Tăng Cường Phối Hợp Với Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Và Cơ Quan Thực Thi

3.4.5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan thực thi

Trên cơ sở 05 Thông tư liên tịch về trao đổi và cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan, giao nhiệm vụ cho đơn vị chuyên trách về thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thường xuyên trao đổi các thông tin liên quan về hàng hóa vi phạm nhãn hiệu.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp trao đổi ý kiến chuyên môn, giải quyết các khó khăn vướng mắc, bất cập trong chế độ chính sách. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tiến hành rà soát và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chủ trì tổ chức và phối hợp tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế tổ chức các hội nghị hội thảo chuyên đề, các khóa đào tạo chuyên sâu về công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới có sự tham gia của đông đảo các cơ quan thực thi. Thông qua các diễn đàn này, các cơ quan thực thi có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan thực thi nước ngoài.

Để đảm bảo cho các cơ quan thực thi có thể phối hợp và có sự kết nối một cách thường xuyên với nhau, tránh tình trạng phối hợp mang tính vụ việc như hiện nay, trong thời gian tới Chính phủ cần nghiên cứu để triển khai thành công cơ chế một cửa quốc gia. Thông qua cơ chế này, tất cả các cơ sở dữ liệu liên quan đến nhãn hiệu được bảo hộ và hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ bao gồm cả hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng hóa NK tại các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thực thi đều được đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Thông qua cổng thông tin điện tử Chính phủ, cơ quan liên quan có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin về các đối tượng, mặt hàng trọng điểm vi phạm quyền SHTT về nhãn hiệu phổ biến và các địa bàn trọng điểm hay diễn ra các hành vi vi phạm tại các cơ quan khác. Chính phủ sẽ ban hành quy định để thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu này. Mỗi cơ quan khác nhau, Chính phủ sẽ cấp

user truy cập và phân cấp quyền sử dụng thông tin tương ứng đảm bảo phù hợp với phạm vi nhiệm vụ quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan Quản lý thị trường và cơ quan Hải quan trong việc trao đổi thông tin để phát hiện các dấu hiệu vi phạm, điều tra hàng hoá giả mạo nhãn hiệu được sản xuất trong thị trường nội địa chuẩn bị XK ra nước ngoài. Đặc biệt là các thông tin về tình hình hàng hoá vi phạm đang được bày bán trên thị trường có nguồn gốc NK.

Căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch đấu tranh liên ngành hàng năm giữa các cơ quan thực thi, tập trung đấu tranh vào các mặt hàng nổi cộm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, ổn định an ninh kinh tế và an toàn xã hội.

3.4.6. Hợp tác với chủ thể quyền trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá

Để nâng cao hiệu quả phối hợp với các chủ sở hữu quyền trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, cơ quan Hải quan phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Cơ quan Hải quan đẩy mạnh việc phối hợp với chủ thể quyền thông qua nhiều hình thức như tổ chức hội nghị đối thoại, gặp mặt trực tiếp hoặc gián tiếp, tiến hành ký kết các văn bản ghi nhớ. Nội dung tập trung là cùng thảo luận và thống nhất biện pháp trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ tài chính để phục vụ công tác đấu tranh bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trên diễn đàn chung, hàng năm cơ quan Hải quan tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan – Doanh nghiệp về công tác bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, không ngừng đổi mới hình thức trao đổi, thảo luận. Thông qua hội nghị đối thoại, giữa cơ quan Hải quan và các chủ thể quyền cùng thống nhất cách thức trao đổi và cung cấp thông tin, việc chủ thể quyền hỗ trợ cơ quan Hải quan trong

việc phát hiện và xác minh hàng hoá vi phạm. Tại hội nghị này, cơ quan Hải quan và các chủ thể quyền sẽ tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan - 18

Với mỗi chủ thể quyền, cơ quan Hải quan cần tổ chức buổi gặp mặt trực tiếp để xây dựng chương trình hành động, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật phù hợp với đặc điểm của từng chủng loại hàng hoá, địa bàn nơi có hàng hoá XK, NK, đưa ra các biện pháp ngăn chặn tương ứng với các phương thức, thủ đoạn vi phạm để các chủ thể quyền có kế hoạch phòng ngừa, chủ động cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp, hàng hóa của mình, đồng thời chủ động trong việc phát hiện những hành vi vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức để cơ quan Hải quan kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm. Đồng thời, để bám sát tình hình các địa bàn trọng điểm, cơ quan Hải quan cần tăng cường phối hợp với các chủ thể quyền tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế xuống địa phương để nắm tình hình. Thông qua kết quả khảo sát, cơ quan Hải quan sẽ có kế hoạch đấu tranh cụ thể xác thực đối với từng địa bàn, tạo điều kiện cho cơ quan Hải quan xác định các trọng điểm.

Trong việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, do hiện nay hầu hết hàng hoá vi phạm SHTT đối với nhãn hiệu đều buộc tiêu huỷ nhưng đa số người vi phạm cố ý hoặc chây ỳ không thực hiện vì tâm lý “của đau con xót”, họ vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hành chính, nhưng đồng thời họ cũng có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu mọi chi phí liên quan đến việc tiêu huỷ hàng hoá vi phạm dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Nhưng người vi phạm đã không tự giác và chây ỳ không thực hiện, dẫn đến cơ quan Hải quan phải ra quyết định tịch thu để tiêu huỷ, chi phí tiêu huỷ phải lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước. Vì vậy, khi xây dựng chương trình hợp tác với các chủ sở hữu quyền, cơ quan Hải quan nên khuyến khích họ hỗ trợ cơ quan Hải quan các trang thiết bị kỹ thuật để phát hiện hàng thật – hàng giả, đặc biệt là hỗ trợ kinh phí thực hiện các biện

pháp khắc phục hậu quả. Cơ quan Hải quan có thể phối hợp tiêu huỷ hàng hoá vi phạm do cơ quan Hải quan tịch thu cùng với doanh nghiệp để một mặt tiết kiệm được thời gian, chi phí, mặt khác góp phần tuyên tuyền, giáo dục nhận thức cho cộng đồng xã hội.

3.4.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng

Hiện nay, mạng lưới dịch vụ về SHTT ở Việt Nam còn rất mỏng, số chuyên gia dịch vụ mới chỉ có khoảng gần 200 người với trên 30 công ty cung cấp dịch vụ này. Thông tin SHTT đang là một trong các khâu yếu nhất của hoạt động SHTT, với năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam về SHTT thuộc loại trung bình, song chưa được phát huy đầy đủ, số lượt người khai thác thông tin rất thấp chỉ khoảng hơn 1.000 lượt người/năm ở cả ba trung tâm tư liệu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và phần lớn các yêu cầu tra cứu là về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp [20, tr.3]. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng về vai trò của công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới còn hạn chế hơn so với nhận thức chung của xã hội. Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng, trước mắt ngành Hải quan cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo người dân nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng, nhất là cư dân tại khu vực biên giới tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm giúp người dân hiểu được tác hại của nạn sản xuất, buôn bán hàng giả; tác động để người tiêu dùng tích cực chủ động tố giác các hành vi vi phạm với các cơ quan chức năng trong đó có cơ quan Hải quan, thực hiện công tác xã hội hóa trong đấu tranh chống hàng giả.

Hai là, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào việc phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, các thông tin liên quan đến hàng hoá như dấu hiệu nhận biết để

phân biệt hàng thật – hàng giả, các nhà NK và phân phối chính thức các sản phẩm chính hãng tại Việt Nam... cho mọi đối tượng liên quan đến hoạt động XK, NK hàng hoá bao gồm: người khai Hải quan, người nhận uỷ thác XK, NK.

Ba là, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục trực tiếp và gián tiếp. Hình thức trực tiếp được thực hiện thông qua việc tổ chức các hội nghị hội thảo, các buổi phổ biến tuyên truyền kiến thức pháp luật tại các cơ quan đơn vị, tổ chức tại các địa phương có tính chất định hướng chuyên đề về bảo vệ quyền SHTT tại biên giới.

Thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, phố biến gián tiếp thông qua nhiều kênh khác nhau như:

- Thiết kế, xây dựng các nội dung tuyên truyền, giáo dục in trên các tờ rơi để tại các khu vực nơi đăng ký làm thủ tục Hải quan tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu ở tất cả các địa phương trong cả nước.

- Phối hợp với Đài truyền hình xây dựng nội dung tuyên truyền để đưa vào phát sóng cùng với chương trình phổ biến kiến thức pháp luật hàng tháng về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới, hướng dẫn nhận thức bằng những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền SHTT.

- Cơ quan Hải quan thường xuyên phối hợp với các báo viết để đăng tải các tin tức về công tác đấu tranh bắt giữ và xử lý hàng hoá vi phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu của cơ quan Hải quan nhằm phản ánh kịp thời đến cộng đồng xã hội.

- Đưa nội dung về công tác bảo vệ quyền SHTT tại biên giới thành một môn học chuyên ngành bắt buộc tại các trường Đại học có đào tạo chuyên ngành về Thuế và Hải quan như các trường Học viện Tài chính, Đại học Luật, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Ngoại thương, các trường Đại học đào tạo chuyên ngành Thương mại quốc tế.

- Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các nội dung về SHTT trên Website Hải quan để đưa các thông tin về hoạt động thực thi quyền SHTT của cơ quan Hải quan phục vụ công tác tuyên truyền cho các đối tượng trong và ngoài Ngành.

3.4.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới quốc gia

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, cơ quan Hải quan cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu theo định hướng sau:

- Định kỳ tổ chức các cuộc hội đàm trực tiếp với các chủ thể quyền SHTT nước ngoài có đăng ký kiểm tra, giám sát nhãn hiệu hàng hóa tại cơ quan Hải quan, thúc đẩy xây dựng các chương trình hành động cụ thể, thiết thực phù hợp với đặc thù hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo vệ, trao đổi và cung cấp thông tin lẫn nhau để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho lực lượng Hải quan chuyên trách về SHTT về cách thức nhận biết để phân biệt hàng thật – hàng giả, các dấu hiệu nghi ngờ để phát hiện hàng hóa vi phạm nhãn hiệu.

- Đối với các Hiệp hội ngành nghề nước ngoài, Tổng cục Hải quan cần ký kết các Bản ghi nhớ hợp tác, các chương trình hành động với các Hiệp hội ngành nghề sản xuất nhiều loại hàng hóa đa dạng, số nhãn hiệu đăng ký bảo vệ tại cơ quan Hải quan lớn như Hiệp hội Lixăng Nhật Bản, Hiệp hội các doanh nghiệp Hoa Kỳ... Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK liên quan đến nhãn hiệu, cần sự phối hợp từ phía các Hiệp hội trong việc cung cấp các thông tin, hỗ trợ cơ quan Hải quan nhận diện hàng hóa nghi ngờ xâm phạm, xác minh thông tin của các tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động vận chuyển và XNK hàng hóa vi phạm. Khi xử lý vi phạm, cơ quan Hải quan cần sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, phương tiện và kinh phí để loại bỏ các yếu tố vi phạm của nhãn hiệu trên hàng hóa hoặc tiêu hủy hàng hóa giả mạo.

- Tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế song phương và đa phương giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước, giữa Hải quan các nước trong khối ASEAN, ASEM, APEC để đưa ra các sáng kiến, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau thực hiện thành công các hoạt động thực thi quyền SHTT tại biên giới giữa các quốc gia.

- Khi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho hệ thống đăng ký online nêu tại điểm 3.4.3 nêu trên, Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ Dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam trong đó có Hợp phần Hải quan, có thể đề nghị Hải quan Nhật Bản cử các chuyên gia có kinh nghiệm sang tư vấn xây dựng và thiết kế các cấu trúc của phầm mềm này trên cơ sở kế thừa những ưu điểm trong hệ thống của Nhật Bản và điều kiện thực tế của Việt Nam để thiết lập một hệ thống đảm bảo có tính ứng dụng cao.

- Hải quan Việt Nam phối hợp với WCO và Tổ chức SHTT thế giới trong mọi khuôn khổ thực thi quyền SHTT tại biên giới, tham gia các hội thảo quốc tế và khu vực để học hỏi kinh nghiệm thực thi của các nước, đề nghị các tổ chức này hỗ trợ đào tạo các chuyên gia đầu ngành về SHTT thông qua việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực thực thi SHTT của cơ quan Hải quan. Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia SHTT của WCO, xây dựng Kế hoạch hành động (Action Plan) thực thi quyền SHTT của Hải quan Việt Nam giai đoạn (2015 – 2020).

Với việc thực hiện tổng thể các giải pháp nêu tại Chương này, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới quốc gia.

KẾT LUẬN

Thế giới đang bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với xu hướng “mở cửa”, “hội nhập” và “phụ thuộc lẫn nhau” giữa các quốc gia. Dần dần các rào cản thương mại do các quốc gia thiết lập nên sẽ được xóa bỏ để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu với sân chơi chung trong WTO. Khi đó, các quốc gia trong đó có Việt Nam phải cắt giảm dần các dòng thuế suất đối với hầu hết các hàng hóa NK, các vi phạm về trị giá tính thuế, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để gian lận thuế sẽ không còn tồn tại, đồng thời cũng là thời kỳ tình hình XNK hàng hóa xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp do tính chất siêu lợi nhuận của hoạt động này mang lại. XNK hàng hóa vi phạm quyền SHTT đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến không chỉ có ở nước ta, mà tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển nhất. Những luận giải về thực trạng và cả những thách thức trong công tác bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới của cơ quan Hải quan cho thấy, tình hình xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới ở nước ta và một số nước trên thế giới trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn, lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách thương mại để thực hiện hành vi vi phạm, đặc biệt là việc thực thi bảo vệ quyền SHTT tại biên giới còn là một lĩnh vực mới đối với cơ quan Hải quan và cộng đồng xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hoá tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan” đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự hiện nay.

Với cách tiếp cận từ các quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng, vai trò của cơ quan Hải quan trong công tác bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để tập trung phân tích và luận giải vấn đề. Kết quả luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023