Thành Phần Và Giá Trị Dinh Dưỡng Thức Ăn Của Gà Thí Nghiệm 1


khu vực và phương thức chăn thả: Khổi lượng lúc 12 tuần tuổi của gà Ri là 1140g, gà Lương Phượng là 1280g, FCR của gà Ri là 3,20, gà Lương Phượng là 3,07

Cũng theo FAO,(2008) cho thấy tính năng sản xuất của các con lai cụ thể như sau: ♂ Ri x ♀ Kabir khối lượng lúc 12 tuần tuổi đạt 1683g, FCR là 3,17, tỷ lệ nuôi sống là 93,5%. Còn F1 của cặp ♂ Kabir x ♀ Lương Phượng các chỉ tiêu tương ứng 1635g, 3,06 và 98%.Trong khi đó F1 (♂ Sasso x ♀ Lương Phượng) có các chỉ tiêu tương tự: 2369g ở 9 tuần tuổi,FCR từ 2,4 -2,5, tỷ lệ nuôi sống 96%.

Hiện nay, sản phẩm Algimun là dòng sản mới của Tập đoàn Olmix được chiết xuất từ tảo biển bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi nhằm thay thế kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng, mang lại hiệu suất trong chăn nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. Do đây là sản phẩm mới nên chưa có nhiều kết quả báo cáo ứng dụng sản phẩm này trong chăn nuôi gà ở nước ta, hiện mới có kết quả báo cáo của trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh trong buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm của Tập đoàn cho thấy: bổ sung Algimun với liều lượng 1kg/tấn thức ăn giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi gà Cobb 500 đã làm tăng 4% ADG (51,88 g/con/ngày lô thí nghiệm và 49,89 g/con/ngày ở lô đối chứng) và 4% khối lượng cơ thể lúc 42 ngày tuổi (2200,18 g ở lô thí nghiệm so với2114,41 gr ở lô đối chứng).

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Xuất phát từ những thách thức trong chăn nuôi như: Mật độ nuôi, stress từ môi trường nuôi (stress nhiệt), sác tác nhân gây bệnh, chất lượng thức ăn, chuyển đổi khẩu phần ăn, chuyển đổi chuồng nuôi, chương trình vắc-xin, đặc biệt là trên động vật non khiến cho hệ miễn dịch và sức khỏe của vật nuôi không tốt. Đồng thời với việc luật mới quy định các lệnh cấm liên quan đến sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh trong thức ăn của vật nuôi trong đó có gia cầm, và các chấtbổ sung làm tăng giá trị dinh dưỡng và tính chất cảm quan


trong thịt (Haščík và cs., 2006, 2007; Bobko và cs 2009) Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu bổ sung những chất có nguồn gốc từ tự nhiên: Tỏi, gừng, tảo biển, yến mạch… vào trong khẩu phần của vật nuôi nhằm nâng cao hiệu suất chăn nuôi.

Theo (Faculty Member of Islamic Azad University, Chalous Branch, 2010),thì chế độ ăn uống bổ sung 1% bột tỏi thì gà có năng suất thịt cao hơn so với những lô được bổ sung 0,5 và 3% ( P <0,001).

Theo Safa và cs, (2012) và Pourali và cs, (2010), việc sử dụng tỏi có nhiều thay đổi trong việc cải thiện mức độ sinh trưởng và đặc điểm thân thịt gà do yếu tố kích thích tăng trọng. Việc thay đổi về hiệu quả của bổ sung chiết xuất từ tỏi phụ thuộc các yếu tố như con giống, mức độ sử dụng, nguồn gốc tỏi, thời điểm thu hoạch và ngoại cảnh như khí hậu và loại đất.

Khi đánh giá hưởng của các chất phụ gia thức ăn khác nhau trong dinh dưỡng của gà thịt Cobb 500 về chất lượng cảm giác của cơ ngực và cơ đùi cho thấy: Khi bổ sung các chất phụ gia trong chế biến thức ăn cho gà thịt bao gồm: agolin với liều 100 mg/kg-TT, agolin tannin plus với liều 500 mg/kg-TT, Biostrong 510 + FortiBac với liều 1000 mg/kg-TT và agolin acid với liều 1000 mg/kg-TT. Thì tất cả các chất phụ gia này đều làm cho cơ đùi và cơ ức của gà Cobb500 ở 42 ngày tuổi đều có độ mọng nước và mùi thơm tự nhiên của thịt gà và những chất phụ gia này không làm giảm chất lượng thịt (Martin Mellen và cs, 2014).

Một nghiên cứu khác về khả năng sinh sản của gà Cobb 500 khi bổ sung kẽm, mangan, đồng vô cơ và các và các phức hợp của chúng với các axit amin trong phức hợp hữu cơ vào trong khẩu phần ăn cho thấy: Cho ăn chế độ ăn tiêu chuẩn khi bổ sung Zn, Mn, Cu từ các hợp chất hữu cơ thì tăng trọng lượng và độ dày vỏ trứng tốt hơn so với khẩu phần bổ sung các chất trên có nguồn gốc vô cơ (P <0,05) đồng thời giảm tỷ lệ chết phôi sớm (P <0,01).

Theo Ghahremani.A và cs, (2010) cho gà Cobb 500 ăn tăng 3% năng lượng so với năng lượng tiêu chuẩn giống, kết quả cho thấy: với khẩu phần tăng


3% năng lượng so với tiêu chuẩn của giống (bằng ngô và bột đậu nành)thì sinh trưởng tăng và chiều cao lông nhung tá tràng làm FCR cũng tăng theo (P <0,05).

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng các mức năng lượng lên chất lượng thịt của Cobb 500, Akbari S.M và cs (2016) cho biết: Khi tăng 3% năng lượng so với năng lượng tiêu chuẩn giống thì tăng số lượng và chất lượng các acid amin trong thịt ngực.

Vi sinh vật và các enzyme ngoại sinh đã được chứng minh là cải thiện khả năng tăng trưởng ở gia cầm và là thành phần quan trọng trong chương trình sản xuất gia cầm không có kháng sinh. Khi bổ sung các enzym và các vi khuẩn Bacillus trong khẩu phần thì khi sử dụng phụ gia thức ăn làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng khối lượng cơ thể trên ngày và thức ăn tỷ lệ chuyển đổi. Sử dụng kháng sinh giảm đáng kể FCR (theo FloresC.A và cs, 2019).

Theo Dervan D.L.S.Bryan và cs, (2019) cho biết khi bổ sung triết xuất từ cây cải vàng cùng với các enzym lipase, protease, carbohydrase trong khẩu phần thì các khẩu phần có bổ sung triết xuất cải vàng và các enzym đều ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn so với lô đối chứng 3,451 ± 112 kcal/kg so với bữa ăn không bổ sung 2,823 ± 112 kcal / kg (P<0,05)

Khi đánh giá ảnh hưởng của các mức axit amin trong khẩu phần lên tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của gà lai (Cobb MV × Cobb 500). Khi cho chăn với khẩu phẩn có bổ sung các mức axit amin (lysine tiêu hóa: 0,87%, 0,95% và 1.08%) tăng chất lượng và khối lượng thân thịt. Lúc 33 ngày, lô được bổ sung 1,08% lysine tiêu hóa có tỷ lệ thân thịt cao nhất (HiraiR.A và cs, 2019).

Cũng tương tự như ở Việt Nam, tập đoàn Olmixtrước khi đưa Algimun ra thị trường cũng đã liên kết với các nhà nghiên cứu để thử nghiệm sản phẩm và kết quả cho thấy:María García Suárez, (2018) đã theo dõi các chỉ tiêu sản xuất của gà Ross boiler khi bổ sung chế phẩm Algimun vào khẩu phần và cho biết tại thời điểm 35 ngày tuổi khối lượng gà lô thí nghiệm là 1946 gr cao hơn


43 gr sovới lô đối chứng (1903gr), giảm được 0,03kg thức ăn/kg tăng khối lượng (1,65kg so với 1,68kg); ADG tăng 12,gr/con/ngày (54g so với 55,2g/con/ngày).


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng thí nghiệm: Gà broiler Cobb 500 và gà Ri lai (Ri x Lương Phượng), nuôi nhốt, chuồng hở

- Yếu tố thí nghiệm: Chế phẩm Algimun

2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại xã Quyết Thắng –Thành phốThái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian tiến hành: 2019 - 2020

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Algimun đến khả năng sản xuất thịt củagà Cobb 500, nuôi nhốt, chuồng hở.

- Nội dung 2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Algimunđến khả năng sản xuất thịt của gà Ri lai (trống Ri x mái Lương Phương), nuôi nhốt, chuồng hở.

2.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả thí nghiệm 1: Thí nghiệm được tiến hành trên gà Cobb 500 và theo dõi thí nghiệm từ tuần 1 đến tuần 6. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh có lặp lại 3 lần, đồng đều tất cả các yếu tố, chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm là có bổ sung Algimun.

Cách sử dụng: Lấy1g chế phẩm Algimun pha với 20ml nước phun sương lên thức ăn trộn đều với 1kg thức ăn.

Thí nghiệm được nuôi theo phương thức nuôi nhốt, chuồng hở.


Sơ đồ thí nghiệm1được thể hiện theo bảng2.1:

Bảng 2.1. Sơ đồ thí nghiệm 1


Diễn giải

Lô TN1

Lô ĐC1

Cobb 500

Cobb 500

Số lượng gà/lô

75

75

Số lần lặp lại (lần)

3

Số gà thí nghiệm (con)

450

Thời gian nuôi(ngày)

42

Khối lượng gà 1 ngày tuổi (g)

42,33

42,33


Nhân tố thí nghiệm

Algimun

Liều lượng: 1g/kg TĂ Cách sử dụng: Lấy 1g chế phẩm Algimun pha với 20ml nước phun sương lên thức ăn trộn

đều với 1kg thức ăn.

Không

Phương thức nuôi

Nuôi nhốt - Chuồng hở


Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn hỗn hợp Japfa F19 (1 - 14 ngày)

F20 (15 - 28 ngày)

F21 (29 - 42 ngày)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 5

Bảng 2.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm 1

Thành phần dinh dưỡng

01 – 14

ngày tuổi

15 – 28 ngày tuổi

29 – 42 ngày

Mã thức ăn ComF

F19

F20

F21

Độ ẩm (% max)

14,0

14,0

14,0

Đạm thô (% min)

20,5

20,0

19,0

ME (Kcal/kg)

3.000

3.100

3.150

Xơ thô

5,0

5,0

5,0

Canxi (% min – max)

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

Phốt pho (% min)

0,6 – 1,0

0,6 – 1,0

0,6 – 1,0

Muối (% min – max)

0,3 – 0,65

0,3 – 0,65

0,3 – 0,65

Lysine (% min)

1,2

1,0

0,95

Met + Cyst (% min)

0,85

0,82

0,75

Threonine (% min)

0,8

0,72

0,68


Mô tả thí nghiệm 2: Thí nghiệm được tiến hành trên gà Ri lai và theo dõi thí nghiệm từ tuần 1 đến tuần 12, được nuôi theo phương thức nuôi nhốt, chuồng hở. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh có lặp lại 3 lần, đồng đều tất cả các yếu tố, chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm là có bổ sung Algimun.

Cách sử dụng: Lấy1g chế phẩm Algimun pha với 20ml nước phun sương lên thức ăn trộn đều với 1kg thức ăn.

Sơ đồ thí nghiệm 2 được thể hiện theo bảng 2.3:

Bảng 2.3. Sơ đồ thí nghiệm 2


Diễn giải

Lô TN2

Lô ĐC 2

F1 (Ri× Lương

Phượng)

F1 (Ri× Lương

Phượng)

Số lượng gà/lô

50

50

Thời gian nuôi (ngày)

84

84

Số lần lặp lại (lần)

3

Tổng số gà thí nghiệm

(con)

300

Khối lượng 1 ngày tuổi (g)

40,95

40,93


Yếu tố thí nghiệm

Algimun

Liều lượng: 1g/kg TĂ

Cách sử dụng: Lấy1g chế phẩm Algimun pha với 20ml nước phun sương lên thức ăn trộn đều với

1kg thức ăn.

Không

Phương thức nuôi

Nuôi nhốt - Chuồng hở


Thức ăn thí nghiệm

Thức ăn hỗn hợp Japfa Japfa: Queen 1 (1- 32 ngày)

Japfa: Queen 2 (33 - 84 ngày)


Bảng 2.4. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm 2


Thành phần dinh dưỡng

01 – 32 ngày tuổi

33 – 84 ngày

Mã thức ăn

Queen 1

Queen 2

Độ ẩm (% max)

14,0

14,0

Đạm thô (% min)

19,5

16,5

ME (Kcal/kg)

3.050

2,900

Xơ thô

5

6

Canxi (% min – max)

0,7 – 1,4

0,7 – 1,4

Phốt pho (% min)

0,5 – 1,0

0,5 – 1,0

Lysine (% min)

0,95

0,80

Met + Cyst (% min)

0,70

0,55

Threonine (% min)

0,70

0,55

2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi;

- Sinh trưởng tích lũy, tuyệt đối và tương đối;

- Thu nhận thức ăn của gà;

- Hệ số chuyển hóa thức ăn cuả gà;

- Tiêu tốn protein thô (CP)/kg khối lượng sống;

- Chi phí thức ăn/kg khối lượng sống;

- Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)/kg khối lượng sống;

- Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN;

- Một số chỉ tiêu về khảo sát thân thịt: Khối lượng sống, khối lượng thân thịt, tỷ lệ thân thịt, khối lượng ngực, khối lượng cơ đùi, khối lượng mỡ bụng…)

- Một số chỉ tiêu về chất lượng thịt (pH cơ ngực, đùi, tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản, màu sắc thịt, độ dai của thịt,…)

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí