Số Lượng Và Sản Lượng Sản Phẩm Chăn Nuôi Tỉnh Nghệ An


con năm 2007, lợn tăng từ 1.190.000 con lên 1.239.000 con, bò tăng từ

315.000 con lên 445.000 con năm 2007, gia cầm tăng từ 10.524.000 con năm 2003 lên 10.730.000 con năm 2007. Điều đó cho thấy từ việc chăn nuôi trâu bò phục vụ cày kéo trong sản xuất nông nghiệp nay đã chuyển dịch theo hướng chăn nuôi lấy thịt cho sản phẩm, hàng hoá đang tăng nhanh theo yêu cầu của các tiểu vùng trong tỉnh, yêu cầu trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước.

Năm 2007 cũng đã tập trung đẩy mạnh chương trình chuyển đổi một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cỏ tập trung để phát triển chăn nuôi. Đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 3.905 ha cỏ, năm 2007 trồng mới 750 ha, đưa diện tích cỏ tập trung toàn tỉnh lên 4.650 ha.

Bảng 2.14. Số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi tỉnh Nghệ An


Chỉ tiêu

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

I- Số lượng 1.Gia súc

Trong đó:

- Trâu

- Bò

2. Gia cầm

3. Chăn nuôi khác


Ngh. con


1.793


1.854


1.921


1.850


1.919


Ngh. con


288


289


294


288


292

Ngh. con

315

350

388

426

445

Ngh. con

10.524

10.274

10.950

10.156

10.730

Ngh. con

62,5

80,8

101,3

124,1

132

II. Sản lượng thịt giết mổ gia súc, gia cầm chăn nuôi

- Trong đó

Thịt lợn


Tấn


93.623


105.754


122.074


124.032


132.008


Tấn


67.930


80.321


93.810


94.982


98.087

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An - 11

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An


Năm 2007, tiếp tục chỉ đạo thực hiện xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 297 trang trại chăn nuôi, trong đó có 81 trại chăn nuôi lợn; 27 trại chăn nuôi gia cầm; 162 trại chăn nuôi bò và 27 trại chăn nuôi trâu. Ngoài các sản phẩm chăn nuôi truyền thống như: trâu, bò, lợn, gà… đáng chú ý là đàn dê và hươu trong tỉnh ngày càng phát triển mạnh. Điển hình là ở các huyện miền núi như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tương Dương … là những nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, hươu. Bên cạnh đó hình thành nên những đồng cỏ phục vụ chăn nuôi tạo điều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của tỉnh.

Qua số liệu thống kê ở bảng cho thấy cơ cấu khá phù hợp giữa các loại vật nuôi. Trong chăn nuôi tỉnh vẫn chú trọng phát triển đều các loại vật nuôi mang tính hàng hoá phổ biến và cho giá trị kinh tế cao. Bên cạnh phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi lấy thịt và phục vụ chế biến, tỉnh còn quan tâm phát triển những vật nuôi mang tính đặc sản đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, của thị trường trong và ngoài nước như hươu, dê...

Việc phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn trong chăn nuôi đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, tăng thu ngân sách Nhà nước. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn còn góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý trong chăn nuôi của tỉnh. Việc phát triển đa dạng các loại vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa phương tạo nên một khối lượng hàng hoá tương đối về sản phẩm chăn nuôi, thể hiện cụ thể qua tỷ suất hàng hoá mà tác giả thu thập được từ các thông tin

điều tra ở một số vùng điển hình trong tỉnh

* Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi của tỉnh Nghệ An

Qua số liệu ở bảng 2.15 chúng ta thấy, trong chăn nuôi phát triển các loại vật nuôi mang tính đặc sản như hươu, dê... mang lại tỷ suất hàng hoá cao


hơn các loại gia súc, gia cầm. Hàng năm số lượng gia súc và một số vật nuôi khác mang lại một lượng hàng hoá khá lớn, tỷ suất hàng hoá về các loại vật nuôi này chiếm bình quân hàng năm từ 80% đến trên 90%. Như vậy, nên chăng tỉnh cần có những biện pháp, chương trình đầu tư hơn nữa để phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng địa phương và phát triển mạnh sản xuất hàng hoá trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.

Bảng 2.15. Tỷ suất nông sản hàng hoá trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh


Chỉ tiêu

ĐVT

2003

2004

2005

2006

2007

1. Gia súc

- Số lượng

- Tỷ suất HH


Ngh.con

%


1.793

77,63


1.854

76,84


1.921

82,92


1.850

85,32


1.919

87,84

2. Gia cầm







- Số lượng

Ngh.con

10.524

10.274

10.950

10.156

10.730

-Tỷ suất HH

%

52,08

48,96

56,06

49,32

50,02

3. Chăn nuôi khác







- Số lượng

Ngh.con

62,5

80,8

101,3

124,1

132

-Tỷ suất HH

%

87,92

88,04

89,73

92,08

94,16

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Tuy nhiên trong chăn nuôi những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế do liên tục có những đợt đại dịch, do vậy để chăn nuôi phát triển hơn nữa tỉnh cần có những biện pháp tốt hơn để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn trong chế biến các loại thực phẩm từ sản phẩm chăn nuôi.

* Dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong những năm qua đạt tốc độ phát triển tương đối (từ 1,28% năm 2003 lên 1,36% năm 2006


và 1,42% năm 2007). Như vậy cho thấy dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An bao gồm các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …, các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi như giống, thuốc phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm …, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ chế biến các sản phẩm nông nghiệp …

Cả năm 2007 cung ứng trên địa bàn toàn tỉnh: 100.000 tấn đạm Urê,

5.000 tấn đạm SA, 25.000 tấn phân Kali, 1.000 tấn phân lân, 150.000 tấn phân NPK (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100.000 tấn), 110 tấn thuốc BVTV, 2.000.000 liều thuốc tiêm phòng cho gia súc, 2.100 tấn lúa lai Trung Quốc, 150 tấn ngô lai (trong đó các đơn vị ngành cung ứng 100 tấn), 400 tấn lạc giống, 500 tấn lúa thuần các loại, 350 máy cày nhỏ đa chức năng, 100 cái máy sấy nông sản, 100 cái máy gặt lúa, và 2.000 triệu đồng phụ tùng máy nông nghiệp.

Bên cạnh việc cung ứng đủ số lượng, kịp thời gian, giá cả hợp lý phải đặt lên hàng đầu. Những đơn vị cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thuốc BVTV, thú y, máy cơ khí … không đảm bảo chất lượng gây thất thiệt cho người sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do loại vật tư kém chất lượng gây nên.

Như vậy về cơ cấu ngành, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của tỉnh, góp phần thúc đẩy nhanh quá tình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao với mục tiêu hướng vào xuất khẩu. Nông nghiệp Nghệ An đang dần khẳng định vị trí trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới, kinh tế nông nghiệp đã đóng góp một phần quan


trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân vươn lên làm giàu, thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn của tỉnh. Sở dĩ nông nghiệp Nghệ An đạt được những kết quả trên là do trong những năm qua tỉnh đã có sự quan tâm, đầu tư đúng hướng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là các chương trình, dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà tỉnh đã và đang áp dụng thực hiện. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu cũng có những ưu, khuyết điểm nhất định mà tỉnh cần phải rút ra các bài học kinh nghiệm cho chiến lược phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

2.3.2.3. Cơ cấu thành phần trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An

Tham gia trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An có các thành phần: Doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân.

Bảng 2.16. GTSX và cơ cấu GTSX các thành phần kinh tế của tỉnh

Nghệ An năm 2007


Thành phần

Giá trị sản xuất

(triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng số

8.483.675

100,00

Kinh tế Nhà nước

356.165

4,20

Kinh tế tập thể

2.980.425

35,13

Kinh tế cá thể

5.142.862

60,60

Kinh tế tư nhân

6.223

0,07

- Doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Năm 2007, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước đạt 356.165 triệu đồng, chiếm gần 4,20% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của các thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy khá


vai trò của mình trong sản xuất nông nghiệp trong những năm qua. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước liên tục tăng trong những năm qua. Các doanh nghiệp Nhà nước giữ một vị trí rất quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An. Các doanh nghiệp này vừa là nơi cung ứng các yếu tố đầu vào, vừa là nơi tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất ra chưa qua chế biến, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hàng hoá nông - lâm sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.

- Thành phần kinh tế tập thể.

Kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua cũng có những bước phát triển đáng kể, mà điển hình là các hợp tác xã nông nghiệp, thành phần kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, thành phần kinh tế này ngày càng phát huy khả năng và đem lại hiệu quả cao với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phần kinh tế tập thể hàng năm trên 2.500 triệu đồng. Cụ thể: năm 2006 đạt 2.780.046 triệu đồng, năm 2007 đạt

2.980.425 triệu đồng (chiếm 35,13%). Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới 8 hợp tác xã, đạt 53,34% kế hoạch, đưa tổng số HTX trên địa bàn toàn tỉnh lên 378 HTX. Số xã viên HTX tăng thêm 5.275 người, số lao động có việc làm tăng thêm 5.970 người. Trong đó 133 HTX kinh doanh có lãi trên 20 triệu đồng/năm và 36 HTX có góp vốn cổ phần mới của xã viên, cấp giấy kinh doanh cho 231 HTX nông nghiệp.

Như vậy, nhìn chung bước đầu đã tạo được chuyển biến nhận thức trong nhân dân về HTX kiểu mới, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

- Thành phần kinh tế cá thể.


Trong những năm qua thành phần kinh tế cá thể phát triển khá nhanh, và chủ yếu dưới các hình thức trang trại hộ gia đình

Hiện nay ở khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh có 1.252 trang trại, trong đó: 646 trang trại trồng trọt; 119 trang trại chăn nuôi; 178 trang trại thuỷ sản và 309 trang trại kinh doanh tổng hợp. Số trang trại được cấp giấy chứng nhận trong năm 188 trang trại.

Kinh tế trang trại thực chất là kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá (kể cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản), có quy mô tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể.

Hàng năm kinh tế trang trại đã tạo ra một khối lượng hàng hoá khá, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm trong nước và thế giới. Với tổng giá trị sản xuất của kinh tế trang trại năm 2006 đạt 4.373.182 triệu đồng, năm 2007 đạt 5.142.862 triệu đồng (chiếm 60,6%). Mặc dù vậy, kinh tế trang trại trên đại bàn tỉnh nhìn chung quy mô trang trại còn nhỏ, phân tán, hiệu quả sản xuất và kinh doanh chưa cao.

- Thành phần kinh tế tư nhân.

Thành phần kinh tế tư nhân tham gia trong sản xuất nông nghiệp không đáng kể. Năm 2007 giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này đạt 6.223 triệu đồng (chiếm 0,07%). Sở dĩ như vậy là do thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong nông nghiệp mới hình thành từ năm 2005 với quy mô nhỏ và chưa thực sự phát huy vai trò, khả năng trong sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả đạt được còn rất khiêm tốn

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ an đã có sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, trong đó đáng chú ý là thành phần kinh tế cá thể mà chú trọng là kinh tế trang trại phát triển khá mạnh, phát huy được tiềm năng lợi thế của một số vùng trong nước. Sự tham gia và phát triển của


các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đã góp phần to lớn làm cho sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ an trong những năm qua vẫn còn rất nhiều hạn chế, tồn tại cần có giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững và ổn định.

2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An

* Kết quả đạt được

- Thông qua chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao đã làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc nhận thức của cán bộ cũng như nông dân tỉnh Nghệ An về ý thức bố trí cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình có sang sản xuất những gì thị trường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Năm 2007, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh gặp nhiều khó khăn nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng có thu nhập cao vẫn tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện trên các địa phương, hiệu quả của việc chuyển đổi được khẳng định trên cả hai mặt: Tăng tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ trong việc phát triển cây trồng có hiệu quả kinh tế cao bằng các công thức chuyên rau hoặc sử dụng các công thức luân canh có ít nhất một vụ rau; đặc biệt là diện tích dưa hấu đã đạt trên 1000 ha. Đã có nhiều địa phương (xã, HTX) năng động trong việc tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đã tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm nên hiệu quả sản xuất rất cao.

- Hình thức chuyển đổi khá phong phú, cùng với hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông dân đã sáng tạo ra nhiều công

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2022