Kết Quả Thí Nghiệm 1: Ảnh Hưởng Của Algimun Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Broiler Cobb 500 Nuôi Chuồng Hở


2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

2.4.3.1 Tỷ lệ nuôi sống (%)

Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày ghi chép chính xác số gà chết của mỗi lôthí nghiệm. Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gà chết trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống.

Tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi, theo từng giai đoạn và cả giai đoạn.

Tỷ lệ nuôi sống =𝑠𝑐𝑜𝑛 𝑐ò𝑛 𝑠𝑛𝑔 đế𝑛 𝑐𝑢𝑖 𝑘× 100

𝑠𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑢ô𝑖 đầ𝑢 𝑘


2.4.3.2. Tăng khối lượng

- Khối lượng sống qua các tuần tuổi

Khối lượng cơ thể gà qua các giai đoạn nuôi (xác định theo tuần tuổi). Cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân gà vào buổi sángtrước khi cho ăn, cân vào một giờ và một ngày cố định trong tuần, cân từng con một.

Sử dụng cân điện tử có độ chính xác cao để cân gà thí nghiệm.

- Tăng khối lượng tuyệt đối

Khối lượng cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Tăng khối lượng tuyệt đối được tính theo công thức:

𝑃2−𝑃1

A(g/con/ngày) =

𝑇


Trong đó: A là tăng khối lượng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g)

T là khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (ngày tuổi)

-Tăng khối lượng tương đối:

Là khối lượng gà tăng lên tương đối của lần cân sau với lần cân trước.

Xác định sinh trưởng tương đối theo từng tuần tuổi và theo giai đoạn.


Công thức tính tăng khối lượng tương đối:

× 100

R (%)=𝑃2−𝑃1

(𝑃1+𝑃2)/2

Trong đó: R là tăng khối lượng tương đối (%)

P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g)

2.4.3.3. Lượng thức ăn thu nhận (FI)

Gà thí nghiệm được cho ăn tự do.

Xác định lượng thức ăn cho gà ăn: Hàng ngày, cho gà ăn vào một giờ nhất định, cân chính xác lượng thức ăn đổ vào máng cho gà ăn.

Ngày hôm sau vét sạch lượng thức ăn còn thừa trong máng và cân để tính lượng thức ăn còn thừa.

FI(g/con/ngày) =𝐿𝑇Ă 𝑐ℎ𝑜 ă𝑛 (𝑔)− 𝐿𝑇Ă 𝑡ℎ𝑎(𝑔)

𝑆ố đầ𝑢 𝑔à

2.4.3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)

Trong chăn nuôi gà thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể (FCR).Công thức tính hiệu quả sử dụng thức ăn như sau:

FCR =

𝐿ượ𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 ă𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑛(𝑘𝑔)

𝐾ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ơ 𝑡ℎể 𝑡ă𝑛𝑔 𝑙ê𝑛 (𝑘𝑔)


- Tính tiêu tốn kcal ME/kg tăng khối lượng.

- Tiêu tốn gam Pr thô/kg tăng khối lượng.

- Tiêu tốn ME/ kg(Kcal)= FCR x giá trị năng lượng của thức ăn.

- Tiêu tốn CP/ kg(g)= FCR x Tỷ lệ Protein của thức ăn.

- Tính chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: Chi phí thức ăn = FCR (kg)x giá thức ăn (đ)

2.4.3.5. Chỉ số sản xuất (PI)

Chỉ số sản xuất là một đại lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa sinh trưởng tuyệt đối, tỷ lệ nuôi sống và FCR được tính bằng công thức :



PI=

A (g/con/ngày) x Tỷ lệ nuôi sống (%) FCR x 10

Ghi chú: Tăng khối lượng tuyệt đối (A), Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) và tỷ lệ nuôi sống đều là giá trị cộng dồn đến thời điểm tính. PI càng cao thể hiện sức sản xuất càng lớn

2.4.3.6. Chỉ số kinh tế (EN)

Chỉ số sản xuất (PI)


EN = x 1000

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ)


EN càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn

2.4.3.7. Năng suất và chất lượng thịt

Đánh giá năng suất thịt

Tiến hành mổ khảo sát gà Cobb 500 thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi với tất cả các lô thí nghiệm theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn (2011).

Tiến hành mổ khảo sát gà Ri lai thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi với tất cả các lô thí nghiệm theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn (2011).

Chọn mỗi lô thí nghiệm 3 trống 3 mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lô.

Khối lượng sống: Cân khối lượng sống (sau khi nhịn đói 12 -18giờ nhưng uống nước bình thường).

Khối lượng và tỷ lệ thân thịt

Cách xác định khối lượng thân thịt: Sau khi cắt tiết, vặt lông, rạch bụng theo xương lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu


ở đoạn xương chẩm và đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu rồi cân khối lượng lên ta được khối lượng thân thịt.

Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ thân thịt (%) =

x 100

Khối lượng sống (g)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 6

Khối lượng và tỷ lệ cơ đùi

Cách xác định khối lượng cơ đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường rạch ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết tiết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn. Cân khối lượng cơ đùi trái rồi nhân đôi ta có khối lượng cơ đùi.

Khối lượng cơ đùi (g)

Tỷ lệ cơ đùi (%) =

x 100

Khối lượng thân thịt (g)

Khối lượng và tỷ lệ cơ ngực

Cách xác định khối lượng cơ ngực: Rạch một đường dọc theo xương ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực đến xương vai lấy cơ ngực ra khỏi xương. Cân khối lượng cơ ngực trái và nhân đôi ta được khối lượng cơ ngực.

Khối lượng cơ ngực (g)

Tỷ lệ cơ ngực (%) =

x 100

Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%)


Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi (%)

=

KL cơ ngực + KL cơ đùi(g)

x 100

Khối lượng thân thịt (g)

Tỷ lệ mỡ bụng


Tỷ lệ mỡ bụng (%) =

Khối lượng mỡ bụng (g)

x 100

Khối lượng thân thịt (g)


Chất lượng thịt: Sau khi khảo sát, lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu về pH, cơ ngực, đùi, tỷ lệ mất nước, độ sáng và độ dai của thịt.

Xác định pH cơ ngực: Cắm trực tiếp đầu cực của máy đo pH điện tử cho hiện số (Mettler ToledoMP220 pH Meter) vào cơ ngực trái để xác định giá trị pH15 vào thời điểm15 phút sau khi giế tthịt và pH24 tại thời điểm 24 giờ bảo quản ở nhiệt độ 2-4oC ở cơ ngực phải.

Xác định tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản:Sau khi đo pH15, lọc cơ ngực trái, cân khối lượng (khối lượng trước bảo quản) và bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2-4oC trong thời gian 24giờ. Sau đó, mẫu cơ ngực trái được làm ráo nước bằng giấy thấm và cân lại khối lượng (khối lượng sau bảo quản).

Xác định tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến (hấp) theo sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo quản và sau các phép đo. Tỷ lệ mất nước là tổng sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo quản và sau chế biến (hoặc là tổng của tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến).

Đo màu sắc thịt:(L:màu sáng; a:màu đỏ; b:màu vàng) được thực hiện tại thời điểm 24giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ ngực phải bằng máy đo màu sắc thịt (Nippon Denshoker Handy Colorimeter NR-3000, Japan).

Xác định độ dai của thịt: Mẫu thịt sau khi được xác định tỷ lệ mất nước chế biến được đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4oC trong vòng 24 giờ, sau đó trên mỗi mẫu thịt dùng dụng cụ lấy mẫu (đường kính 1cm) lấy 5 mẫu lặp lại có cùng chiều với thớ cơ và đưa vào máy xác định lực cắt (Warner -Bratzler 2000D, Mỹ). Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại. Đơn vị tính bằng kg.

Phân tích các chỉ tiêu pH, tỷ lệ mất nước, độ sáng và độ dai của thịt tại phòng thí nghiệm khoa chăn nuôi - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.


2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsof Excel với các tham số thống kê sau, và phần mềm SAS 9.1

X là số trung bình

mX: sai số của số trung bình

SX: độ lệch tiêu chuẩn n: dung lượng mẫu Cv: là hệ số biến dị


Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Algimun đến khả năng sản xuất thịt của gà broiler Cobb 500 nuôi chuồng hở

3.1.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong thời gian tiến hành thínghiệm 1

Kết quả theo dõi nhiệt độ của chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Kết quả theo dõi về nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm 1 (oC)


LôT.Tuổi

LôTN 1

Lô ĐC 1

Môi trường

Chuồng nuôi

Môi trường

Chuồng nuôi

1

24,67

33,67

24,67

33,54

2

24,60

30,60

24,60

30,45

3

25,56

28,67

25,56

28,58

4

26,97

27,80

26,97

27,71

5

19,04

20,39

19,04

20,19

6

19,46

20,44

19,46

20,24

Kết quả theo dõi nhiệt độ môi trường trong thời gian thí nghiệm cho thấy: Nhiệt độ môi trường là rất tốt, gần như không phải điều chỉnh nhiều về nhiệt độ trong chuồng nuôi, mặc dù là nuôi gà với phương thức nuôi nhốt chuồng hở. Kết quả theo dõi nhiệt độ cũng cho thấy: Nhiệt độ môi trường trong thời gian thí nghiệm phù hợp với sinh lý của gà thịt, vì vậy, tất cả các chỉ tiêu về theo dõi trong thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.

3.1.2. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm 1

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà nuôi thịt nói riêng. Tỷ lệ nuôi sống phản ánh sức sống, khả năng kháng bệnh của gia cầm và chất lượng của đàn bố mẹ. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chất lượng của con giống. Trong chăn nuôi gà thịt, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, đòi hỏi tất cả các chỉ tiêu kinh


tế kỹ thuật phải được nâng cao, một trong những chỉ tiêu quan trọng đầu tiên đó là tỷ lệ nuôi sống. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 1 được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 1


Tuần

tuổi

Lô TN 1

Lô ĐC 1


P


X

m

X

Cv %


X

m

X

Cv %

1

99,56a

1,62

2,30

99,11a

0,91

1,3

0,13

2

98,67a

3,56

5,10

97,78a

5,60

8,1

0,23

3

98,67a

2,93

4,20

97,78a

3,66

5,3

0,23

4

98,67a

1,95

2,80

97,78a

3,32

4,8

0,23

5

98,67a

2,13

3,05

97,78a

3,49

5,05

0,23

6

98,67a

2,43

3,49

97,78a

2,15

3,11

0,23

Kết quả thu được cho thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của gà Cobb500 thí nghiệm đạt từ 98,67% (lô TN) - 97,78% (lô ĐC), lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, tuy nhiên sự sai khác này không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, khi bổ sung Algimun và trong khẩu phần ăn của gà thí nghiệm,không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà Cobb500 nuôi trong điều kiện thông thoáng tự nhiên.

Khi so sánh với quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân và cs, (2019) về tỷ lệ nuôi sống của gà Cobb 500 nuôi chuồng hở có bổ sung chế phẩm acid pak 4 way đạt từ95,43 - 99,1%, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.

3.1.3. Ảnh hưởng của Algimun đến sinh trưởng của gà thí nghiệm 1

3.1.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 1

Khối lượng cơ thể của gà nuôi thịt là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn và qui trình chăm sóc đến sinh trưởng của gà. Khối lượng của gà thí nghiệm 1 được trình bày tại bảng 3.3.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí