằng gỗ và các vật liệu truyền thống, được tạo tác bởi thợ nề, thợ mộc địa phương. Các di sản này vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, vừa ấm cúng, và thể hiện sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc bản địa với các nước trong khu vực. Có thể nói cho đến nay, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 6


- Các giải pháp bảo tồn hiệu quả di sản: Trên cơ sở phân tích về thực trạng bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn Di sản.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác bảo tồn di sản văn hóa của Phố cổ Hội An gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Phạm vi không gian: Luận văn sẽ nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn di sản văn hóa tại Phố cổ Hội An, là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Cụ thể phạm vi nghiên cứu Phố cổ Hội An theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025 thì Hội An có hơn 4.622 ha/6.171 ha được nghiên cứu lập quy hoạch với mục tiêu xây dựng đô thị cổ Hội An thành một đô thị sinh thái – văn hóa - du lịch.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu về vấn đề công tác bảo tồn di sản văn hóa của Phố cổ Hội An gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững từ năm 2009 đến nay. Năm 1999, Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO, vì thế nghiên cứu từ mốc 2009 với mục đích nhìn lại chặng đường 10 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phố cổ Hội An, đồng thời năm 2009 cũng là năm Cù Lao Chàm được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, điều này mở ra nhiều cơ hội, tiềm năng cho Hội An phát triển du lịch. Do đó luận văn đã chọn phạm vi nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Trong đó, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

(1) Phương pháp thu thập tài liệu:

- Thu thập thông tin thứ cấp: Để phục vụ cho nghiên cứu luận văn, người viết đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, trong đó bao gồm 2 loại:


+ Thứ nhất là thông tin thứ cấp bên trong: Luận văn đã thu thập các thông tin, số liệu từ các báo cáo của cơ quan quản lý về tình hình, thực trạng bảo tồn di sản văn hóa, và các báo cáo về tình hình phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng và có tính chính xác cao khi được cung cấp bởi các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

+ Thứ hai là thông tin thứ cấp bên ngoài: Luận văn sử dụng các tài liệu, thông tin, các kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả đi trước. Nguồn thông tin này được lấy từ sách, báo chí, các thông tin trên internet về các nội dung liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, vấn đề phát triển du lịch trên phương diện cơ sở lý luận cũng như trên thực tế phát triển ở một số địa phương và tại thành phố Hội An, trên cơ sở đó để tiến hành lập hệ thống tiêu chí, tiến hành phân tích, nghiên cứu nội dung của luận văn.

Các dữ liệu thứ cấp giúp cho luận văn xây dựng được kế hoạch, nội dung nghiên cứu, giúp luận văn xác định được hướng đi, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá, giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để tiến hành xác định nội dung thu thập về thông tin sơ cấp.

- Thu thập thông tin sơ cấp : Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Để thu thập thông tin sơ cấp, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể sau:

+ Phương pháp phỏng vấn điều tra: Để phục vụ nghiên cứu, luận văn đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến, đánh giá của các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu, người viết đã thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với người dân địa phương và khách du lịch đến Hội An vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Hội An gắn với các hoạt động phát triển du lịch.

Phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho đối tượng khảo sát. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên với kích thước mẫu phát ra là 160, trong đó 80 cho người dân địa phương, và 80 cho du khách.

Phiếu điều tra thu về được kiểm tra để loại bỏ những phiếu không hợp lệ trước khi xử lý, phân tích dữ liệu. Theo đó, mẫu được thu thập bằng phương pháp thu mẫu thuận tiện với 80mẫu hợp lệ/80mẫu phát đi cho người dân địa phương, 80mẫu hợp lệ/80 mẫu phát đi cho khách du lịch.


Bảng hỏi được thiết kể bằng tiếng Việt, và được thiết kế gồm 2 phần: Phần thứ nhất là giới thiệu chung về đối tượng được khảo sát, phần thứ hai là phần chính khảo sát ý kiến về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế với các câu hỏi trắc nghiệm, các đối tượng được khảo sát sẽ chọn các phương án đã được đưa ra.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu để thu thập các ý kiến, quan điểm đánh giá về công tác bảo tồn di sản văn hóa cũng như phát triển du lịch bền vững.

+ Phương pháp điều tra, quan sát, thực địa: Để có cái nhìn chính xác, người viết đã tiến hành điều tra thực địa, tiếp cận thực tế bằng đo đạc, quan sát, quay phim, chụp ảnh, vẽ ghi… phối hợp với các cơ quan quản lý trong khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó để đánh giá tiềm năng và hiện trạng di sản thế giới Hội An.

Các dữ liệu sơ cấp giúp nghiên cứu có được những thông tin, số liệu chính xác, đảm bảo tính cập nhật, giúp luận văn tìm hiểu đi sâu hơn vào đối tượng nghiên cứu.

(2) Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê: Những tài liệu thống kê của hoạt động bảo tồn sdi sản văn hóa và hoạt động du lịch liên quan như lượng khách tham quan, doanh thu...là những số liệu mang tính định lượng, trên cơ sở khai thác nguồn từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hội An và một số cơ quan hữu quan.

- Phương pháp phân tích một cách hệ thống nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên sản phảm du lịch di sản để hệ thống hóa và tổng hợp thành các vấn đề tiêu biểu, đặc trưng của du lịch di sản của vùng nghiên cứu. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho vùng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp: Phương pháp này định hướng cho người viết thấy được tính tương quan giữa các yếu tố, từ đó thấy được hiện trạng và sự ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác bảo tồn di sản văn hóa và hoạt động du lịch tại Phố cổ Hội An. Phương pháp này giúp thực hiện được mục tiêu dự báo, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học và hiệu quả cao.

