Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 1 qua các tuần tuổi (g/con)
Lô TN 1 | Lô ĐC 1 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
SS | 42,33a | 0,94 | 3,13 | 42,33a | 1,20 | 4,02 | 0,97 |
1 | 203,14a | 5,89 | 4,10 | 203,28a | 5,48 | 3,81 | 0,69 |
2 | 524,05a | 11,56 | 3,12 | 514,05a | 15,88 | 4,37 | 0,43 |
3 | 920,65a | 14,19 | 2,18 | 887,59a | 19,64 | 3,13 | 0,16 |
4 | 1472,92 a | 42,18 | 4,05 | 1419,79a | 42,27 | 4,21 | 0,07 |
5 | 2130,4a | 49,56 | 3,29 | 1999,55b | 32,10 | 2,27 | 0,04 |
6 | 2787,62 a | 26,81 | 1,36 | 2601,13b | 48.09 | 0,85 | 0,03 |
So sánh % | 107,16 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sức Sống Và Khả Năng Kháng Bệnh
- Thành Phần Và Giá Trị Dinh Dưỡng Thức Ăn Của Gà Thí Nghiệm 1
- Kết Quả Thí Nghiệm 1: Ảnh Hưởng Của Algimun Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của Gà Broiler Cobb 500 Nuôi Chuồng Hở
- Tiêu Tốn Thức Ăn Của Gà Thí Nghiệm 1 Qua Các Tuần Tuổi
- Ảnh Hưởng Của Algimun Đến Chất Lượng Thịt Của Gà Thí Nghiệm 1
- Sinh Trưởng Tương Đốivà Sinh Trưởng Tuyệt Đối Của Gà Thí Nghiệm 2 Qua Các Tuần Tuổi
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.3 cho thấy khối lượng của gà thí nghiệm tuân theo qui luật tăng dần theo các tuần tuổi.
Tại thời điểm tuần 1, tuần 2 và tuần 3,sinh trưởng tích lũy của gà không có sự sai khác nhau (P>0,05) giữa hai lô thí nghiệm; khối lượng gà ở lô thí nghiệm bổ sung Algimun lần lượt là: 203,14g, 524,05g, 920,65g,ở lô đối chứng tương ứng là 203,28g, 514,05g, 887,59g. Khối lượng gà thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với lô đối chứng, tuy nhiên sự sai khác không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Khối lượng gà tuần thứ 4 của lô thí nghiệm đạt 1472,92g; lô đối chứng là 1419,79g. Sự chênh lệch khối lượng giữa hai lô có khoảng cách rộng hơn so với giai đoạn trước, nhưng sai khác vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ở
tuần thứ 4, khối lượng gà có xu thế khác nhau, sở dĩ là do ở giai đoạn này hiệu quả chuyển hóa thức ăn ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của gà (Trần Thanh Vân và cs, 2015), theo chúng tôi, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn là do lô được bổ sung chế phẩm Algimun, vì trong thành phần của Algimun có chứa axit citric là một axit hữu cơ yếu. Trong hóa sinh học, nó là yếu tố trung gian quan trọng trong chu trình Creb là chu trình quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gà. Ngoài ra axit citric cũng được coi là chất chống oxy hóa, đồng thời axit citric giúp nâng cao hệ số chuyển hoá thức ăn và tính năng sản xuất của gà, ngăn ngừa ỉa chảy, thúc đẩy sinh trưởng.
Mặt khác trong thành phần của Algimun có chứa các chất điện giải (các muối) chúng có vai trò làm tăng tính ngon miệng, tăng khả năng ăn, tiêu hóa và hấp thụ protein.
Khối lượng gà ở tuần thứ 5 và thứ 6 có sự khác nhau giữa lô bổ sung Algimun và lô không bổ sung Algimun, sự khác nhau nàycó ý nghĩa thống kê (P<0,05),cụ thể như sau: lô không bổ sung Algimun có khối lượng là 1999,55g và 2601,40g thấp hơn lô bổ sung Algimun có khối lượng là 2130,4g và 2787,62g. Kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả María García Suárez, (2018) đã theo dõi các chỉ tiêu sản xuất của gà Ross boiler khi bổ sung chế phẩm Algimun vào khẩu phần và cho biết tại thời điểm 35 ngày tuổi khối lượng gà lô thí nghiệm là 1946g cao hơn 43gr so với lô đối chứng (1903g).
Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 1 được thể hiện rõ hơn qua đồ thị hình 3.1
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 1 qua các tuần tuổi
Qua đồ thị hình 3.1 cho thấy giai đoạn từ 0 – 2 tuần tuổi khối lượng gà của cả hai lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Algimunvà không bổ sung chế phẩm Algimun tương đương nhau. Bắt đầu giai đoạn từ 3 tuần tuổi trở đi thì sinh trưởng tích lũy của gà có bổ sung chế phẩm Algimun cao hơn so với gà không bổ sung chế phẩm Algimun, càng ở giai đoạn sau thì độ chênh lệch càng lớn.
3.1.3.2. Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 1
* Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 1
Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể gà theo dõi được qua các tuần tuổi, chúng tôi xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau của gà thí nghiệm (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 3.4. và biểu đồ hình 3.2.
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 1(g/con/ngày)
Lô TN 1 | Lô ĐC 1 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
0 -1 | 22,97a | 0,83 | 5,13 | 22,99a | 0,70 | 4,32 | 0,87 |
1 - 2 | 45,84a | 1,05 | 3,24 | 44,40a | 1,51 | 4,81 | 0,62 |
2 - 3 | 56,66a | 1,55 | 3,87 | 53,36a | 2,03 | 5,37 | 0,31 |
3 - 4 | 78,90a | 1,44 | 2,58 | 76,03a | 1,71 | 3,18 | 0,08 |
4 - 5 | 93,93a | 3,33 | 5,01 | 82,82b | 2,75 | 4,70 | 0,04 |
5 - 6 | 93,98a | 2,74 | 4,12 | 85,97b | 1,70 | 3,22 | 0,001 |
1- 6 | 65,36a | 2,32 | 5,01 | 60,93b | 2,09 | 4,86 | 0,04 |
So sánh % | 107,27 | 100 |
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm (có bổ sung chế phẩm Algimun) luôn cao hơn so với lô đối chứng (không bổ sung chế phẩm Algimun). Cụ thể, giai đoạn từ 1-2tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm là 45,84g/con/ngày; lô đối chứng thấp hơn là 44,40g/con/ngày nhưng không có sai khác(P>0,05) ở giai đoạn này.
Ở các tuần tiếp theo, sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng và sự khác nhau này xu thế có ý nghĩa: cụ thể tuần 2 - 3, tuần 3 - 4 tăng khối lượng g/con/ngày của gà thí nghiệm là 56,66 và 78,90 cao hơn lô thí nghiệm (53,36 và 76,03).
Giai đoạn từ 4 - 5 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệmcao hơn 11,11g so với lô đối chứng. Kết quả so sánh thống kê ở giai đoạn này có sai khác nhau rõ rệt giữa hai lô thí nghiệm với (P < 0,05).
Giai đoạn kết thúc thí nghiệm từ 5 - 6 tuần tuổi sinh trưởng tuyệt đối của lô thí nghiệm đạt 93,98g/con/ngày cao hơn 10,92g tương đương với 109,21% so với lô thí đối chứng (sinh trưởng tuyệt đối của lô đối chứng là 85,97 g/con/ngày), sai khác rõ rệt với (P < 0,05).
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh khi bổ sung Algimun với liều lượng 1kg/tấn thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi gà Cobb 500, đã làm tăng 4% ADG (51,88 g/con/ngày lô thí nghiệm và 49,89 g/con/ngày ở lô đối chứng) và 4% khối lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi (2200,18 g ở lô thí nghiệm so với2114,41 gr ở lô đối chứng);Kết quả nghiên cứu của María García Suárez, (2018) đã theo dõi các chỉ tiêu sản xuất của gà Ross boiler khi bổ sung chế phẩm Algimun vào khẩu phần và cho biết tại thời điểm 35 ngày tuổi tăng 1,2gr/con/ngày (54g so với 55,2g/con/ngày).
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.2.
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiêm 1 (g)
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Tuần 0-1 Tuần 1-2 Tuần 2-3 Tuần 3-4 Tuần 4-5 Tuần 5-6 Tuần 1-6
Lô TN 1 Lô ĐC 1
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 1
Biểu đồ hình 3.2 cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở lô thí nghiệm (có bổ sung chế phẩm Algimun) luôn cao hơn so với lô đối chứng (không bổ sung chế phẩm Algimun). Điều này chứng tỏ sử dụng chế phẩm Algimun cho gà đã làm tăng khối lượng của gà đạt cao hơn so với việc không bổ sung chế phẩm Algimun.
* Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 1
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Căn cứ vào khối lượng gà ở các kỳ cân, chúng tôi đã tính được sinh trưởng tương đối của gà ở các lô thí nghiệm qua các giai đoạn nuôi, kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Số liệu bảng 3.5 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở tuần 0 - 1 là cao nhất (sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm là 131,02%; lô đối chứng đạt 131,06%). Ở các giai đoạn tiếp theo sinh trưởng tương đối ở cả hai lô thí nghiệm đều giảm dần qua các tuần tuổi và sự giảm dần này tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm.
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 1(%)
Lô TN 1 | Lô ĐC 1 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
0-1 | 131,02a | 4,20 | 4,53 | 131,06a | 3,73 | 4,02 | 0,96 |
1-2 | 88,26a | 1,36 | 2,18 | 86,65a | 2,33 | 3,81 | 0,73 |
2-3 | 54,90a | 1,52 | 3,91 | 53,30a | 1,65 | 4,37 | 0,69 |
3- 4 | 46,15a | 0,77 | 2,37 | 46,13a | 1,02 | 3,13 | 0,91 |
4-5 | 36,49a | 1,22 | 4,71 | 33,91b | 1,01 | 4,21 | 0,04 |
5- 6 | 26,73a | 0,72 | 3,82 | 26,16a | 0,42 | 2,27 | 0,31 |
So sánh % | 102,17 | 100 |
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Giai đoạn từ 1 - 2 tuần tuổi sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm giảm xuống còn 88,26% và lô đối chứng giảm xuống còn 86,65%. Như vậy, ở giai đoạn này gà được bổ sung chế phầm Algimun cho sinh trưởng tương đối cao 1,61% so với gà không được bổ sung chế phầm Algimun .
Giai đoạn từ 2 - 3 tuần tuổi sinh trưởng tương đối của lô thí nghiệm là 54,90% cao hơn 1,60% so với lô đối chứng (53,30%).
Giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi và 4 - 5 tuần tuổi sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm tiếp tục giảm đến giai đoạn 5 - 6 tuần tuổi lô thí nghiệm có sinh trưởng tương đối là 26,73% và lô đối chứng là 26,16% sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm 1 chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.3.
Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm1 (%)
140
120
100
80
60
40
20
0
Tuần 0-1 Tuần 1-2 Tuần 2-3 Tuần 3-4 Tuần 4-5 Tuần 5-6
Lô TN 1 Lô ĐC 1
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm1
Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm đều đạt cao ở những tuần tuổi đầu, sau đó giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm, gia cầm non sinh trưởng nhanh, sau đó giảm dần theo tuổi.
3.1.4. Ảnh hưởng của Algimun đến khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn của thí nghiệm 1
Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn được chúng tôi theo dõi qua 4 chỉ tiêu: Lượng thức ăn tiêu thụ, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng. Kết quả theo dõi được trình bày tại bảng 3.6; 3.7;và 3.8.
3.1.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 1
Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe. Kết quả về khối lượng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 1 được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 1(g/con/ngày)
Lô TN 1 | Lô ĐC 1 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
1 | 26,13 | 1,04 | 5,61 | 26,44 | 0,80 | 4,30 | 0,96 |
2 | 57,14 | 1,74 | 4,31 | 58,04 | 2,16 | 5,26 | 0,91 |
3 | 85,72 | 3,61 | 6,02 | 85,62 | 2,92 | 4,82 | 0,13 |
4 | 125,48 | 2,71 | 3,08 | 125,18 | 3,70 | 4,18 | 0,27 |
5 | 160,45 | 5,81 | 5,09 | 160,15 | 4,02 | 3,55 | 0,56 |
6 | 185,62 | 8,10 | 6,17 | 186,02 | 7,20 | 5,47 | 0,71 |
Lượng thức ăn thu nhận của gà tăng dần theo độ tuổi của gà. Giai đoạn đầu gà chưa chưa phát triển về khối lượng cơ thể nên lượng thức ăn thu nhận thấp. Giai đoạn sau gà phát triển về khối lượng cơ thể nên lượng thức ăn thu nhận cũng tăng mạnh. Cụ thể giai đoạn 1 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm là 26,13g/con/ngày; lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 26,44g/con/ngày.
Giai đoạn 2 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm tăng lên là 57,14g/con/ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 58,04 g/con/ngày.
Giai đoạn 3 tuần tuổi lượng tiêu thụ thức ăn của lô thí nghiệm tăng lên là 84,72 g/con/ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 85,62 g/con/ngày.