Cơ Sở Khoa Học Của Việc Nghiên Cứu Sự Di Truyền Các Tính Trạng Sản Xuất Của Gia Cầm


cho chất lượng thịt tốt của Việt Nam để phục vụ chăn nuôi nông hộ và trang trại. Trong giai đoạn đầu, con lai (¾ Lương Phượng, ¼ Ri) được tạo ra bằng cách cho lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái lai (Lương Phượng x Ri) hoặc (Ri x Lương Phượng). Hiện nay các thế hệ gà lai (¾ Lương Phượng,¼ Ri) tự giao được nuôi nhiều ở các hộ và trang trại chăn nuôi gà thả vườn thuộc các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Phú Thọ. Trong quá trình lai tạo và nuôi triển khai cho thấy gà Ri lai có khả năng sinh trưởng tốt (Nguyễn Huy Đạt và Hồ Xuân Tùng, 2004).

Gà Ri là giống phổ biến nhất được nuôi chủ yếu ở miền Bắc, con lai giữa gà Ri với giống gà khác có màu lông khác với gà thuần. Da và chân màu vàng, gà Ri nuôi theo phương thức quảng canh có khối lượng sống 310 - 330g lúc 60 ngày tuổi, - 5 - dòng trống nặng 600 - 620g và dòng mái là 510 - 530g (NgôThị Kim Cúc, 2010). Hiện tại gà Ri tồn tại 95 - 96%, thông thường nuôi quảng canh trong điều kiện nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ còn sống 60 - 70% và năng suất thấp.

Gà Lương Phượng là một trong những giống nhập nội được nuôi phổ biến ở miền Nam, lúc 60 ngày tuổi khối lượng sống của gà Tàu Vàng là 637g, 60 ngày tuổi dòng trống nặng 1300g, dòng mái nặng 1060g, năng suất 120 quả trứng/mái/năm. Trong điều kiện nghèo dinh dưỡng năng suất thấp hơn 10 - 15%. Gà Tàu Vàng thả trong nhà kín 16 tuần tuổi đạt 1991g đối với con trống và 1422g đối với con mái. Chọn hậu bị lúc 19 tuần tuổi, khối lượng gà trống 1942g và gà mái đạt 1466g. Tỷ lệ nuôi sống là 92,1% và 94,8% tương ứng cho giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi và 9 - 14 tuần tuổi. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tương ứng 2,32kg và 6,85kg/ kg tăng trọng đối với con mái và 4,64kg cho gà trống. Nuôi thâm canh năng suất trứng 120 quả trứng/mái, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 3,14kg, tỷ lệ trứng có phối 86% khi tỷ lệ phối giống 81,1% (NgôThị Kim Cúc, 2010)

Khối lượng sống ở 11 tuần tuổi của gà Ri là 1016,67 g và gà Ri lai (¾ Lương Phượng, ¼ Ri) là 1479,17 g. Như vậy, gà Ri lai có khối lượng sống lớn


hơn (462,5g) so với gà Ri và sự sai khác về khối lượng sống giữa gà Ri lai và gà Ri là rất rõ ràng (P<0,01). Mặt khác, khối lượng sống giữa các cá thể của cùng một loại gà là khá lớn ở gà Ri (Cv = 25,21%) và gà Ri lai (Cv = 21,74%). Điều này có thể được giải thích là do khối lượng gà trống là lớn hơn rất nhiều (P < 0,001) so với gà mái. Cụ thể, khối lượng mổ khảo sát của gà mái và gà trống ở gà Ri là 800.00 và 1233.33 g; ở gà Ri lai tương ứng là 1191.67 và 1767.67g (Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo, 2010).

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm

1.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng

* Khái niệm về sinh trưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác.

* Các giai đoạn sinh trưởng của gà.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 3

Đối với gà, quá trình tích luỹ các chất thông qua quá trình trao đổi chất đó, là sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào, số lượng tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở tính di truyền. Sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn dần của các mô, đó là sự tăng lên về kích thước của tế bào và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn trưởng thành.

+Giai đoạn gà con


Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, một số bộ phận của cơ quan nội tạng còn chưa phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu hoá trong hệ tiêu hoá chưa đầy đủ do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý đến thức ăn dễ tiêu, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gà. Quá trình thay lông diễn ra trong cùng giai đoạn này là quá trình phát triển sinh lý, nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu, do đó cần chú ý đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết yếu trong khẩu phần thức ăn.

+ Giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn thiện, số lượng tế bào tăng chậm chủ yếulà quá trình phát dục. Quá trình tích luỹ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một phần để tích luỹ mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.

* Số đo sinh trưởng của gà

+ Khối lượng cơ thể

Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ thể tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi. Đơn vị tính được tính bằng g/con hoặc kg/con.

+ Sinh trưởng tuyệt đối

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39 - 77, 1997). Sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.

+ Sinh trưởng tương đối

Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể khi kết thúc quá trình khảo sát


so với thời điểm đầu khảo sát (TCVN 2.40 -77, 1997). Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm dần theo tuổi.

Sau giai đoạn trưởng thành là giai đoạn già cỗi, ở thời kỳ này khối lượng không tăng mà có chiều hướng giảm. Nếu vẫn có hiện tượng tăng khối lượng thì đây là do quá trình tích luỹ mỡ. Thời kỳ này sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tuổi và điều kiện sống của con vật. Thời kỳ già cỗi được tính từ khi con vật ngừng sinh trưởng, khả năng sinh sản và mọi khả năng khác đều giảm (Lê Huy Liễu và cs, 2004).

- Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng của gia súc gia cầm nói chung. TheoChambers J.R, (1990), đường cong sinh trưởng của gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:

+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.

+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất .

+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng.

Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng, giống, giới tính (H.Knizetova và cs, 1991).

Trần Long, 1994 khi nghiên về đường cong sinh trưởng của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trưởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi với gà trống và 6 -7 tuần tuổi đối với gà mái.

*Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng

- Ảnh hưởng của giống

Mỗi giống có một tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống


và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1997) đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.

Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi.

Nhà nghiên cứu đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết giới tính cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của gia cầm.

- Ảnh hưởng của tính biệt

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng bởi tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác này được biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh dục mà là do các gen liên kết với giới tính.

Theo Jull M.A,(1923) cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North M.O (1990), đã rút ra kết luận: lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi hơn 11%, 5 tuần tuổi hơn 17%,

6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8 tuần tuổi hơn 27%.

- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.


Lê Hồng Mận và cs (1993) cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.

Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà broiler, nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi.

- Ảnh hưởng của chăm sóc quản lý:

Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ

Theo Trần Thanh Vân và cs. (2015)thì nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 29 ngày thích hợp là 220C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.

Wash Burn (1992), cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir (1992), qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C ẩm độ tương đối 66 % đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống 20 - 30 % ở gà mái so với điều kiện thích hợp về khí hậu. Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử


dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, Vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng.

Vì vậy, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng.

-Ảnh hưởng của ẩm độ và thông thoáng

Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà.

Độ thông thoáng trong chuồng nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp gà đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật.

Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ.

- Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

Theo Trần Thanh Vân và cs (2015), với gà broiler giết thịt sớm 42 - 49 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux /m2, ngày thứ tư đến kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2.

Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm tốc độ tăng khối lượng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che ánh


nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng, hoặc có thể sử dụng bóng đèn có cùng công suất của để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn.

-Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt

Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. Do vậy tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thí nghiệm

1.1.3.2. Khả năngchuyển hóa thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượngcàng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Để đạt được một khối lượng cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài hơn, năng lượng giành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh thì quá trình trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó tiêu tốn thức ăn giảm.

Chambers J.R và cs, (1990) đã xác định hệ số tương quan di truyền giữa tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường rất cao từ: 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là thấp và âm (từ: - 0,2 đến - 0,8).

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, đối với gà thịt thì giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn giai đoạn sau.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí