Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 12


Ở tất cả các loài gia cầm,pH của thịt lườn trong khoảng từ 5,8 - 6,0 và thịtđùi trong khoảng 6,2 - 6,6 là bình thường; với thịtgia cầm có pH 5,7, khả nănggiữ nước thấp, lượng nước mất nhiều khi chế biến, đó chính làloại thịt PSE (Pale, Soft and Exudate: nhạt, xốp và rỉ nước) và với những thịt có pH > 6,4, khảnăng giữ nước cao và đó là thịt DFD (Dark, Firmand Dry: sẫm, chắc và khô). Tuy nhiên,theo Medic và cs.(2009) lại cho rằng thịt PSE ở gà được đặc trưngbởi pH thấp (< 5,6). So với các nghiên cứu của các tác giả trên thì thịt gà Ri lai trong thí nghiệm 2 của chúng tôi có pH sau15 giờ giết mổ ở mức 5,83 đến 6,39. Sau 24 giờbảo quản, pH thịt giảm nhẹ là do sự phân giải yếm khí glycogen trong cơ đã tạo ra axit lactic.Chỉ tiêu pH thịt ở 12 tuần tuổi giữa 2 lô bổ sung Algimun và không bổ sung Algimun khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Độ sáng thịt đùi và thịt lườn của gà Ri lai tương ứng là 55,96 và 57,21 (lô bổ sung Algimun) và 54,21; 57,134 (lô không bổ sung Algimun) sự khác nhau giữa 2 lô không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Màu đỏ thịt đùi và thịt lườn của gà Ri lai tương ứng là 16,99 và 11,93, ở lô đối chứng tỷ lệ tương ứng là 17,05 và 11,86 sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy, so vớithịt lườn, thịt đùi của gà Ri lai có màu sẫm hơn và đỏ hơnso với gà Cobb500 do đó khả năng giữ nước sau khi chế biến tốt hơn so với gà Cobb500.

Theo tác giả Quiao và cs. (2001) đã phân loại thịt lườn gàthành ba nhóm theo màu sắc: sáng (L* > 53),bình thường (48 < L* > 53) và đậm (L* < 48). Nếu dựa theo phân loại màu sắc này, thịt gà Ri lai thuộc loại màu sáng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy một số dòng gà sinhtrưởng chậm cũng có thịt màu sáng: Lúc 70ngày tuổi, thịt đùi của gà trống ở dòng có tốc độsinh trưởng chậm nuôi chăn thả có màu sẫmhơn so với nuôi trong chuồng kín (độ sáng tươngứng là 75,12 và 78,33); trong khi đó, chỉ tiêu nàyở dòng có tốc độ sinh trưởng trung bình tươngứng là 50,7 và 57,8 (Almasi và cs, 2015). Saricavà cs. (2014) khảo sát chất lượng thịt các dònggà có tốc độ sinh trưởng chậm và con lai 3 giống


của chúng đã nhận thấy: thịt đùi gà trống và gà mái có độ sáng tương ứng là 55,63 và 55,50; màu đỏ tương ứng là 2,43 và 2,63; thịt lườn của gà trống và gà mái có độ sáng tương ứng là59,95 và 60,28; màu đỏ tương ứng là 2,10 và1,97. Như vậy, thịt gà Ri lai vẫn có màu sẫm hơn và màu đỏ hơn rất nhiều so với thịt gà sinh trưởng chậm mà một số tác giả nước ngoàiđã công bố. Gà Hồ lai Mía,Lương Phượng có độ dai thịt đùi và thịt lườn tương ứng là 3,06 và 2,90 kg/cm (Bùi Hữu Đoànvà Hoàng Thanh, 2011). Theo Lê Thị Thúy và cs (2010) độ dai của thịt gà Ri là 2,69, Hồ Xuân Tùng và cs,(2010) cho biết độ dai của thịt gà Ri là 2,15.

3.2.8. Ảnh hưởng của Algimun đến chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thí nghiệm 2

Bảng 3.24. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán

(Đơn vị tính: đ/kg )



Diễn giải

Lô TN 2

Lô ĐC 2


X


X

Giốnggà

3621

3680

Thức ăn

30.500

31.910

Thuốc thú y

850

1.155,50

Điện nước

1.500,32

1.655,56

Chi phíkhác (đệm lót, lưới ngăn ô…)

750

835

Algimun

2000

-

Tổng chi

39.221

39.236

Giá bán

60.000

60.000

Thu - Chi chi phí trực tiếp

20.160

19.135

So sánh (%)

105

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 12

Chi phí trực tiếp cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng


nhất trong chăn nuôi gà thịt, từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Chi phí trực tiếp/kg tăng khối lượng của gà xuất bán được ghi ở bảng 3.24.

Kết quả bảng 3.24 cho thấy: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà lô có bổ sung Algimun là 30.500 đồng, thấp hơn so với lô không bổ sung là 31.910 đồng. Phần chi phí cho thuốc thú y của lô thí nghiệm là 850 đồng thấp hơn lô đối chứng là 1.155,5 đồng. Thu – chi chi phí trực tiếp củalô thí nghiệm là 20.160 đồng cao hơn lô đối chứng là 19.135 đồng. Như vậy việc bổ sung Algimun cho gà ri lai (Ri x Lương Phượng), đã giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. Kết luận

Từ kết quả thu được nghiên cứu và phân tích, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Khi bổ sung chế phẩm Algimun cho gà thí nghiệm Cobb 500 và gà Ri lai (trống Ri x mái Lương Phượng) nuôi chuồng hở đã cho kết quả tốt, cụ thể:

* Về tỷ lệ nuôi sống: Chế phẩm Algimun không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của gà thí nghiệm Cobb 500 và gà Ri lai (trống Ri x mái Lương Phương). Tỷ lệ nuôi sống của gà Cobb 500 đạt 98,67% và gà Ri lai là 96%.

* Về Sinh trưởng:

Chế phẩm Algimun có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của gà thí nghiệm (P<0,05). Sinh trưởng tích lũy của gà Cobb500 và gà Ri lai thí nghiệm tăng 7,16 và 13,23% so với lô đối chứng. Sinh trưởng tuyệt đối gà Cobb500 và gà Ri lai thí nghiệm tăng 7,27 và 13,5% so với lô đối chứng.

*Về Tiêu tốn thức ăn:

Chế phẩm Algimun có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tiêu tố thức ăn của gà thí nghiệm (P<0,05). Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà Cobb 500 giảm từ 1,75 kg (lô đối chứng) xuống 1,63 kg, tương đương với 6,86%. G

Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của gà Ri lai giảm từ 2,97 kg (lô đối chứng) xuống 2,66 kg (lô TN) tương đương với 10,44%.

* Chỉ sổ sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN):

Tăng chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế.

Với gà Cobb 500, chỉ số sản xuất tăng 16,48%; Chỉ số kinh tế tăng 25,32% so với lô đối chứng.

Với gà Ri lai, chỉ số sản xuất tăng 26,88%; chỉ số kinh tế tăng 36,25%.

* Chất lượng thịt

Chất lượng thịt của gà thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung chế phẩm Algimun.


* Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà: Bổ sung chế phẩm Algimun đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y (5,45 và 18,53% đối với gà Cobb500; 4,42 và 26,44 đối với gà Rilai). Góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi gà Cobb500 tăng 876,67đ/ kg gà xuất bán, tương đương với 7,26%; Gà Ri lai 1.025 đ/ kg tương đương với 5,36% .

2. Đề nghị

Có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng chế phẩm Algimun để bổ sung vào chăn nuôi gà lông màu cũng như gà broile tại Việt Nam.

Đề nghị tiến hành thêm các nghiên cứu khi bổ sung Algimun đến các nhóm gà khác như Ross, các nhóm gà lai khác, nhóm gà hướng trứng và đặc biệt trên các nhóm gà nội ở Việt Nam. Như vậy, sẽ có kết quả đầy đủ và chính xác hơn về ảnh hưởng của chế phẩm Algimun lên các nhóm gà thịt và hướng trứng nuôi tại nước ta.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Brandsch H. và Bilchel H. (Nguyễn Chí Bảo dịch) (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

2. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015) (a), “Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của gà CP(chi nhánh Xuân Mai, Hà Nội) nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu hội nghị khoa học CNTY toàn quốcCần Thơ, ngày 28-29/04/2015, trang 188-194.

3. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015)(b), Khả năng sinh trưởng và hiệu quảchăn nuôi gà Rilai (1/4 Lương Phượng x 3/4 Ri), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, (4), 14-19.

4. Cuc N.T.K (2010) VietNamese local chicken breeds: Genetic diversity andprioritizing breeds for conservation, pp. 46 – 47.

5. Lê Công Cường (2007). “Nghiên cứu khả năng sản xuấtcủa tổ hợp laigiữa gà Hồ vàvà Lương Phượng”,Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Phạm Thành Định, Nguyễn Thị Tường Vy, Nguyễn Đức Hưng, Ngô Văn Bình, (2017), “Nghiên cứu sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, tập 126, số 3A, trang 201 – 211.

7. Phạm Thành Định (2017), “Nghiên cứu nuôi thử nghiệm giống gà lạc Thủy tại huyện Cẩm Mỹtỉnh Đồng Nai trong điều kiện nuôi bán chăn thả”,Luận văn thạc sĩ sinh học nghiên cứu theo đinh hướng, Đại học Sư phạm Huế.

8. Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn(2011). Một số chỉtiêu nghiên cứu trong chăn nuôigia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2011


9. Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2011). “Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9 (6): 941 – 947

10. Vũ Duy Giảng (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội

11. Nguyễn Thị Hòa (2004).” Nghiên cứu một số đặc điểmsinh học, khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gengiống gà Đông Tảo”, Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Hoàn, (2014). Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống gà ri ở Thừa Thiên Huế. Báo cáotổng kết đề tài: DHH-2012-02-16

13. Nguyễn Đức Hưng (2014), “Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôithịt 8-13 tuần tuổi”, Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, Chuyênsan Khoa học Nông Nghiệp, Sinh học và YDược, 91A (3), 75-82.

14. Nguyễn Thị Kim Khang, Phạm Ngọc Du, Đỗ Võ Anh Khoa và Sơn Ngọc Thái (2016) , “ Ảnh hưởng của bổ sung Beta-glucan lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm Hisex Brown”,Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, 2016(2)120-124

15. Trần Long, (1994),Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV58; Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Hà Nội 1994, 90 -114.

16. Lê Viết Ly (2004). “Công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên bình diện toàn cầu”, Hội nghị Bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1999-2004, Viện Chăn nuôi,10/2004, Hà Nội.

17. Lê Hồng Mận, Bùi đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993),Nghiên cứu nhu cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp gà Broiler nuôi tách trống mái từ 1 - 63 ngày tuổi, Thông tin gia cầm số 1 - 3/1993, 17, 29.

18. Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường (1992), Chọn và nhân giống gia súc,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 40, 41, 94, 99, 116.


19. Nguyễn Bá Mùi, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức, Nguyễn Bá Hiếu (2012), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông Cằm tại Lục Ngạn Bắc Giang”,Tạp chí Khoa học và Phát triển Học viên Nông nghiệp Việt Nam, tập 10, số 7: 978-985

20. Nguyễn Thị Phương, (2014)” Ảnh hưởng của bố sung tỏi khô và tỏi tươi lên khả năng tăng trưởng của gà thả vườn giai đoạn 04 tuân tuổi đến 13 tuần tuổi” Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Trà Vinh

21. Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đình Tôn (2017), Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp,Tạp trí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 4, tr. 428 – 445.

22. Lê Thị Thúy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Hồng Hạnh (2010), Khảo sát thành phần, chất lượng thịt gà H’Mông và gà Ri ở 14 tuần tuổi, Tạp chí khoa học công nghệ Chăn nuôi, số 25, tháng 8, trang 8 – 12.

23. Lương Thị Thủy, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Đức Hưng (2010) “Ảnh hưởng của bổ sung các mức DL-Methionine trong khẩu phần đến khả năng cho thịt của con lai (NganX Vịt), Tạpchí khoa học Đại học Huế , số 57, 2010

24. Tiêu chuẩn Việt Nam T.C.V.N. 2.39 - 1997.

25. Tiêu chuẩn Việt Nam T.C.V.N. 2.40 - 1997.

26. Hồ Xuân Tùng,Phan Xuân Hảo (2008), “Khả năng sinh trưởng và phát triển của gà Ri lai R1A và R1B tại trung tâm Nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc”, Tạp chíChăn nuôi - Hội chăn nuôi 9, tr. 8 – 11

27. Hồ Xuân Tùng, Phan Xuân Hảo (2010), “Năng suất và chất lượng thịt của gà Ri và con lai với gà Lương Phượng”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Số 22, tr. 43 - 48.

28. Trần Anh Tuyên, Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Xuân Việt, Hoàng Thị Phương Thúy (2019) “ Sử dụng chế phẩm Probioics bổ sung trong thức

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023