Ảnh Hưởng Của Algimun Đến Chất Lượng Thịt Của Gà Thí Nghiệm 1


* Tỷ lệ thân thịt (%)

Kết quả tỷ lệ thân thịt cho thấy gà trống được ở lô TN1 cho tỷ lệ thân thịt đạt 74,62 %, lô ĐC1 là 74,67%. Tỷ lệ này ở gà mái trong 2 lô TN1và ĐC1 lần lượt là 74,32% và 74,07%

* Tỷ lệ cơ đùi (%)

Tỷ lệ cơ đùi của gà trống, gà mái trong lô TN1 là 19,18% và 19,23% , tương ứng ở lô ĐC1 là 19,11% và 19,25%.

* Tỷ lệ cơ ngực (%)

Tỷ lệ cơ ngực của gà trống được bổ sung chế phẩmlà 31,93%, gà mái là 32,07%, tỷ lệ này tương ứng ở lô đối chứng là: 31,91% và 32,18%.

* Tỷ lệ mỡ bụng (%)

Tỷ lệ mỡ bụng của gà trống được bổ sung chế phẩm Algimun đạt 1,74%, gà trống không được bổ sung chế phẩm 1,62%. Ở gà mái tương ứng là 1,84% và 1,88%

Kết quả thu được cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu mổ khảo sát của gà Cobb 500 thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi chế phẩm Algimun.

3.1.7. Ảnh hưởng của Algimun đến chất lượng thịt của gà thí nghiệm 1

Bảng 3.11:Chất lượng thịtcủa gà thí nghiệm 1


Chỉ tiêu

Vị trí cơ

Lô TN1

Lô ĐC1

P


X

m

X

Cv %


X

m

X

Cv %

Tỷ lệ mất nước bảo

quản (%)

Đùi

0,84

0,04

6,07

0,86

0,043

7,05

0,47

Ngực

1,14

0,04

4,53

1,19

0,040

5,24

0,79

Tỷ lệ mất

nước chế biến (%)

Đùi

24,6

1,24

7,11

24,13

1,087

6,37

0,67

Ngực

20,46

0,91

6,27

20,11

1,051

7,39

0,57

pH15

Đùi

6,43

0,10

2,19

6,54

0,160

3,46

0,87

Ngực

6,28

0,14

3,09

6,43

0,238

5,24

0,89

pH24

Đùi

5,65

0,15

3,64

5,71

0,190

4,71

0,93

Ngực

5,61

0,16

4,11

5,73

0,210

5,19

0,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 9


Chỉ tiêu

Vị trí cơ

Lô TN1

Lô ĐC1

P


X

m

X

Cv %


X

m

X

Cv %

Màu sắc: L

(màu sáng)

Đùi

49,31

0,61

1,74

49,24

2,082

5,98

0,92

Ngực

60,12

1,39

3,26

61,43

3,049

7,02

0,97

a (màu đỏ)

Đùi

16,34

0,38

3,25

16,08

0,708

6,23

0,78

Ngực

12,21

0,45

5,19

12,67

0,733

8,18

0,63

b(màu

vàng)

Đùi

11,24

0,75

9,43

11,82

0,746

8,93

0,69

Ngực

18,74

0,94

7,11

19,04

0,864

6,42

0,74

Độ dai của

thịt (kg)

Đùi

18,21

0,59

4,88

18,42

0,762

6,19

0,89

Ngực

17,41

1,05

8,05

17,36

0,902

6,64

0,43


Khi đánh giá về mặt dinh dưỡng, thịt gà nói riêng và thịt gia cầm nói chung rất tốt cho sức khỏe con người vì nó giàu protein và khoáng chất và chứa lượng nhỏ chất béo trong đó chủ yếu là chất béo không bão hòa (theo Barroeta AC,2007). Ngoài ra sự lựa chọn của người tiêu dùng khi mua thịt gà thông qua cảm quan về màu sắc, độ dai của thịt, đây là khâu cuối trong chuỗi giá trị chăn nuôi gà thịt thương phẩm, thịt gà phải có cảm quan tốt thì (màu sắc và độ dai) thì mới thuyết phục được người tiêu dùng. Vì vậy, để xét mức độ ảnh hưởng của Algimun màu sắc, độ dai, và pH của thịt gà Coob 500, chúng tôi đã phân tích các mẫu thịt sau khi mổ khảo sát, các chỉ tiêu về phẩm chất thịt (bảng 3.11) không thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các lô gà được bổ sung Algimun và lô không được bổ sung Algimun về màu sắc, tỷ lệ mất nước sau bảo quản và chế biến, độ pH sau bảo quản tại thời điểm 15 giờ và 24 giờ sau giết mổ, độ dai của thịt, cụ thể là: độ mất nước sau bảo quản ở lô gà bổ sung Algimun là 1,14% (cơ ngực) và 0,84% (cơ đùi) trong đó lô không được bổ sung Algimun là 1,19% (cơ ngực) và 0,86% (cơ đùi). Tỷ lệ mất nước sau chế biến ở có đùi và cơ


ngực lần lượt theo lô bố sung Algimun và lô không bổ sung Algimun là 24,6%, 20,46% và 24,13%, 20,11%.

Độ pH của thịt gà giảm theo thời gian bảo quản: sau khi giết mổ 15 giờ độ pH ở thịt ngực là 6,28 , thịt đùi là 6,43 ở lô bổ sung Algimun, lô không bổ sung Algimun số liệu này là 6,43 và 6,54. Sau 24 giờ bảo quản thì độ pH giảm xuống lần lượt là 5,16; 5,65; 5,73 và 5,71. Độ pH giảm trong thời gian bảo quản thể hiện tốc độ phân giải của các chất và hoạt động của vi sinh vật, độ pH càng giảm thì thể hiện sự hư hỏng của thịt càng nhanh.

Độ dai của thịt càng cao thì chất lượng thịt càng tốt. Trong thí nghiệm 1, lô gà được bổ sung Algimun có độ dai của cơ đùi là 18,21N, cơ ngực là 17,41N; lô không bổ sung Algimun là 18,42N và 17,36N. Theo Haščík et al. (2015), gà Ross nuôi tại trạm kiểm tra năng suất, khi giết mổ ở 180 ngày tuổi, thịt đùi và thịt lườn có độ dai là tương ứng là 1,33 và 1,97 kg/cm.

Màu sắc của thịt là chỉ tiêu quan trọng đánh giá cảm quan về chất lượng thịt, đối với nhóm gà trắng thì chỉ tiêu về màu sáng (L), ở cơ ngực cao hơn nhóm gà địa phương nước ta. Trong thí nhiệm của chúng tôi, màu sắc của thịt màu sáng (L) 49,31 (đùi), 60,12 (ngực) ở lô thí nghiệm, lô gà đối chứng chỉ tiêu này là 49,24 và 61,43, kết quả của chúng tôi tương đồng với gà Broiler (L = 54,8 - 55,8) (Wilaiwan và cs, 2014).

3.1.8. Ảnh hưởng của Algimun đến chi phí trực tiếp cho 1 kg gà của thí nghiệm 1

Chi phí trực tiếp cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất trong chăn nuôi gà thịt, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Chi phí trực tiếp/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm được ghi ở bảng 3.12.


Bảng 3.12. Chi phí trực tiếp cho 1kg gà xuất bán của thí nghiệm 1

(Đơn vị tính: đ)



Diễn giải

Lô TN 1

Lô ĐC 1

X

± mx


X

± mx

Giốnggà

2.806,00

0,051

3.085,00

0,051

Thức ăn

16.134,00

0,038

17.064,00

0,038

Thuốc thú y

755,00

0,015

926,67

0,015

Điện nước

1.051,67

0,025

1.156,67

0,025

Vật rẻ khác

696,00

0,004

704,00

0,004

Algimun

617,00

-

-

-

Tổng chi

22.059,67

0,038

22.936,34

0,038

Giá bán

35.000,00

-

35.000,00

-

Thu - Chi chi phí trực tiếp

12.940,33

-

12.063,66

-

So sánh (%)

