Đầu Tư Cho Công Tác Bảo Tồn Di Sản Phố Cổ Hội An


Kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, chính quyền thành phố Hội An đã có nhiều chính sách, chủ trương phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị của di sản thế giới Hội An. Đặc biệt, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thị xã (Thành phố) lần thứ XV đã xác định là Dịch vụ – Du lịch – Thương mại, Công nghiệp – TTCN – Xây dựng, Ngư – Nông nghiệp. Trong đó lĩnh vực Dịch vụ – Du lịch – Thương mại giữ vai trò chủ đạo, là ngành kinh tế trọng yếu, quyết định sự phát triển của Thành phố [55]. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản khu phố cổ luôn mang ý nghĩa quyết định, có tính sống còn đối với cộng đồng cư dân địa phương. Với định hướng xây dựng “Hội An - thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch”, những năm qua chính quyền và nhân dân thành phố đã chú trọng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu phố cổ để tạo nền tảng, đòn bẩy cho việc phát triển thành phố một cách toàn diện và bền vững thông qua việc xây dựng và thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có giá trị. Nghĩa là: vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trường sinh thái - nhân văn, đồng thời phải giữ gìn môi trường xã hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; Vừa đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân đương đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ, phát triển kinh tế du lịch, cải thiện, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân, vừa bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa của địa phương, dân tộc; Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của nó thông qua du lịch - dịch vụ; Xem văn hóa là động lực, mục tiêu” cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngược lại phát triển du lịch phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, hơn nữa phải nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, môi trường sinh thái.

Đối với Phố cổ Hội An, thực tế cho thấy sức hấp dẫn của phố cổ Hội An có được hôm nay là nhờ vào chủ trương, chiến lược phát triển du lịch nhất quán mà chính quyền thành phố đã đặt ra: Phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn di sản và tài nguyên văn hóa môi trường của địa phương; Du lịch di sản cần hướng tới sự thu hút từ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng và cuối cùng là phát triển Hội An thành một điểm đến chất lượng cao, bền vững. Những năm qua chính quyền và nhân dân thành


phố đã chú trọng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu phố cổ để tạo nền tảng, đòn bẩy cho việc phát triển thành phố một cách toàn diện và bền vững thông qua việc xây dựng và thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có giá trị. Đồng thời chủ trương của thành phố Hội An đối với khu Phố cổ Hội An trong những năm tiếp theo là lấy khu phố cổ làm trung tâm của khu vực đô thị. Khu vực này cần bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ưu các giá trị của khu phố cổ, xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển KTXH thành phố [51].

Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm đến việc phổ biến các quy định, pháp luật, chủ trương của Nhà nước đối với việc bảo tồn các giá trị của Di sản gắn với phát triển du lịch, đồng thời phát triển, xây dựng các hoạt động tại khu phố cổ Hội An dựa trên hệ thống văn bản pháp lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Mặc dù chính quyền thành phố Hội An đã có nhiều chính sách, chủ trương nhằm phát triển hiệu quả và bền vững di sản thế giới phố cổ Hội An, cũng như đã phổ biến các quy định, quy chế Nhà nước về bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch, tuy nhiên thực tế các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản thế còn thiếu, chưa đồng bộ.

3.2.2. Công tác đầu tư phát triển nguồn lực

3.2.2.1. Công tác đầu tư quy hoạch

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả trong phát triển du lịch cũng như bảo tồn di sản thế giới Hội An như ngày nay là do chính quyền địa phương đã quan tâm và chú trọng đến công tác quy hoạch khu phố cổ Hội An. “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025” đã được phê duyệt tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2016 – 2020, với tổng mức đầu tư không quá 75 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 60% và ngân sách thành phố Hội An (nguồn thu phí tham quan du lịch phố cổ) là 40% [9].

Hội An đã khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ có diện tích 1,6km2 gồm 3 vùng I, IIA và IIB. Trong đó: Vùng I là vùng bảo vệ đặc biệt, vùng được xác định yếu tố cấu thành di tích, cấu thành đô thị cổ phải được bảo vệ nguyên trạng, với diện tích 0,30 km2; Vùng


IIA là vùng chỉ được xây dựng các công trình nhằm tôn tạo di tích và danh thắng; Vùng IIB là vùng bảo vệ cảnh quan; Vùng đệm - vành đai xanh.

Trong 5 nội dung đầu tư bảo tồn có quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản. Một “Vành đai xanh” cho phố cổ được thiết lập nhằm giảm tải lên vùng hạt nhân đô thị cổ, tạo cơ sở để ngăn chặn sự hiện đại hóa kiến trúc đô thị thiếu định hướng và phục vụ trực tiếp việc phát huy các giá trị di sản văn hóa”. Theo đó, “vành đai xanh” tự nhiên phía Nam khu phố cổ chính là sinh thái hạ lưu sông Thu Bồn, vùng Cẩm Thanh và các cồn, gò gần khu vực Cửa Đại. Phía Đông là sông Đò, phía Bắc là sông Cổ Cò. Riêng vòng cung vành đai xanh phía Bắc đô thị cổ Hội An được quy hoạch bao gồm cánh đồng Cẩm Châu, làng ra Trà Quế, làng hoa và cộng đồng dân cư làm nông nghiệp. Bên cạnh đó còn gồm hệ thống các công viên văn hóa và một phần diện tích các phường Thanh Hà, Tân An, Cẩm Phô, Sơn Phong và Cẩm Châu khoảng 940ha. Nội dung quy hoạch đầu tư bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn không gian kiến trúc - quy hoạch đô thị cổ; Bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; Tu bổ, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ các di tích, di chỉ vùng ven; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; Bảo tồn, phát huy các giá trị khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An [46].

Với quy hoạch này thì định hướng xây dựng đô thị và phát triển không gian đô thị về phía Bắc và Đông Bắc tại khu vực cánh đồng Cẩm Châu. Để thực hiện được theo quy hoạch thì thành phố phải tiến hành chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp thành đất dân dụng, nhưng thực tế diện tích chuyển đổi quá cáo, theo đó, đất dân dụng chiếm trên 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này là không phù hợp với quy mô dân số 140 nghìn người. Diện tích đất trồng lúa còn lại dành cho việc trồng hoa cũng chưa phù hợp vì điều kiện thổ nhưỡng ở đây không thích hợp cho việc trồng hoa, cây cảnh. Do đó thành phố đã tiến hành đề án về “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hội An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Điều chỉnh quy hoạch chung lần này hướng đến không gian xanh, phát triển không gian đô thị theo hướng thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Quy hoạch chung với tâm điểm là bảo tồn và phát huy mối quan hệ giữa vật thể và phi vật thể. Trọng tâm vẫn là hạt nhân lịch sử với khu phố cổ và khu vực lân cận trong vòng bán kính 1km. Điểm nhấn của khu vực này là bảo tồn nguyên trạng các công trình, kiến trúc cổ, chỉ bổ sung các công trình công cộng như công viên,


quảng trường… Thứ hai, quy hoạch nên hướng đến hành lang xanh, là vành đai chuyển tiếp bao bọc khu trung tâm phố cổ, tăng cường yếu tố tự nhiên để giảm thiểu tác động đến môi trường. Khu vực phát triển thứ ba, là khu vực bên ngoài của hành lang xanh. Là các khu đô thị mới như các trung tâm vệ tinh để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho sự phát triển và bảo tồn di sản. Tiếp đến là khu vực phát triển dự trữ dọc ranh giới phía Tây thành phố. Khu vực này nhằm giữ những nét đặc trưng riêng, giải quyết các vấn đề của đô thị, giảm áp lực cho phố cổ và đấu nối hạ tầng với các địa phương lân cận. Cuối cùng là hành lang kết nối với khu du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. Như vậy, điều chỉnh chung quy hoạch thành phố Hội An là phát triển đô thị về khu vực phía Tây và Tây Bắc thuộc địa bàn các phường Cẩm An, Cửa Đại, Thanh Hà và một phần bờ Nam của sông Thu Bồn, tạo thành các phân khu đô thị đặc thù.

Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cụ thể là: Hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 theo định hướng “sinh thái -văn hoá - du lịch” - phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. Xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại 2, vừa bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ - Di sản văn hoá thế giới, vừa chỉnh trang mở rộng liên hoàn các khu đô thị sinh thái mới, các đô thị biển, các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê. Tiếp tục tạo bước đột phá về về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI, đến nay, hạ tầng đô thị tại Hội An đã được đầu tư tương đối đồng bộ; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến; vai trò của 5 tiểu vùng kinh tế xã hội thể hiện khá rõ.

Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc, cảnh quan, quản lý di tích được đặc biệt chú trọng thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chế cụ thể. Việc quản lý kiến trúc xây dựng, cảnh quan khu vực ngày càng được chú trọng; nhiều di tích lịch sử-văn hóa khu phố cổ cổ được tôn tạo, quản lý tốt. Quy mô, cấu trúc không gian và mỹ quan đô thị của Hội An được giữ gìn, tôn tạo và phát triển, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

3.2.2.2. Đầu tư cho công tác bảo tồn di sản phố cổ Hội An


Bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng đến xây dựng thành công Hội An thành phố Sinh thái - Văn hoá - Du lịch. Trong những năm qua với sự nổ lực chung của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, công tác bảo tồn di sản Phố cổ Hội An đã được đầu tư, quan tâm và đạt được những kết quả nhất định.

Từ năm 1999 trong tình trạng Khu phố cổ xuống cấp với nhiều ngôi nhà không biết sụp đổ vào lúc nào, đến nay bằng các nguồn kinh phí từ Trung ương, Tỉnh, địa phương và tài trợ nước ngoài, chúng ta đã tiến hành tu bổ cho gần 200 lượt di tích nhà nước với kinh phí gần 80 tỷ đồng, bình quân mỗi năm kinh phí Nhà nước dành cho tu bổ di tích gần 7 tỷ, Nhà nước cũng đã hỗ trợ tu bổ hơn 130 di tích tư nhân, tập thể với kinh phí hơn 7,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các chủ di tích đã tự bỏ kinh phí tu bổ, sửa chữa cho mỗi năm hơn 200 trường hợp với lượng kinh phí rất lớn chưa thể tính được. Cơ sở hạ tầng Khu phố cổ được đầu tư với dự án từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Chính phủ gần 21 tỉ đồng bao gồm các hạng mục công trình như: ngầm hóa hệ thống điện, điện thoại, cáp truyền hình, cấp thoát nước, chữa cháy, nâng cấp vĩa hè và lòng đường...; Dự án đầu tư tu bổ tôn tạo Chùa Cầu 10 tỉ; Tu bổ, tôn tạo chợ Hội An hơn 20 tỉ; khơi thông dòng sông An Hội, thiết lập khu quảng trường Sông Hoài và đã triển khai được một số đoạn/ tuyến kè dọc bờ sông... Các dự án đã đem lại một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng cho Hội An phục vụ tốt công tác phát triển du lịch từ khu di sản này [58].

Thành phố đã bố trí khoảng 85% tiền thu được từ vé tham quan để đầu tư cho việc trùng tu các di tích, chi trả cho các chủ di tích tập thể và tư nhân duy tu, bảo dưỡng, tổ chức phục vụ khách đến tham quan. Kinh phí từ vé tham quan dành cho việc trùng tu là rất quan trọng nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ và hoàn toàn không thể đáp ứng việc thường xuyên trùng tu, tôn tạo do còn rất nhiều di tích đang xuống cấp trầm trọng nếu không có sự hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh, của các tổ chức quốc tế và của người dân đang sống trong Khu di sản. Đặc biệt, việc thực hiện dự án “Đầu tư tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong Khu phố cổ” từ năm 2005 đến nay cho gần 100 di tích - nhà ở từ nguồn vốn ngân sách 40% của tỉnh, 60% của thành phố [16], cùng với nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, và tham gia đóng góp của các chủ nhà ở, di tích, quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An đã vượt qua được giai đoạn nguy cơ khẩn cấp về sự sụp đổ, mất di tích và liên quan đến tính mạng con người.


Ngoài ra hàng năm UNESCO tài trợ cho chính quyền phố Hội An một triệu mỹ kim để tu sử a và bảo trì [28].

Nói đến bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch ở Hội An, chúng ta không thể

không nói đến thành quả to lớn trong việc nghiên cứu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Một trong những nội dung nhằm để bảo tồn các giá trị của di sản Hội An đó là chính quyền địa phương đã tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu cứu khoa học, tuyên truyền, phát huy giá trị Di sản. Đến nay đã triển khai 10 cuộc khai quật khảo cổ học; Thực hiện 04 đề tài nghiên cứu Quốc tế, 06 đề tài cấp ngành, 03 đề tài cấp Tỉnh, 15 đề tài cấp cơ sở; Lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh cho cho 30 di tích và hồ sơ lưu trữ cho hàng ngàn hiện vật bảo tàng; Biên soạn, xuất bản hơn 30 đầu sách về lịch sử, khảo cổ, về văn hóa ẩm thực, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghề truyền thống; hàng chục đơn vị băng, đĩa phim, nhạc... [47]. Kết quả nghiên cứu không chỉ là cơ sở khoa học cho việc đề nghị được công nhận những danh hiệu của UNESCO mà còn giúp nâng cao nhận thức, tự hào, sự hiểu biết của nhân dân địa phương về Di sản và thông qua hiểu biết, khoa học để có cơ sở bảo tồn, phục hồi, phát huy tốt di sản, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính chân xác. Việc hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn Di sản, giao lưu học tập, hội thảo khoa học.. được đẩy mạnh vừa nâng cao vị thế của Di sản Văn hóa Hội An, năng lực chuyên môn cho cán bộ trẻ vừa tranh thủ được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

Nhờ đó, quần thể kiến trúc Đô thị cổ nói riêng, Di sản Văn hóa Hội An nói chung được quản lý, bảo tồn và phát huy ngày một tốt hơn, có hiệu quả hơn, được UNESCO và các tổ chức quốc tế đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng kiệt xuất về dự án hợp tác bảo tồn Di sản năm 2000, giải thưởng về khôi phục nghề mộc Kim Bồng năm 2001, giải thưởng xuất sắc các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu. Hay cùng với Hà Nội, Hội An được tạp chí Địa lý Du lịch toàn cầu National Geographic bình chọn là một trong một trăm điểm đến có giá trị lịch sử của thế giới vào năm 2008. Và hàng năm luôn được các tổ chức quốc tế và khu vực bầu chọn trong top đầu của những điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được thì vấn đề bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo bản Hướng dẫn


thực hiện Công ước Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc thì Di sản văn hóa đứng trước mối đe dọa cụ thể và chắc chắn sẽ xảy ra, chẳng hạn sẽ bao gồm các dấu hiệu sau: Sự xuống cấp nghiêm trọng của vật liệu; Sự xuống cấp nghiêm trọng của cấu trúc và/hoặc các đặc điểm trang trí; Sự xuống cấp nghiêm trọng về cấu trúc quy hoạch thành phố hay kiến trúc; Sự xuống cấp nghiêm trọng về không gian đô thị hoặc nông thôn, hay môi trường thiên nhiên; Mất mát lớn về tính xác thực lịch sử; Mất mát quan trọng về ý nghĩa văn hoá. Chiếu theo những tiêu chí của Công ước Di sản Thế giới đưa ra thì có thể thấy Di sản Thế giới Phố cổ Hội An cũng đang đứng trước các mối đe dọa đến Di sản. Hiện nay, Hội An có nhiều di tích trong khu đô thị cổ Hội An cũng đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có di tích Chùa Cầu. Các di tích khác cũng có nhiều biến động xấu, như: tình trạng cải tạo, cơi nới; xu hướng xây kiến trúc mới của người dân… . Các di sản kiến trúc Hội An phần lớn tập trung trong khu phố cổ (hơn 1000 di tích, trong đó chiếm hơn 82% là thuộc sở hữu tư nhân) có niên đại khởi dựng từ trước thế kỷ 19 và hầu hết các cấu kiện chịu lực chính chủ yếu là gỗ, mái lợp ngói âm dương đất nung theo thời gian, tuổi thọ của vật liệu đã “tới hạn” [33]. Bên cạnh đó, do tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của khu vực như nắng nóng, mưa nhiều, nhất là lũ lụt thường xuyên hằng năm nên các di tích hiện đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản, số lượng di tích cần chống đỡ hằng năm trước mùa mưa bão lên đến hàng trăm, trong đó hàng chục di tích (thường là nhà ở trong khu phố cổ) được khuyến cáo, thậm chí yêu cầu người dân phải di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn trong thời gian có bão để tránh nguy cơ bị sụp đổ.

Khó khăn đang đặt ra đối với Hội An là nhiều di tích, trong đó có các nhà cổ đang đứng trước nguy cơ bị sập đổ cần phải được trùng tu khẩn cấp. Nguồn kinh phí để trùng tu, bảo tồn di sản, di tích là rất lớn, trong khi đó ngân sách của thành phố, của tỉnh và trung ương là rất hạn hẹp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền Hội An cố gắng tập trung mọi nguồn lực tài chính, kêu gọi sự đầu tư trong và ngoài nước để có nguồn kinh phí hỗ trợ người dân trong công tác tu bổ các di tích (người dân, tổ chức là sở hữu các di tích khi triển khai tu bổ các di tích được nhà nước hỗ trợ từ 40 -75% kinh phí tùy thuộc vào giá trị kiến trúc của di tích đó). Tuy


nhiên, kinh phí từ nhiều nguồn dù sẵn có, thì công tác tổ chức tu bổ chưa chắc đã được thực hiện. Vấn đề về quyền sở hữu, quyền sử dụng cũng đã gây không ít khó khăn cho chính quyền và cả người dân hiện đang sống tại di tích cần tu bổ.

Vật liệu truyền thống phục vụ cho công tác công tác tu bổ cũng là khó khăn không thể không kể đến. Kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ thợ thi công tu bổ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý trùng tu vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức, hiểu biết về giá trị di tích chưa đủ cũng là tác nhân gây trở ngại, khó khăn cho công tác tu bổ, thậm chí làm sai lệch giá trị di tích sau khi tu bổ.

Bảng 3.3. Đánh giá của người dân địa phương về hiện trạng ngôi nhà đang ở

tại Phố cổ Hội An


Hiện trạng

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Nhà rất cũ và xuống cấp trầm trọng

8

10

Nhà bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp

27

33.75

Ngôi nhà vẫn kiên cố, chắc chắn

31

38.75

Nhà được sửa chữa, xây sửa khang trang

14

17.5

Tổng

80

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 8


Qua khảo sát người dân địa phương về tình trạng nhà ở hiện tại ở Phố cổ Hội An thì có 8 người (10%) cho biết nhà rất cũ và xuống cấp trầm trọng, 27 người (33.75%) cho biết ngôi nhà đang bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, 31 người (38.75%) cho biết nhà vẫn kiên cố, chắc chắn, và có 14 người (17.5%) cho biết nhà đã sửa chữa xây sửa khang trang. Đồng thời khi hỏi về cảm nhận của người dân khi sống trong ngôi nhà tại Phố cổ

Hội An thì chỉ có 12 người (15%) cảm thất rất thoải mái, yên tâm; 25 người (31.25%) thấy khá thoải máu, yên tâm, có 16 người (20%) thấy bình thường, và vẫn còn đến 19 người (23.75%) thấy hơi khó chịu lo lắng, đặc biệt có 8 người (10%) cảm thấy rất khó chịu và lo lắng đối với ngôi nhà mình đang sống.

Áp lực về phát triển du lịch cũng tác động trực tiếp đến công tác bảo tồn di tích. Du lịch phát triển mạnh đem lại nguồn thu đáng kể cho nguồn ngân sách địa phương, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, lượng khách đến tham quan Hội An nhiều và tập trung hầu hết tại khu phố cổ (với diện tích chỉ hơn 0,6 km--2) cộng với người dân bản địa dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng quá tải. Các loại hình kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch phát triển mạnh, kéo theo diện tích dành cho kinh doanh tăng lên. Cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023