- Phương pháp dự báo: Là phương pháp để đoán định các xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai (bao gồm định tính và định lượng), để có định hướng tổ chức kinh doanh du lịch di sản của tỉnh cho phù hợp trong tương lai.


- Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng: Văn hóa cũng như du lịch là vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng. Do đó trong quá trình nghiên cứu, người viết đã vận dụng kết hợp nghiên cứu các ngành, các lĩnh vực liên quan như văn hóa, du lịch, địa lý, lịch sử, kiến trúc, kinh tế… Đặc biệt du lịch là ngành mang tính chất liên vùng, do đó để đánh giá về vấn đề phát triển du lịch tại phố cổ Hội An, người viết đã đặt trong tổng thể mối quan hệ với các địa phương, các vùng khác.

Với cách tiếp cận toàn diện, liên ngành, liên vùng trong nghiên cứu, luận văn sẽ có cơ sở khoa học xác đáng trong đề xuất các định hướng và giải pháp khả thi cho phát triển du lịch bền vững tại di sản văn hóa Phố cổ Hội An.


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Nghiên cứu các giá trị đặc sắc của di sản phố cổ Hội An

3.1.1. Khái quát về thành phố Hội An

Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn. Trung tâm Thành phố có tọa độ địa lý 15053' vĩ Bắc, 108020' kinh Đông, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30 km và phía Nam cách thành phố/tỉnh lỵ Tam Kỳ chừng 50km. Hội An có phía Đông và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.

Địa hình - Địa mạo: Địa hình, địa mạo Hội An rất phong phú, đa dạng: vừa có đồng bằng được chia cắt bởi hệ thống sông lạch, cồn - bàu, đầm chằng chịt, vừa có biển, có hải đảo, lại vừa có núi, có rừng,...

Khí hậu: Hội An có hai mùa: Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau [52].

Chế độ thủy văn: Các nguồn sông này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa của cả xứ Quảng và Hội An. Đó là huyết mạch giao thông, là nguồn phù sa vô tận bồi đắp lên nhiều vùng đất trù phú với sản vật dồi dào. Nhờ vào vị trí này mà Hội An có điều kiện thông thương với các vùng của xứ Quảng.

Tài nguyên tự nhiên: Hội An có 7 km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài. Đặc biệt cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú. Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ [52].

Hành chính: Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, Hội An có diện tích 6.068km2, dân số 82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã gồm: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm) [11].

Khu di tích Phố cổ Hội An nằm ở phía Nam thị xã, bao gồm các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, một phần phố Phan Chu Trinh, Nguyễn Thị Minh Khai, cùng các phố


cắt dọc các phố nói trên như phố Trần Quí Cáp, Lê Lợi, phố Nhị Trưng và đường Bạch Đằng chạy ven sông Hội An.

Như vậy, khu vực Hội An nằm ở vị trí địa lý có lịch sử cấu thành địa hình - địa mạo, khí tượng - hải văn khá phong phú, đa dạng, độc đáo. Đặc điểm địa lý tự nhiên này đã có tác động chi phối mạnh mẽ và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hình thành và phát triển của các lớp, khối cộng đồng dân cư ở đây trong đời sống sinh hoạt kinh tế - văn hóa. Đặc biệt là với vai trò một cảng - thị quốc tế trong lịch sử.

3.1.2. Những giá trị đặc sắc của Phố cổ Hội An

3.1.2.1. Giá trị lịch sử:

Trước hết, về giá trị lịch sử, khu di sản Phố cổ Hội An là một bằng chứng lịch sử quan trọng chứng minh sự phát triển kinh tế thương nghiệp nói chung và ngoại thương nói riêng của nước ta những thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Từ một hội chợ, một hải cảng Hội An đã phát triển thành một đô thị - thương cảng. Sự ra đời và phát triển của Hội An là kết quả của sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước ta và giữa nước ta với nước ngoài.

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18. Ở thế kỷ XVII Hội An (Faifo) là một đô thị - thương cảng sầm uất và thịnh vượng. Bấy giờ Hội An không chỉ là thương cảng quan trọng của Việt Nam mà còn là một trung tâm buôn bán lớn của Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chủ yếu trong hành trình thương mại của các thương thuyền vùng Viễn Đông. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An. Thiền sư Trung Hoa Thích Đại Sán đến Hội An cũng vào thời gian ấy có ghi lại trong hải ngoại ký sự “Hội An là nơi bến tàu tập hợp hàng hóa ngoại quốc… Nhân dân trù mật, cá tôm rau quả tấp nập tới ngày” [26]. Dân phố Hội An ngoài việc buôn bán còn kinh doanh bằng cách cho thuê nhà làm cửa hiệu đại lý. Theo Pienec Poivre “Ở Hội An người ta có thể tìm thấy những đại lý cho thuê, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Đại lý lớn nhất giá thông thường là 100 đồng cho thời gian gió mùa” [26].

Trong suốt thế kỷ XVII, Hội An phát triển mạnh, phố phường sầm uất, nhà cửa san sát, tàu bè ra vào tấp nập. Nhờ ở vào vị trí địa lý thuận lợi nên hàng hoá từ bốn phương trong nước tụ về Thương cảng Hội An. Thương thuyền Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, Philippin, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp đã đến Hội An buôn bán và đó là một trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023