107,26

-

100,00

-


Kết quả bảng 3.12 cho thấy: Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt của lô có bổ sung Algimun thấp hơn 3,5% so với lô không bổ sung. Trong đó chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lô có bổ sung Algimun thấp hơn so với lô không bổ sung là 1,05% (16.134 đ - 17.064 đ). Phần chi phí cho thuốc thú y của lô thí nghiệm là 755 đ thấp hơn lô đối chứng 926,67 đ. Thu - chi chi phí trực tiếp của lô thí nghiệm là 12.940,33 đ/kg cao hơn lô đối chứng 7,26% (12.063,66 đ). Như vậy việc bổ sung Algimun cho gà broiler Cobb 500, đã giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi thêm 7,26%.

3.2. Kết quả thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Algimun đến sức sản xuất thịt của gà (Ri lai nuôi chuồng hở)


3.2.1. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong thời gian tiến hành thí nghiệm 2

Bảng3.13: Kết quả theo dõi về nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm 2


T.Tuổi

Lô TN 2

Lô ĐC 2

Môi

trường

Chuồng nuôi

Môi trường

Chuồng nuôi

1

24,67

33,54

24,67

33,34

2

28,60

32,14

28,60

32,61

3

28,56

31,29

28,56

31,31

4

27,67

29,37

27,67

29,29

5

29,60

31,82

29,60

31,82

6

30,56

32,45

30,56

32,60

7

30,3

32,54

30,3

32,71

8

30,19

33,13

30,19

33,98

9

31,34

34,20

31,34

34,10

10

31,27

34,12

31,27

34,33

11

31,65

34,01

31,65

34,18

12

33,74

34,07

33,74

34,30

Tính chung

29,84

32,73

29,84

32,88

Thí nghiệm 2 của chúng tôi được tiến hành từ tháng 2/2019 - 5/2019, thời gian này, nhiệt độ trung bình là 29,840C. Cũng với mục đích loại yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm như thí nghiệm 1, chúng tôi tiến hành theo dõi nhiệt độ ở lô gà Ri lai bổ sung Algimun và lô gà Ri lai không bổng sung Algimun, nhiệt độ trung bình ở chuồng nuôi của 2 lô lần lượt là 32,730C và 32,880C. Nhiệt độ chuồng nuôi ở cả 2 lô đều cao hơn nhiệt độ môi trường là do quá trình trao đổi chất của gà diễn ra làm tăng nhiệt độ môi trường.

3.2.2. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 2


Bảng 3.14. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm 2


Tuần tuổi

Lô TN 2

Lô ĐC 2


P


X

m

X

Cv %


X

m

X

Cv %

1

98,00a

3,14

4,53

98,00a

0,90

1,3

0,73

2

96,00a

3,46

5,10

96,00a

5,50

8,1

0,63

3

96,00a

2,85

4,20

96,00a

3,60

5,3

0,51

4

96,0 a

1,89

2,78

96,00a

3,26

4,8

0,79

5

96,00a

3,43

5,05

96,00a

3,43

5,05

0,91

6

96,00a

4,41

6,49

96,00a

2,11

3,11

0,76

7

96,00a

3,71

5,47

96,00a

4,39

6,47

0,71

8

96,00a

5,63

8,29

96,00a

5,45

8,03

0,74

9

96,00a

5,04

7,43

96,00a

3,54

5,21

0,79

10

96,00a

4,22

6,21

96,00a

4,58

6,74

0,86

11

96,00a

3,62

5,34

96,00a

6,33

9,33

0,73

12

96,00a

5,00

7,37

96,00a

4,60

6,78

0,79

Bảng 3.14 cho thấy khi bổ sung chế phẩm Algimun không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà Ri lai. Tỷ lệ nuôi sống của 2 lô thí nghiệm và đối chứng đều đạt 96% đến tuần thứ 12. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Mùi và cs (2012) trên đàn gà Ri thuần tỷ lệ nuôi sống từ 0 -19 tuần tuổi đạt 93,85%.

3.2.3. Ảnh hưởng của Algimun đến sinh trưởng của gà thí nghiệm 2

3.2.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi

Qua số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm cho thấy: Nhìn chung về sinh trưởng tích lũy và độ đồng đều của gà thí nghiệm tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Kết quả về sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2 được chúng tôi trình bày ở bảng 3.15 và biểu đồ 3.6

Bảng 3.15. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi (g/con)


Tuần tuổi

Lô TN 2

Lô ĐC 2


P


X

m

X

Cv %


X

m

X

Cv %

0

40,95a

0,91

3,13

40,93a

1,16

4,02

0,97

1

97,61a

2,83

4,10

96,41a

2,60

3,81

0,69

2

190,09a

4,19

3,12

188,57a

5,83

4,37

0,43

3

306,29a

4,72

2,18

305,83a

6,77

3,13

0,78

4

449,09a

12,86

4,05

448,05a

13,34

4,21

0,82

5

622,20a

14,47

3,29

610,61a

9,80

2,27

0,65

6

936,52a

28,87

4,36

895,39a

35,65

5,63

0,17

7

1239,30a

54,59

6,23

1175,75a

60,86

7,32

0,28

8

1469,30a

56,83

5,47

1382,60a

62,67

6,41

0,06

9

1639,10a

50,30

4,34

1514,70b

60,94

5,69

0,04

10

1794,50a

68,27

5,38

1599,00b

80,62

7,13

0,04

11

1899,10a

82,05

6,11

1697,90b

58,59

4,88

0,03

12

2069,20a

116,32

7,95

1827,30b

91,22

7,06

0,02

So sánh %

113,23



100




Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả trên 3.15cho thấy khối lượng của gà thí nghiệm tăng đều qua các tuần tuổi. Từ tuần đầu đến tuần thứ 6: khối lượng gà ở lô được bổ sung chế phẩm Algimunở tuần thứ nhất đến tuần 6 lần lượt là: 97,61g; 190,09g; 306,29g; 449,09g; 622,20g, 936,52g cao hơn khối lượng gà không bổ sung Algimun96,41g; 188,57g; 305,83g; 448,05g; 610,61g; 895,39gtuy nhiên sự khác nhau này không rõ rệt (P>0,05). Như vậy, ở giai đoạn đầu của sinh trưởng, chế phẩm Algimun chưa thể hiện sự khác nhau lên khả năng sinh trưởng của gàRi lai.Tuy nhiên ở 3 tuần tiếp theo thì khối lượng gà có bổ sung Algimun có xu thế lớn hơn khối lượng gà không bổ sung Algimun, cụ thể là: các tuần 7, 8 ở lô thí nghiệm gà có khối lượng trung bình là: 1239,3g, 1469,1g;lô đối chứng tương


ứng là: 1175,75g, 1382,6g, (P=0,06>0,05). Theo Lesson và cs (2009), thì sự khác nhau trong khẩu phần ăn ở giai đoạn khởi động sẽ ảnh hưởng đến khối lượng của gà ở giai đoạn kết thúc. Cũng theo Tilden và cs (2000) thì ở ngày thứ 7 nếu khối lượng gà khác nhau 1g đến ngày thứ 18 khối lượng sai khác là 3g và ởngày 49khối lượng khác nhau 5g.

Ở tuần thứ 9, 10, 11, 12 khối lượng gà ở lô thí nghiệm (bổ sung Algimiun) là 1639,10 g; 1794,5g, 1899,10; 2069,20 lớn hơn (P<0,05) so với lô đối chứng (không bổ sung Algimun) là 1514,70 g; 1599g; 1697,90 g; 1827,30 gr.So sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thanh Vân và cs (2020) khi bổ sung acid Pak 4 way cho gà Ri lai, thì kết quả của chúng tôi có cùng xu hướng.

Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 2 minh hoạ bằng hình 3.6.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hình 3.6. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm 2

Theo Nguyễn Đức Hưng và cs, (2014): kết thúc 12 tuần tuổi gà Ri laiDABACO có khối lượng 1450,5 - 1504,3 g/con, gà JAPFA là 1359 - 1409 g/con, Khối lượng gà trong thí nghiệm này cũng cao hơn khối lượng các nhóm gà CP (Xuân Mai), ri lai và GF168 đã công bố của các tác giả Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (a) (2015), Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (b) (2015).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023