Các Nguyên Liệu Thức Ăn Chủ Yếu Được Sử Dụng Trong Chăn Nuôi Gà Sao


trứng khi đẻ ổn định đạt 42,6 g với dòng nhỏ, 43,3 g với dòng trung và 44,4 g với dòng lớn. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 89% [29].

1.2.2.3 Nghiên cứu về dinh dưỡng của gà Sao


Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm, phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi [14]. Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Trước hết năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể, khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ thể sử dụng cho các nhiệm vụ sản xuất [16]. Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm [109]. Gia cầm nhận thức ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn thức ăn nhiều khi thức ăn chứa năng lượng thấp và ngược lại [20].

Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm [14]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức năng lượng trao đổi đối với gà Sao nuôi thịt từ 0 - 4 tuần tuổi là 3000 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 3100 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 3200 kcal/kg thức ăn [29].

Thông thường, protein không phải là nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần nhưng nó đóng góp đáng kể vào nhu cầu năng lượng của gia cầm. Khi lượng lipid và carbohydrate cung cấp không đủ, protein sẽ được sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia cầm [77]. Sự quan hệ chặt chẽ giữa năng lượng trao đổi với protein theo một hằng số nhất định trong khẩu phần thức ăn cho từng giai đoạn phát triển và sản xuất của gia cầm. Hằng số đó được tính bằng hằng số kcal ME/CP trong thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng


Mận (2001) gợi ý hằng số ME/CP trong thức ăn cho các lứa tuổi gà như 0 - 3 tuần tuổi (gà thịt) là 127 - 130; 4 - 6 tuần tuổi là 145 - 150; 7 tuần tuổi đến kết thúc: 160 – 165 [20]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008) kết quả nghiên cứu cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau. Gà Sao sinh sản giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi được sử dụng mức protein 18 - 22%, năng lượng 2750 - 2950 kcal/kg thức ăn; giai đoạn dò, hậu bị (7 - 27 tuần tuổi) protein 15 - 17%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn; giai đoạn sinh sản protein 17,5%, năng lượng 2750 kcal/kg thức ăn [30]. Gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0 - 4 tuần protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5 - 8 tuần protein 20%, năng lượng 2700 - 2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg thức ăn. Sau khi kết thúc 12 tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415 g, dòng trung là 1420 g và dòng lớn là 1891 g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể dòng nhỏ là 2,53 kg, dòng trung là 2,52 kg và dòng lớn là 2,34 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,6 - 98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,2%, ở thịt ngực 24,3%. Mỡ thô 0,43

- 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực dao động từ 50,5 - 52,9%. Hàm lượng các amino acid không thay thế cao [30]. Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) chỉ tiêu dinh dưỡng đối với khẩu phần nuôi gà Sao thịt được trình bày ở bảng 1.10 [29].

Bảng 1.10: Chỉ tiêu dinh dưỡng nuôi gà Sao nuôi thịt


Chỉ tiêu

0 - 4 tuần

5 - 8 tuần

9 tuần - kết thúc

ME (kcal/kg)

3000

3000

3200

CP (%)

22

20

18

Ca (%)

1,20

1,00

0,90

P (%)

0,70 - 0,75

0,65 - 0,70

0,60 - 0,65

Lysine (%)

1,35

1,15

0,95

Methionine (%)

0,45 - 0,50

0,40 - 0,45

0,40 - 0,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long - 5

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể của ba dòng gà Sao nhập từ Hungary qua các tuần tuổi được trình bày ở bảng 1.11 [29].


Bảng 1.11: Khả năng ăn vào và khối lượng cơ thể


Dòng nhỏ Dòng trung Dòng lớn

Tuần

tuổiTTTĂ

KLCT

TTTĂ

KLCT

TTTĂ

KLCT


g/con/ngày

(g)

g/con/ngày

(g)

g/con/ngày

(g)

1

8,81

73,2

8,85

74,2

9,81

90,3

2

19,3

135

19,4

140

24,4

175

3

23,2

221

23,3

231

33,6

276

4

28,2

326

28,2

336

39,7

392

5

32,4

442

32,5

456

43,3

523

6

42,9

565

42,9

581

53,3

669

7

45,7

696

45,8

720

58,7

846

8

48,8

843

48,9

865

65,1

1050

9

55,4

995

55,5

1025

68,7

1286

10

62,7

1155

62,7

1192

74,3

1505

11

68,5

1313

68,5

1328

78,3

1701

12

75,6

1415

75,6

1420

82,6

1891

TTTA: tiêu tốn thức ăn; KLCT: Khối lượng cơ thể.

Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2006) mức CP đối với gà Sao nuôi thịt từ 0

- 4 tuần tuổi là 22%, giai đoạn 5 - 9 tuần tuổi là 20%, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt là 18% [29].

Nhìn chung những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi ở Việt Nam chưa nhiều. Tiềm năng kinh tế của giống gà này chưa được đánh giá đúng mức và nhân rộng. Nhằm mục đích giữ vững và từng bước nâng cao năng suất của nguồn gia cầm mới này, đồng thời đảm bảo việc cung cấp cho sản xuất con giống có chất lượng ổn định, cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, khả năng đề kháng bệnh, nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn phù hợp với gà Sao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và nhân rộng mô hình nuôi gà Sao.


1.3 CÁC NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHỦ YẾU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO

1.3.1 Ngô


Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng có chứa cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan đến màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của người tiêu dùng [109]. Ngô có thể sử dụng trong thức ăn hỗn hợp cho gà từ 30 - 50% [34]. Ngô có năng lượng tiêu hóa cao, nhưng CP thấp [88]. Theo Viện Chăn Nuôi (2001) ngô có giá trị ME cao từ 3200 - 3300 kcal/kg [37]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) ngô có DM 89,6%; OM 97,5%; CP 9,2%; EE 3,8%; CF 2,9%; NDF 24,5% Ash 2,5%; ME 13,9 MJ/kg [18].

Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730 nghìn ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2012 diện tích ngô cả nước 1,121 triệu ha, năng suất 43,1 tạ/ha, sản lượng trên 4,8 triệu tấn [4].

Ngô là cây thực phẩm có giá trị rất lớn về nhiều mặt, nhất là về giá trị dinh dưỡng. Hạt ngô có CP 10,6%, EE 4 - 5% (trong chất béo của ngô có 50% là acid linoleic, 31% là acid oleic, 13% là acid palmitic và 3% là stearic), carbohydrate trong ngô khoảng 69% trong đó chủ yếu là tinh bột. Riêng ngô vàng có chứa nhiều caroten (tiền vitamin A). Ngô nghèo canxi, giàu phospho, nhưng chủ yếu là phospho dưới dạng phytate [4].

Trước nhu cầu sử dụng ngô làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia tăng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích nông dân và tìm giải pháp phát triển luân canh cây ngô trên đất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay diện tích trồng ngô ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tập trung


chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, tổng diện tích trồng năm 2012 hơn 15 nghìn ha [4].

Một số nghiên cứu sử dụng ngô trong chăn nuôi gà


Theo Nguyễn Thùy Linh (2010) ngô có thể sử dụng đến 30% trong khẩu phần nuôi gà Sao. Ngô có DM 88,7%; OM 96,5%; CP 9,2%; EE 3,8%; CF 3,1%; NDF 25,5% Ash 3,5%; ME 13,8 MJ/kg [17].

Theo Nguyễn Thanh Nhàn (2012) ngô có thể sử dụng đến 35% trong khẩu phần nuôi gà Tàu Vàng và gà Nòi. Ngô có DM 91,4%; OM 96,9%; CP 8,9%; EE 3,9%; CF 3,21%; NDF 24,7% Ash 3,1%; ME 13,5 MJ/kg [23].

1.3.2 Tấm


Tấm là nguyên liệu giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần của nhiều loại vật nuôi đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt, năng lượng cao và hàm lượng xơ thấp. Thành phần dinh dưỡng của một mẫu tấm tốt tương đương với gạo [67]. Hàm lượng đạm thô của tấm là 8,7% [98] và 9,56% [102]. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm [3]. Như vậy ước tính có 2,46 triệu tấn tấm gạo hàng năm nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg tấm gạo.

Một số nghiên cứu sử dụng tấm trong chăn nuôi gà


Theo Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) tấm có thể sử dụng đến 32% trong khẩu phần nuôi gà Sao [13]. Tấm có DM 89,1%; OM 98,5%; CP 8,9%; EE 1,8%; CF 1,1%; NDF 7,5% Ash 1,5%; ME 13,8 MJ/kg [13].

Theo Nguyễn Hữu Lợi (2009) tấm có thể sử dụng đến 28% trong khẩu phần nuôi gà Ác. Tấm có DM 88,4%; OM 97,1%; CP 9,4%; EE 1,9%; CF 1,7%;

NDF 8,7% Ash 2,9%; ME 13,2 MJ/kg [19].


1.3.3 Cám gạo


Cám gạo là phụ phẩm từ việc xay xát lúa gạo nên có nhiều ở nước ta.


Trong cám gạo mức năng lượng không cao khoảng 2300 - 2500 kcal/kg, hàm lượng CP tương đối cao từ 11 - 12% [34]. Ngoài ra còn chứa nhiều chất béo 10 - 15 % lipid thô, 8 - 9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9 - 10%, vitamin nhất là vitamin B1, trong 1 kg cám gạo có khoảng 22 mg vitamin B1, 13 mg B6 và 0,43 mg biotin [22]. Trong thức ăn gà con nên sử dụng cám gạo ở mức 5 - 7%, gà hậu bị và gà đẻ có thể sử dụng tỷ lệ cao hơn 10 - 12% [34].

Một số nghiên cứu sử dụng cám gạo trong chăn nuôi gà


Theo Tôn Thất Thịnh (2010) cám gạo có thể sử dụng đến 9% trong khẩu phần nuôi gà Sao [32]. Cám có DM 86,1%; OM 89,5%; CP 13,9%; EE 18,8%;

CF 6,1%; NDF 31,5% Ash 10,5%; ME 13,1 MJ/kg [37].


Theo Đặng Hùng Cường (2011) cám có thể sử dụng đến 11% trong khẩu phần nuôi gà Sao [9]. Cám có DM 87,4%; OM 97,5%; CP 13,4%; EE 17,9%;

CF 6,7%; NDF 30,7% Ash 2,5%; ME 12,9 MJ/kg [9].


1.3.4 Đậu nành


Đậu nành và khô dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm được xếp vào hạng loại nhất trong các loại thức ăn cung cấp đạm cho gia cầm trên thế giới cũng như trong nước. Hạt đậu nành có hàm lượng protein rất cao so với các hạt đậu khác, trong hạt khô có thể đạt từ 36 - 37% protein thô, chất béo thô trong hạt đạt từ 17 - 18%. Sản phẩm phụ của đậu nành sau khi ép dầu là khô dầu đậu nành là loại thức ăn cung cấp đạm dùng rất phổ biến hiện nay, nó có chứa hàm lượng protein thô từ 41- 50%, hàm lượng xơ thấp [109]. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay khô dầu nành được nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ và Mỹ. Khô dầu nành Ấn Độ chứa 89,2%DM; 48% CP; 1,5% EE, 6% CF [23].

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, sản xuất đậu nành trong nước hiện tại chỉ mới đáp ứng được 10% nhu cầu. So với miền Bắc, trồng đậu nành ở Đồng bằng Sông Cửu Long đạt năng suất cao hơn, năng suất khoảng 22 tạ/ha, miền Bắc chỉ đạt khoảng 14,5 tạ/ha [4]. Việc luân canh lúa - đậu nành ở Đồng


bằng Sông Cửu Long vừa giúp hạn chế được vòng đời sâu bệnh phát triển, vừa góp phần làm cho đất thêm màu mỡ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả lúa. Ngoài ra, đậu nành còn giúp hỗ trợ phát triển cho ngành chăn nuôi, thủy sản trong việc ổn định nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn. Hiện tại, cây đậu nành được trồng tập trung tại các tỉnh như Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng [4].

1.3.5 Bột cá


Bột cá rất giàu protein (40 - 50% CP) với thành phần acid amin cân đối, hàm lượng lysine và methionine cao, vì vậy giá trị sinh học của nó cũng cao hơn các loại hạt đậu. Hầu hết các nguyên tố khoáng, đặc biệt là Ca, P và vitamin nhóm B cao hơn khi so với các nguồn protein khác và P hữu dụng cao [109]. Khi sử dụng bột cá ở mức độ cao (50 g/kg cho giai đoạn bắt đầu và 25 g/kg cho giai đoạn tăng trưởng) cho khối lượng cuối và tăng trọng cao do kích thích lượng ăn vào, bột cá chứa 89,7% DM; 46,1% CP; 11,9% MJ ME /kg [37]. Bột cá Kiên Giang chứa 90,5% DM; 60% CP; 6,94% EE; 20,5% Ash; 1,89% CF

[13].


1.3.6 Môn nước

Theo nghiên cứu của Du Thanh Hang và T.R. Preston (2010) cho thấy môn nước có thể được sử dụng cho lợn ăn [64]. Lá và thân cây môn nước rất giàu vitamin và khoáng chất, ngoài việc cung cấp thiamin, riboflavin, sắt, phospho và kẽm thì môn nước còn cung cấp vitamin và khoáng: vitamin B6, vitamin C, niacin, kali, đồng và mangan. Lý do chính khiến chúng không được sử dụng là do chúng gây ra ngứa [64].

Các phương pháp xử lý calcium oxalate trong cây môn nước

Sấy khô: lá và thân được thái nhỏ được sấy khô trong 48 giờ trong lò sấy

ở nhiệt độ 650C [64].


Nấu: Lá và thân được thái nhỏ cho vào nước sôi với tỷ lệ 3 phần lá: 2 phần nước (khối lượng tươi) đun 4 - 5 phút và sau đó được đặt trong một giỏ cho héo trong 15 phút [64].

Ánh sáng mặt trời: Lá được thái nhỏ được phơi khô dưới ánh sáng mặt trời trong 2 ngày với nhiệt độ khoảng 340C [64].

Ngâm: lá được thái nhỏ ngâm trong nước với tỷ lệ 3 phần nước: 1 phần lá (khối lượng tươi) trong thời gian 3 giờ [64].

Ủ chua: lá và thân được thái nhỏ để qua đêm trong nhà, sau đó trộn với rỉ mật 3% (khối lượng tươi) và đóng gói trong túi nhựa kín không khí trong 21 ngày [64].

Bảng 1.12: Thành phần chất dinh dưỡng của môn nước trong các phương pháp xử lý (DM)



pháp xử lý





mg/100g *

Lá tươi

13,7

25,3

11,4

10,5

760

Phơi khô

88,4

25,6

11,3

13,3

600

Ngâm

17,2

25,6

11,5

10,5

570

Nấu

9,60

25,6

11,3

10,4

360

Ủ chua

17,0

25,3

11,0

10,5

350

Phương

DM, % CP, % CF, % Ash, % Oxalate,


Nguồn: Du Thanh Hang và Preston (2010), [64], *: các mẫu trên được sấy khô ở 65oC trong 24 giờ.

Phơi khô, ngâm, nấu và ủ chua đều làm giảm nồng độ của oxalate nhưng

ảnh hưởng rõ rệt nhất (giảm 50%) thể hiện ở phương pháp nấu và ủ chua [64].


1.3.7 Bã bia


Theo Nguyen Thi Kim Dong (2005) sử dụng bã bia để nuôi gia cầm rất tốt, bã bia làm thức ăn cung cấp protein khá cao [99]. Trong bã bia có thể có một số yếu tố chưa xác định kích thích tính thèm ăn, cải thiện sự tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn ở gia cầm, tăng tỷ lệ có phôi và tỷ lệ nở [70] [99]. Bã bia có hàm lượng CP cao từ 23 - 28%, 0,9% lysine, 0,3 - 0,6% methionine, ME của bã

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí