Sức Sống Và Khả Năng Kháng Bệnh


1.1.3.3. Khả năng cho thịt

Khả năng cho thịt của gà broiler chính là khả năng tạo nên khối lượng hệ cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khả năng cho thịt của gà broiler được tính trên 2 góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt.

*Năng suất thịt

Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các phần nạc, mỡ, da. Thông thường ở gà broiler tính tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng.

Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, vệ sinh thú y và phương thức chăn nuôi.

Lê Thị Thúy và cs (2010), khảo sát thành phần chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi cho biết: Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và lườn của gà Ri cao hơn so với gà H’mông. Tỷ lệ móc hàm của gà Ri cao hơn khoảng 5% so với gà H’mông (72,5 - 77,7%)

Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2008), Cho biết: khối lượng sống, thịt móc hàm, thân thịt, thịt ngực và thịt đùi của gà Ri lai cao hơn so với gà Ri 2 - 3%.

*Chất lượng thịt

Chất lượng của thịt nói chung và của gia cầm nói riêng khác nhau tùy thuộc vào loài, giống, độ tuổi và tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.... Ở nước ta chất lượng thịt được đánh giá giá chủ yểu bởi chỉ tiêu cảm quan (hình thái,màu sắc,mùi vị) nhiều công trình nghiên cứu đánh giá chất lượng thịt theo các thành phần hóa học có trong thịt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt. Thành phần hoá học của thịt gia súc bao gồm: protein, lipit, đường, vitamin, men, khoáng và nước. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn do đó độ đồng hoá cũng cao hơn.

Thành phần hoá học của thịt có sự khác nhau giữa các dòng, các giống, lứa tuổi....con lai có sự vượt trội về hàm lượng vật chất khô và protein so với dòng thuần, trong cùng một giống, gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và trị số calo cao hơn so với gà broiler, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 4


Phạm Thành Định và cs, (2017), nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai, kết quả nghiên cứu cho thấy: gà Lạc Thủy được nuôi ở nơi có thời tiết ôn hòa bằng thức ăn HHHC với thức ăn tự trộn cho tỷ lệ sống cao 97 - 98%; gà nuôi bằng thức ăn HHHC lớn hơn so với gà ăn thức ăn tự trộn, nhưng năng suất và chất lượng thịt gà của 2 lô thí nghiệm khác nhau về thức ăn không có sự khác nhau.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng các mức năng lượng trong khẩu phần đến thành phần các axit amin trong thịt gà Cobb 500 (M. Akbar và cs,2016) cho biết: Khi sử dụng các mức năng lượng cao hơn so với tiêu chuẩn năng lượng của gà Cobb 500 (hơn 3% , 6% so với tiêu chuẩn) thì cho hiệu suất tốt hơn và có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng các axit amin trong thịt ức.

* Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm

Chất lượng thịt gia cầm có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, kỹ thuật quản lý, thời tiết và điều kiện nuôi và khả năng những cơ thể gia cầm đáp ứng với môi trường, và tất cả các yếu tố có thể tác động ảnh hưởng đến quá trình sản xuất (Bertol, 2004). Hầu hết các yếu tố chất lượng thịt ảnh hưởng đến gia cầm có thể được kiểm soát trong các công đoạn sản xuất, giết mổ, chế biến thịt. Các yếu tố này bao gồm tuổi tác, giới tính, dinh dưỡng, quản lý, mật nuôi, phương pháp giết mổ, điều kiện môi trường, xử lý, v.v. (Mendes và cs, 2003)

Lê Công Cường (2007) thông báo chất lượng thịt của gà Hồ ở 12 tuần tuổi có tỷ lệ protein thô, lipit thô, khoáng tổng số ở thịt lườn và thịt đùi lần lượt là 23,55% và 19,85%; 0,33% và 1,12%; 1,33% và 1,07%. Nguyễn Thị Hòa (2004) cho biết thịt gà Đông Tảo và gà Ri ở 12 tuần tuổi có tỷ lệ protein thịt lườn lần lượt là 23,09% và 25,49%, protein thịt đùi lần lượt là 21,09% và 22,79%.

- Điều kiện nuôi


Theo McInerney (2004), khi đầu tư chăn nuôi liên quan đến phúc lợi của gia cầm được xem là làm gia tăng giá trị của chất lượng thịt, điều này cũng được chỉ ra bởi Kerstin và cs (2000) và Lima (2005),việc áp dụng các tiêu chuẩn phúc lợi trong chăn nuôi gà thịt có thể làm tăng chất lượng thịt gà, quan điểm này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bolis (2001), đã xác minh năng suất và chất lượng của gà thịt giảm khi gia cầm tiếp xúc với điều kiện nuôi không thuận lợi.

Theo Maddocks và cs (2001) cho rằng việc xử lý chất thải chuồng nuôi và cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi tạo ra sự thoải mái cho gia cầm và nâng cao chất lượng thịt gia cầm. Cũng theo Julian, (2004) đổ ẩm của đệm lót cũng gây ra tổn thương ở đệm bàn chân, ở chân và lượng khí amoniac trong chuồng nuôi, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm.

Bressan và Beraquet (2002), trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi gia cầm nuôi trong điều kiện nhiệt độ môi trường khoảng 30°C thì chất lượng thịt qua nấu sẽ bị thất thoát nhiều hơn (28,7%) so với gà thịt được nuôi ở nhiệt độ 17°C (25,2%).

Mật độ chuồng nuôi không những ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt gà sau khi chế biến, theo Garcia và cộng sự. (2001) quan sát thấy mật độ chuồng nuôi cao dẫn đến lông gia cầm xấu hơn và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả trao đổi nhiệt; cũng làm sự gia tăng thất thoát khi nấu nướng thịt gia cầm.

Một số tác giả cũng nhận thấy rằng lứa tuổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng thịt:gà broiler ở 35 - 49 ngày tuổi, thịt được nấu hao hụt giảm 32,95% (Soerensen và cs, 2000; Kerstin và cs, 1999).

Theo Julian (2004), nhiệt độ môi trường có thể làm cho thịt gà ở giai đoạn non dễ bị thay đổi do những thay đổi quan trọng trong quá trình trao đổi chất để cân bằng nhiệt. Tác giả cũng chỉ rằng một số loại thuốc hóa học như


nicarbazin, và clo và nitrophenol có thể gây ra vấn đề có hại hơn do cơ thể tăng sinh nhiệt.

- Chất lượng thịt được quy định bởi kiểu gen

Hiện nay, công tác giống phát triển nhằm tạo ra những giống gia cầm có năng suất và chất lượng thịt tốt đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng (Gaya, 2006).

Các thuộc tính di truyền khác nhau: Chất lượng thịt và năng suất thân thịt, được nghiên cứu bởi các tác giả Moreira và Garcia (2003) có thể được tạo ra ở các giống ưu thế lai.

Silva và cs. (2001) so sánh hai gen di truyềntrên gà thịt: một với gen (Na) quy định kiểu hình lông cổ thấp và một gen với lông cổ bình thường (nana), và quan sát thấy rằng, khi nuôi trong cùng một điều kiện nhiệt độ môi trường(38- 42 ºC), những gà có gen (Na) có khả năng chống stress nhiệt tốt hơn khi so với những gà có gen (nana). Do đó khả năng thất thoát chất lượng thịt sau khi chế biến của nhóm gà có gen (Na) sẽ tốt hơn.

Các nghiên cứu khác cho rằng khi giảm khối lượng lông có thể giúp gà trao đổi nhiệt tốt hơn trong điều kiện nuôi ở các nước nhiệt đới, và có khả năng chịu được nhiệt độ cao (Marder và Arad,1989; Macari và Gonzales, 1990; Singh và cs, 2001; Moreira và cs, 2006).

Debut và cs, (2004) ước tính sự biến đổi di truyền giữa các dòng về chất lượng thịt ức và thịt đùi (độ pH giảm, màu sắc, sự thất thoát qua quá trình làm chín) được so sánh trên 2 dòng gà broiler ở Pháp: dòng gà có tốc độ sinh trưởng nhanh và dòng gà có tốc độ sinh trưởng chậm trong cùng một điều kiện chăn nuôi thì dòng gà có tốc độ sinh trưởng nhanh có độ pH thịt đùi thấp hơn dẫn đến màu nhạt hơn.

+ Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng thịt

Garcia và cs. (2005) nghiên cứu sử dụng hạt kê thay thế ngô trong thức ăn cho gà thịt, và nhận thấy mối tương quan nghịch giữa độ pH của thịt gà và


lượng ngô thay thế trong khẩu phần. Đồng thời hạt kê trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến màu thịt, làm cho thịt có màu nhạt hơn.

Ảnh hưởng của vitamin E (α-tocopheryl axetat) khi bổ sung vào khẩu phần của gà thịt đến chất lượng và cảm quan của thịt gà khi đông lạnh: hai khẩu phần ăn với các nghiệm thức được so sánh như sau: (1) đối chứng có bổ sung 30, 20, và 15 mg α-tocopheryl axetat / kg thức ăn vào các giai đoạn tuổi tương ứng là 0-20, 21-38 và 38-45 ngày tuổi; (2) lô thứ 2 bổ sung 30 mg α -tocopheryl axetat / kg thức ăntừ 0 đến 20 ngày tuổi và 200 mg α -tocopheryl axetat / kg thức ăn từ 21 - 45 ngày tuổi. Khi phân tích cho thấy rằng mức α -tocopherol trong cơ của gà cho ăn chế độ ăn bổ sung cao hơn 6-7 lần so với những con gà được cho ăn theo chế độ ăn đối chứng. Chất lượng thịt được đánh giá bằng cảm quan cũng như bằng công cụ kỹ thuật, chẳng hạn như giá trị axit thiobarbituric (G-MS) (TBA) và sắc ký khí-khối phổ cho thấy bổ sung vitamin E cho đánh giá cảm quan và oxy hóa độ ổn định của thịt gà tốt hơn. Nồng độ của andehit (được coi là nguyên nhân gây ôi thiu),ở nhóm gà số 2 ít hơn nhóm gà số 1.

Ảnh hưởng của axit a-lipoic trong chế độ ăn (a-LA) đến pH của thịt gà, protein kinase kích hoạt AMP (AMPK) kích hoạt và các hoạt động của glycogen phosphorylasevà pyruvate kinase trong cơ sau khi gà bị chết do đó, bổ sung a-LA trong chế độ ăn uống có thể có khả năng làm giảm tỷ lệ tái nhợt, mềm và thịt tiết ra (PSE). (Shen và Du, 2005).

+ Ảnh hưởng của thể trạng gia cầm tới chất lượng thịt

Những gà khỏe mảnh thường cho năng suất và chất lượng thịt tốt hơn những đàn gà ốm yếu. Đặc biệt với các nhóm vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella, độc tố nấm mốc, Listeria monocytogenes, có tồn dư trong thịt gà sau giết mổ cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng thịt và sự hư hỏng của thịt sau giết mổ.

Silva (2006) cho biết việc đánh giá tồn dư vi sinh vật trong thịt gia cầm làtiêu chí đảm bảo chất lượng, cũng như sự an toàn của người tiêu dùng. Số


lượng vi sinh vật sẽ phát triển trong quá trình thịt quá trình xử lý sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của gia cầm và điều kiện chăn nuôi.

+ Quá trình xuất bán và vận chuyển

Leandro và cs, (2001) xác định tổn thương được khi so sánh cách bắt gà bằng thủ công và bắt bằng máy trong quá trình xuất bán thì tỷ lệ tổn thương ở gà tương ứng 16,5% và 7%. Đồng thời theo các tác giả những vết bầm tím ở đùi, chân và ngực ở 25% số gia cầm do quá trình bắt, vận chuyển và dỡ gà tạinhà máy chế biến. Tuy nhiên, hầu hết các tổn thương trongthân thịt được tìm thấy trong quá trình bắt ở ngực (11%),đùi (33%), và cánh (38%).Trật khớp đùi xảy ra khi gà bị kẹt trongchuồng gà thịt và chất vào thùng vận chuyển. Những tổn thương ở các vị trí trên đều ảnh hưởng đến cảm quan và chất lượng thịt gia cầm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt gia cầm từ khâu sản xuất đến giết mổ được quan sát trên 206 gà Cobb500 trại một nông trại ở Braxin cho thấy nguyên nhân chủ yếu là ở khâu bắt gà xuất bán (Gregory,1998).

+ Các yếu tố là gia cầm stress trước khi giết mổ

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định mối tương quan giữa stress trước khi giết mổ với chất lượng thịt (Fletcher, 2002) khẳng định rằng chất lượng thịt gia cầm phụ thuộc nhiều vào việc quản lý trước khi giết mổ, và tổn thất được tìm thấy tại quá trình giết mổ.

1.1.3.4. Sức sống và khả năng kháng bệnh

Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một giống, sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhau nhưng vẫn nằm trong giới hạn của phẩm giống. Theo Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể


thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp.

Khavecman (1972) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường (Brandsch H., Bilchel H., 1978).

Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong chăn nuôi người ta thường lấy tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm, như giai đoạn nuôi từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.

Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng, giống, kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, mùa vụ,… Ngoài các yếu tố trên thì vấn đề nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi. Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt bệnh truyền nhiễm.

Delazari (2001), khi thảo luận về phúc lợi và năng suất, khẳng định rằng gà thịt bị stress nhiều hơn dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng tình trạng sức khỏe của đàn.Để tránh lây lan bệnh, gà bị chết cần được đưa ra khỏi chuồng nuôi càng sớm càng tốt và được xử lý theo tiêu chuẩn thú y.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ảnh hưởng có ích từ chiết xuất thảo dược hay hoạt chất trong dinh dưỡng động vật có thể có như tăng tính ngon miệng và mức ăn, cải thiện sự phóng thích enzyme tiêu hóa nội sinh, kích hoạt đáp ứng miễn dịch và chống khuẩn, chống virus và chống oxy hóa (FAO, 2008).

Bùi Thị Kim Phụng (2012) thử nghiệm cho gà công nghiệp và gà màu tại Gia Kiệm, Đồng Nai ăn bột men bia và chế phẩm tự nhiên từ tỏi - nghệ -


gừng. Kết quả cho thấy, trọng lượng bình quân của gà lúc 6 tuần tuổi là từ 2,32

- 2,34 kg/con, trong khi đó ở các lô đối chứng chỉ đạt 2,11 kg/con. Ở các lô có cho ăn kèm bột bia và chế phẩm tự nhiên, đàn gà có tỉ lệ nuôi sống cao hơn hẳn so với các lô còn lại. Tuy nhiên, lượng thức ăn cơ bản cung cấp cho đàn gà ở các lô này lại ở mức thấp - 14 - nhất, vì thế lợi nhuận thu được cao hơn từ 7,4- 11% so với việc không sử dụng các chế phẩm tự nhiên.

Khi xác định mức bổ sung beta-glucan (là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β- glycoside, được tìm thấy trong thành phần vách tế bào của yến mạch, lúa mì, rong biển, nấm men)thích hợp trong khẩu phần thức ăn (TA) lên năng suất và chất lượng trứng ở gà Hisex Brown giai đoạn từ 33 đến 42 tuần tuổi, kết quả cho thấy ở các khẩu phần bổ sung beta-glucan có năng suất trứng (65,42 - 66,07 quả/mái) và tỷ lệ đẻ (94,81 - 95,75%) cao hơn so với ĐC (64,83 quả/mái và 93,94%) (Nguyễn Thị Kim Khang và cs, 2016)

Theo Trần Anh Tuyên và cs, (2019) cho thấyviệc sử dụng 0,3% chế phẩm probiotics trong khẩu phần ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, phòng bệnh của gà thí nghiệm và năng suất thân thịt, tăng trọng bình quân trên ngày tăng 11,81%, FCR tăng 10,8%, tỷ lệ sống 100%, nâng cao tỷ lệ thịt xẻ.

Lương Thị Thủy và cs (2010) xác định ảnh hưởng các mức bổ sung DL- methionine (Met) vào khẩu phần tự phối chế có 18% protêin thô (18% CP) của con lai (Ngan x Vịt - NV) cho thấy tất cả các khẩu phần có bổ sung Met đều cho tăng trọng cao hơn đối chứng (P<0,05); nhưng không ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn (P>0,05); tăng tỷ lệ thịt xẻ và khối lượng phần thịt ăn được (P<0,05); Bổ sung 0,1% Met trong khẩu phần cho kết quả tốt hơn các mức 0,2 và 0,3% Met. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi nên bổ sung 0,1% Met vào khẩu phần chứa 18% CP cho con lai NV.

Khi nghiên cứu về tính năng suất của các giống gà thả vườn nuôi tại nước ta thì FAO, Duc N V và Long T, (2008) cho thấy đặc điểm này thay đổi theo

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí