Đánh Giá Về Giá Trị Của Di Sản Phố Cổ Hội An


tâm giao lưu kinh tế rộng lớn, một Đô thị- Thương cảng có tầm cỡ quốc tế. Sự phồn thịnh của thương cảng Hội An còn kéo dài sang thế kỷ XVIII. Nhưng đến cuối thế kỷ XVIII tình hình chính trị - xã hội ở Đàng Trong không được ổn định. Mặc dù không còn đóng vai trò quan trọng như trước, Hội An vẫn là một hải cảng trọng yếu của Trung Kỳ.

Trong thế kỷ XIX, Hội An không chỉ được phục hồi mà còn phát triển rộng về qui mô. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà các điều kiện tự nhiên của thương cảng Hội An thay đổi dòng chảy, những đoạn sông lạch nước sâu trước đây dần bị bồi lấp, cạn đi thành các khu đất mới, ý nghĩa kinh tế của Hội An theo đó cũng giảm dần. Thêm vào đó là sự phát triển và bành trướng của hệ thống giao thông đường bộ, quốc lộ I, con đường giao thông bộ chính không chạy qua Hội An, Hội An bị biệt lập. Thay vào đó, Đà Nẵng nổi lên thành một trung tâm thương mại mới. Hơn nữa, trước âm mưu xâm chiếm của chủ nghĩa tư bản Pháp tập đoàn Vua quan Nguyễn lại thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” vì vậy không chỉ Hội An và nhiều đô thị khác bị suy yếu mà cả hoạt động ngoại thương của đất nước cũng đình trệ. Trong suốt 117 năm kháng chiến chống ngoại xâm (1858 – 1975), hàng nghìn người dân Hội An đã ngã xuống cho độc lập và thống nhất đất nước. Vào ngày 22/8/1998, Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân”.

3.1.2.2. Giá trị kiến trúc - cảnh quan:

Trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc đã có nhiều loại hình di tích kiến trúc cổ. Nếu các di sản văn hóa khác được biết tới với những giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể đơn lẻ, thì phố cổ Hội An là sự kết tinh hoàn hảo, xây dựng lên một bảo tàng sống về kiến trúc cũng như lối sống đô thị lâu đời. Ở một vài nơi khác có thể còn tồn tại một vài kiến trúc dân dụng có niên đại sớm, nhưng đó chỉ là những di tích đơn lẻ, riêng biệt, không còn cho thấy các qui mô của một đô thị mà nó là một đơn vị. ở Hội An các di tích không chỉ nguyên vẹn hơn mà tập hợp quần tự với nhau thành một tổng thể. Và mặc dù diện tích của khu phố cổ không lớn nhưng nó vẫn tạo nên một không gian đô thị rất đặc trưng, hoàn chỉnh. Hơn thế khác với các di tích khác, đều đã được thuộc loại di tích chết (hiện các di tích ấy không còn mang công dụng ý nghĩa ban đầu) khu di tích đô thị cổ ở thị xã Hội An là một di tích sống. Là đô thị cổ, khu cư trú dân cư tập trung trong lịch sử, đến nay, Hội An vẫn tiếp tục được sử dụng dưới chức năng ấy.


Hội An chính là một mô hình cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Hệ thống các di tích với mức độ tập trung khá dày đặc mà hiếm có nơi nào sánh được. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc cổ ở Hội An hầu hết được làm lại mới từ đầu thế kỷ 19, mặc dù năm khởi dựng có thể xưa hơn nhiều. Kiến trúc cổ thể hiện rõ nhất ở khu phố cổ. Nằm trọn trong địa bàn của phường Minh An, Khu phố cổ có diện tích khoảng 2km², tập trung phần lớn các di tích nổi tiếng ở Hội An. Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ. Địa hình khu phố cổ có dạng nghiêng dần từ bắc xuống nam. Các công trình kiến trúc trong khu phố cổ được xây dựng hầu hết bằng vật liệu truyền thống: gạch, gỗ và không có nhà quá hai tầng. Dấu vết thời gian không chỉ ở kiểu dáng kiến trúc của mỗi công trình mà có ở mọi nơi: trên những mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong và cây cỏ; những mảng tường xám mốc, xưa cũ; những bức chạm khắc về một con vật lạ hay diễn tả một câu chuyện cổ... Nơi đây đã thu hút được các nghệ nhân tài hoa về nghề mộc, nề, gốm sứ của người Hoa, người Nhật, người Việt, người Chăm... cho nên mỗi công trình để lại hôm nay còn in dấu ấn văn hoá khá đa dạng, phong phú của nhiều dân tộc.

Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An. Theo số liệu điều tra của Trung tâm bảo tồn di tích Hội An trên địa bàn Hội An hiện có 1352 di tích, trong đó có 1268 di tích kiến trúc nghệ thuật, rong đó chỉ riêng ở khu vực I của Khu phố cổ được xem là “vùng lõi” chỉ rộng 4km2 nhưng có đến 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ) [25]. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm


tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An. Kiến trúc phố cổ có sự kết hợp hài hoà giữa không gian, bố cục kiến trúc và sự đan quyện giữa các phong cách kiến trúc Việt

– Hoa – Nhật – Phương Tây.

“Vẻ đẹp không trùng lặp” của phố cổ Hội An độc đáo ở chỗ dung hòa những cái điển hình trong sự đa thể, chứa đựng trong sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, đồng thời còn được tô điểm ở sự kết dính hoàn hảo từng di tích với nhau. Trong quần thể kiến trúc nghệ thuật của Phố cổ Hội An thì nhà ở là loại hình di tích có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ chiếm hầu như tuyệt đại đa số mà còn tạo tác nên diện mạo và cốt cách của Phố cổ Hội An. Từ bao đời nay người dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An. Do vậy, phố cổ Hội An không chỉ là bản thân vẻ đẹp của kiến trúc cổ, mà cái chính là “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, nếp sinh hoạt, việc làm ăn, cách ứng xử của người Hội An. Với tư cách là di sản kiến trúc xét về quy mô, thì Hội An khó sánh với cố đô Huế, về niên đại thì cũng không cổ bằng Mỹ Sơn, Ăng Co Thơm, Ăng Co Vát; về cảnh quan thiên nhiên cũng khó đọ với Hạ Long, Cát Bà… Nhưng Hội An có sức hấp dẫn riêng bởi chính giá trị của một “bảo tàng sống”.

Lịch sử, địa lý, phong thủy và phong hóa đã hình thành cho những thế hệ con người Hội An một bản lĩnh riêng, một tính cách riêng. Trải qua bao bể dâu, những ngôi nhà cổ, đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc, cầu, giếng… vẫn được bảo tồn hầu như nguyên vẹn, cả về kiến trúc lẫn hồn cốt bên trong. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đô thị - Thương cảng Hội An với hạt nhân Phố cổ là di tích lịch sử, là di sản văn hóa vô giá thuộc loại quý hiếm trên thế giới đã được Chính phủ CHXHCN Việt Nam công nhận và xếp hạng di tích Quốc gia (năm 1985), được dư luận trong nước và thế giới trân trọng đánh giá cao. Năm 1985, Hội thảo Khoa học Quốc gia và năm 1990, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Đô thị cổ Hội An đã được tổ chức ở ngay tại Hội An, tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Năm 1995, Hội Bảo trợ Di sản Văn hoá - Kiến trúc Hội An được thành lập nhằm vận động những cá nhân và tổ chức trợ giúp cho công việc bảo tồn, tôn tạo khu di tích Phố cổ Hội An. Đặc biệt, ngày 01-12-1999, UNESCO công nhận Khu


Phố cổ Hội An là Di sản Văn hoá Thế giới đã là khẳng định vị trí và sự góp mặt của Di sản Văn hoá Hội An trong kho tàng Di sản Văn hoá nhân loại.

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An: Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An; Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú, Hội An); Nhà cổ Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học, Hội An); Nhà cổ Phùng Hưng (04 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An); Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú, Hội An); Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu, Hội An); Hội quán Quảng Đông (17 Trần Phú, Hội An); Hội quán Ngũ Bang (64 Trần Phú, Hội An); Chùa Ông (24 Trần Phú, Hội An); Quan âm Phật tự Minh Hương (07 Nguyễn Huệ, Hội An); Nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An).

3.1.2.3. Giá trị văn hoá lễ hội

Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi kết tinh nền văn hóa giàu truyền thống dân tộc. Trong đó nổi bật nhất là phố cổ Hội An-nơi hàm chứa cơ tầng văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt, Hội An vẫn được con người giữ gìn, bảo tồn khá nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm - Việt - Hoa - Nhật - Ấn và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán- tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Vào những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ


niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An, lễ hội từ lâu đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng. Trải qua nhiều thời kỳ tiến triển, sàng lọc, tích hợp, sinh hoạt lễ hội đã trở thành truyền thống của cư dân Hội An. Truyền thống tốt đẹp này không hề gián đoạn trong tâm thức cộng đồng qua nhiều giai đoạn lịch sử. Lễ hội ở Hội An diễn ra quanh năm, bắt đầu từ lễ hội chuyển mùa - Tết Nguyên Đán. Đây là lễ hội mang tính đặc thù của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là “thời điểm mạnh” của sinh hoạt cộng đồng. Sau Tết Nguyên Đán, lễ hội diễn ra quanh năm ở các di tích thờ tự tín ngưỡng - tôn giáo như lễ hội Nguyên Tiêu của cộng đồng người Hoa ở các hội quán, cúng giỗ Tiền hiền và sinh hoạt vui chơi của đồng hương các bang; lễ cúng cầu bông, giỗ tổ nghề Mộc, giỗ tổ nghề Gốm, lễ cúng kỳ yên (cầu an) ở các đình làng, miếu xóm; ở các chùa lớn có lễ thiên quan tích phúc cầu trời ban phước lành; lễ tống Long Chu đầu năm.

Trong sinh hoạt lễ hội cổ truyền ở Hội An, phần lớn các lễ hội đều in đậm màu sắc phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, hoa mầu và cư dân làm nghề cá ở sông, biển. Các lễ hội loại này thường liên quan đến “nước” vì thế các nhà nghiên cứu đã gọi là “Lễ hội nước”: Lễ tang cá Ông, lễ hội cầu mưa, lễ kỳ yên, lễ tống Long Chu, lễ cúng Thần Nông, lễ Cầu Bông…Cả đến các lễ hội tôn giáo như bộ ba lễ hội Tam Nguyên của đạo Phật: Thượng Nguyên (Nguyên Tiêu), Trung Nguyên ( lễ Vu Lan), Hạ Nguyên (Thuỷ quan giải ách). Các lễ hội có tính chất ngoại sinh như Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Vía Quan Công, Vía Bắc Đế Trấn Vũ…cũng chịu sự chi phối của ước vọng “nhân khang, vật thịnh”, “buôn mau bán được”, “tài lộc dồi dào”, “của cải như non, bạc tiền như nước”…Như vậy có thể khẳng định lễ hội ở Hội An đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian giai đoạn tiền nông nghiệp và nông nghiệp, văn hóa của cộng đồng cư dân Hội An có sự đan xen, hòa quyện giữa các yếu tố Việt – Hoa, Hoa – Việt, Chăm – Việt... Các yếu tố phát sinh qua tiếp biến, giao hòa đều có xu hướng “dân gian hóa” mạnh mẽ và ngược lại các yếu tố ngoại sinh cũng phải “dung hợp, tích hợp” với xu hướng này để tồn tại và diễn biến trong không gian và thời gian. Qua khảo sát thống kê, hàng năm trên địa bàn Hội An có hơn 100 lễ hội gồm 80 lễ hội cổ truyền và 20 lễ hội đương đại.


Con người Hội An với những đặc trưng về tính cách, lối sống, phong cách ứng xử… vừa bình dị, vừa sâu sắc mang nặng yếu tố truyền thống của người Việt vốn có cội nguồn từ văn hóa lúa nước, văn minh xóm làng phương Bắc. Đồng thời qua giao lưu, tiếp xúc, cư dân Hội An cũng thể hiện sắc thái, cốt cách của riêng mình. “Hội An – Đó là một sự hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng” [53]. Nếu quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, thì người dân Hội An bao đời nay vẫn được xem là những con người “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.

3.1.2.4. Giá trị của làng nghề truyền thống

Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô...

Trong các thế kỷ trước, với vai trò là một đô thị - thương cảng có lịch sử lâu đời và là nơi tụ cư, hợp cư của nhiều thành phần cư dân liên tục trong nhiều thời kỳ, nhiều thế kỷ nên tại thương cảng Hội An, cùng với việc phát triển về hoạt động thương nghiệp - ngoại thương là sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các ngành nghề, làng nghề thủ công. Sự ra đời của các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hội An là kết quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp cư dân ở đô thị

- thương cảng Hội An cũng như của thương khách nước ngoài. Có thể nói việc phát triển của các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hội An và các vùng ven Hội An là biểu hiện sinh động của quá trình phát triển kinh tế thương nghiệp - ngoại thương, của quá trình đô thị hóa mà cụ thể là sự tách ra mạnh mẽ khỏi nông nghiệp của các ngành nghề truyền thống, của các hoạt động dịch vụ.

Các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An phát triển đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều nhóm nghề khác nhau, trong đó nổi bật là các nhóm nghề truyền thống liên quan đến hoạt động buôn bán, dịch vụ.

Sự phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An là sự tiếp nối truyền thống ngành nghề từ các vùng châu thổ Bắc bộ, Bắc Trung bộ trong điều kiện cư


trú, sinh thái - nhân văn mới có sự tiếp thu, hoà nhập với truyền thống ngành nghề của cư dân bản địa là người Chăm, với cư dân các nước đã đến cư trú , buôn bán ở Hội An, đặc biệt là cư dân Trung Hoa và Nhật Bản. Một thực tế cho thấy nhiều làng nghề truyền thống ở Hội An gắn sự phát triển lịch sử của mình với các tộc họ tiền hiền có nguồn gốc từ các vùng Thanh Nghệ như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế v.v...

3.1.2.5. Giá trị ẩm thực

Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hoá của người Hội An còn được biểu hiện ở các món ăn truyền thống như cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... Vào khoảng thế kỷ thứ XVI, Hội An trở thành thương cảng lớn nhất xứ Đàng Trong với sự giao lưu của rất nhiều thương thuyền quốc tế. Chính sự giao thương ấy đã tạo ra cho thành phố những mảng màu văn hóa đặc sắc; đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn và nổi tiếng; được nhiều lần vinh danh bởi nhiều tạp chí, trang mạng có uy tín trên thế giới như một trong mười điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á trong đó các món ăn truyền thống của Hội An xếp thứ sáu trên trang mạng Trip Advisor; sản phẩm “học nấu ăn ở Hội An” lọt vào top 10 trải nghiệm du lịch đặc biệt trên thế giới do sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet bình chọn. Một số món ăn đặc trưng của Hội An:

- Cao lầu: Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố cổ Hội An.

- Mì Quảng: Mì Quảng là một món ăn bắt nguồn từ Hội An, đây là món ăn mang hương vị đặc trưng của đất Quảng.

- Cơm gà Hội An: Là một món ăn hấp dẫn mà du khách khi đến Hội An đều muốn được thưởng thức một lần. Nổi tiếng nhất tại Hội An vẫn là cơm gà Bà Buội, hãy đến Hội An để cảm nhận hương vị của món ăn này nhé.

3.1.3. Đánh giá về giá trị của di sản phố cổ Hội An

Qua khảo sát người dân địa phương về giá trị của di sản Phố cổ Hội An thu được kết quả như sau: 49 người được khảo sát (61.25%) đánh giá Phố cổ Hội An rất giá trị, 28 người (35%) cho rằng tương đối giá trị, chỉ có 3 người (3.75%) cho rằng bình thường, còn không có ai cho rằng Phố cổ Hội An không có giá trị lắm hoặc không có giá trị.


Bảng 3.1. Đánh giá của người dân địa phương về giá trị của di sản phố cổ Hội An


Đánh giá

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Rất giá trị

49

61.25

Tương đối giá trị

28

35.0

Bình thường

3

3.75

Không có giá trị lắm

0

0.0

Không có giá trị

0

0.0

Tổng

80

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 7


Đối với khách du lịch, khi được hỏi về những ấn tượng đối với Di sản thế giới Phố cổ Hội An thì kết quả cho thấy Hội An đã để lại rất nhiều ấn tượng với du khách về các giá trị lịch sử, văn hoá, cảnh quan kiến trúc, về ẩm thực, chất lượng dịch vị, sản phẩm lưu niệm và cả sự thân thiện của người dân. Trong đó đối với du khách điều ấn tượng nhất ở Phố cổ Hội An đó là giá trị về cảnh quan - kiến trúc (78.75%), tiếp đó là giá trị về văn hoá (52.5%), về ẩm thực (51.25%), về giá trị lịch sử (40.0%), chất lượng dịch vụ (38.75%), sản phẩm lưu niệm (37.5%), và về sự thân thiện của người dân (36.25%).

Bảng 3.2. Khảo sát khách du lịch về những ấn tượng đối với Di sản Phố cổ Hội An


Nội dung

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Giá trị về lịch sử

32

40.0

Giá trị văn hóa

42

52.5

Giá trị về cảnh quan, kiến trúc

63

78.75

Chất lượng dịch vụ

31

38.75

Sự thân thiện của người dân

29

36.25

Ẩm thực

41

51.25

Sản phẩm lưu niệm

30

37.5

Khác …….

0

0.0


Với những giá trị đặc sắc, độc đáo về kiến trúc, cảnh quan, các giá trị lịch sử, văn hoá vật thể - phi vật thể cùng với những đầu tư về chất lượng dịch vụ cũng như sự thân thiệt, cởi mở của người dân Hội An đã tạo nên sức hấp dẫn và nét đặc trưng riêng của Hội An, tạo cho Hội An một sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Hội An dưới góc độ bền vững

3.2.1. Chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát triển du lịch di sản phố cổ Hội An

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí