Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 23

hoàn thiện hơn nữa chế độ quản lý trong đảng và nâng cao năng lực cầm quyền khoa học, dân chủ, theo pháp luật; coi vấn đề xây dựng, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện thúc đẩy đảng trong sạch, vững mạnh của ĐCS Trung Quốc là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, không thể ngưng nghỉ; phải quán triệt yêu cầu tổng thể đối với công tác xây dựng đảng để không chỉ giải quyết vấn đề trong đảng, mà còn có thể giải quyết được vấn đề quản lý đất nước của Trung ương ĐCS Trung Quốc, đảm bảo đảng cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ và cầm quyền theo pháp luật. Việc nỗ lực củng cố, duy trì vai trò và địa vị cầm quyền của đảng đang là vấn đề đòi hỏi ĐCS Trung Quốc tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát triển cả về lý luận và thực tiễn trong thời gian tới.

ĐCS Việt Nam chúng ta cũng đã xác định tăng cường công tác xây dựng và chỉnh đốn đảng là một trong những nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi phải làm thế nào để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng đảng vẫn cần đi sâu nghiên cứu. Trên thực tế, ĐCS Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn và thách thức tương đồng trong công tác xây dựng đảng giống như ĐCS Trung Quốc. Vì vậy, những thành công và hạn chế của ĐCS Trung Quốc trong việc tăng cường xây dựng đảng sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi mở tốt cho ĐCS Việt Nam.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định, với vai trò là đảng cầm quyền, quán triệt thực hiện trị quốc trước tiên phải trị đảng, tăng cường quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay đã xác định kiên trì tăng cường sự lãnh đạo của đảng, kiên trì xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong; kiên trì đảng phải quản đảng, quản cán bộ duy trì sự bảo đảm cơ bản của ưu thế là một đảng cầm quyền, trước sau duy trì mối quan hệ máu thịt giữa đảng và quần chúng; kiên định trừng trị tham nhũng, kiện toàn hệ thống giám sát của đảng và nhà nước; kiên trì tăng cường xây dựng kỷ luật, kiện toàn qui chế, pháp qui trong đảng để cố gắng giữ gìn bản chất của ĐCS Trung Quốc là chính đảng của giai cấp vô sản, đại diện cho lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân, kiên trì nguyên tắc cơ bản lấy nhân dân làm trung tâm. Đặc biệt, việc Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình là hạt nhân đã xác định cần phải quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, đặt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng đảng phong liêm chính vào vị trí nổi bật trong công tác xây dựng Đảng là một phương hướng đúng đắn. Công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã góp phần phản ánh được sự gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng vững chắc quan điểm quần chúng, đi sâu quán triệt đường lối quần chúng của đảng, kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, bám sát các vấn đề trực tiếp nhất, quan tâm nhất, thiết thực nhất của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay để quan điểm cầm quyền lấy nhân dân làm trung tâm không chỉ dừng lại là khẩu hiệu hay là hình thức, ĐCS Trung Quốc cần phải tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, hoàn thiện hơn chế độ quản lý đảng và nâng cao năng lực cầm quyền một cách toàn diện. ĐCS Trung Quốc cần kiên trì tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, nghiêm trị đối với những sai phạm để đảm bảo lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân và lợi ích hợp pháp của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc cũng cần kiên trì kiện toàn chế độ dân chủ, không ngừng làm phong phú hình thức dân chủ, bảo đảm cho nhân dân dựa vào pháp luật thực hiện quyền bầu cử dân chủ, phát huy đầy đủ tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân về tất cả các mặt trong xã hội, cũng như thực hiện tốt công tác cải cách, phát triển và ổn định. Không

ngừng hoàn thiện và mở rộng dân chủ trong đảng để thúc đẩy dân chủ nhân dân, tăng cường giám sát quyền lực cả trong và ngoài đảng, đảm bảo quyền lực do nhân dân trao cho được dùng để mưu cầu lợi ích của nhân dân.

Trước những thách thức thời đại mới, với cạnh tranh sức mạnh mềm ngày càng khốc liệt, đặc biệt những thách thức về hệ tư tưởng, ĐCS Trung Quốc cần hết sức cảnh giác. Trung Quốc là đất nước XHCN lớn nhất cần phải phát huy ưu thế hệ tư tưởng Chủ nghĩa Mác. Các thế lực thù địch luôn có âm mưu thông qua việc thẩm thấu hệ tư tưởng, thực hiện sách lược ―diễn biến hoà bình‖ với các thủ đoạn khó lường, đe doạ nghiêm trọng tới địa vị cầm quyền lâu dài của ĐCS Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc cần sáng suốt, thực sự đổi mới tư duy, tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị, đặc biệt đối với các cán bộ lãnh đạo để loại bỏ tất cả những tư tưởng lệch lạc, sai lầm, không ngừng nâng cao sức mạnh mềm về văn hoá và hệ tư tưởng thể hiện được tính ưu việt của CNXH, kiên trì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác. Các cán bộ, đảng viên cần nhận thức r tình hình thế giới, trong nước và trong đảng, kiên trì lý tưởng Chủ nghĩa Cộng sản, làm tốt công tác của mình, góp phần thúc đẩy trình độ và nâng cao năng lực cầm quyền cũng như công tác xây dựng đảng.

Trong thời gian tới, nếu ĐCS Trung Quốc tiếp tục quyết tâm tăng cường xây dựng đảng, nâng cao năng lực cầm quyền, tiếp tục phát huy tính tiên phong và trong sạch của đảng, quyết tâm xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh, giải quyết được những hạn chế, khó khăn và thách thức tồn tại, không ngừng tăng thêm lợi ích cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu về cuộc sống ngày càng tốt đẹp của nhân dân chắc chắn họ sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của nhân dân và ĐCS Trung Quốc sẽ giữ vững được địa vị cầm quyền lâu dài của mình.

ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam đều xác định kiên trì đi theo con đường XHCN, kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của đảng. Vì vâỵ, hai đảng hai nước cần không ngừng tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi cùng phát triển, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng phát triển đất nước theo hướng hiện đại hoá XHCN, không ngừng củng cố vai trò và địa vị cầm quyền lâu dài của đảng.

Hiện nay, nhiệm vụ then chốt xây dựng đảng mà ĐCS Việt Nam đang gánh vác là vinh quang nhưng cũng rất gian nan vì phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trên nhiều phương diện. Trước hết, Đảng ta cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đổi mới về lý luận xây dựng Đảng. Nhiệm vụ của người đảng viên ĐCS là phải thường xuyên đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, đặt chữ nghiêm lên hàng đầu. Hai là, cần phải nắm vững việc giải quyết những vấn đề nổi cộm đang tồn tại trong đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên chuyên nghiệp có tố chất cao, từ đó, nâng cao năng lực và trình độ cầm quyền, củng cố địa vị cầm quyền lâu dài của đảng. Trong tình hình mới, cần phải đặt xây dựng chính trị lên vị trí quan trọng hàng đầu, kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của đảng, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cầm quyền của đảng, bảo đảm ý chí thống nhất, hành động thống nhất, đưa tiêu chuẩn chính trị vào làm yêu cầu căn bản, xuyên suốt trong các công tác xây dựng đảng về tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, chế độ và đấu tranh chống tham nhũng, bảo đảm đảng luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đảng và nhân dân. Ba là, không ngừng thúc đẩy hoàn thiện các pháp qui trong đảng, siết chặt chiếc lồng thể chế hình thành hệ thống giám sát hạn chế, ràng buộc vận hành quyền lực khoa học và hiệu quả. Bất kể đứng trước tình hình mới phức tạp thế nào, đảng ta cần phải luôn ghi nhớ tôn chỉ của đảng là vì nhân dân phục vụ, phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, do dân và vì dân để cùng nhân dân đồng lòng vượt qua những khó khăn, thách thức đang đối mặt, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

* Bài viết đăng tạp chí:

1. 论革新开放以来越南共产党党内民主制度建设,陈元忠,税光辉,陈映雪

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 23

Luận bàn về xây dựng cơ chế dân chủ trong Đảng của ĐCS Việt Nam kể từ sau cải cách mở cửa/ Trần Ánh Tuyết/ Đại học Quảng Tây/2014(174), Tr.117-121.

2. Một số vấn đề nổi bật trong công tác xây dựng Đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Trần Ánh Tuyết Tạp chí Lý luận chính trị điện tử Ngày 31-5-2016.

3. Dân chủ trong Đảng của ĐCS TQ từ sau Đại hội XVIII Trần Ánh Tuyết Nghiên cứu Trung Quốc 2016, Số 7 (179), Tr. 3-11.

4. Quản trị Đảng nghiêm toàn diện của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII Trần Ánh Tuyết Thông tin Khoa học Lý luận Chính trị 2017, Số 1(26), Tr.67-75.

5. Xây dựng dân chủ ở tổ chức cơ sở đảng của ĐCS Trung Quốc từ thế kỷ XX đến nay Trần Ánh Tuyết Nghiên cứu Trung Quốc 2017, Số 11 (195), Tr.73-82.

6. Thực trạng và triển vọng công tác xây dựng ĐCS TQ từ Đại hội XVIII đến nay Trần Ánh Tuyết Lý luận chính trị 2018, Số 7 , Tr.105-111.

7. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng mô hình phục vụ của ĐCS TQ từ Đại hội XVIII đến nay

Trần Ánh Tuyết Nghiên cứu Trung Quốc 2018, Số 9, Tr.14-23.

8. Vấn đề xây dựng văn hóa chính trị trong ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội 18 Trần Ánh Tuyết Tạp chí Lý luận chính trị số 3 2019, tr.114-117.

9. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa chính trị trong ĐCS TQ và một số giải pháp Trần Ánh Tuyết Tạp chí NCTQ số 8/2019, tr.23-31.

10. Xây dựng đảng về chính trị của ĐCS Trung Quốc sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc Trần Ánh Tuyết Tạp chí NCTQ số 8 2020, , tr.3-17.

11. Quản lý Đảng nghiêm minh, toàn diện của ĐCS TQ từ Đại hội XVIII đến nay Phạm Văn Đức. Trần Ánh Tuyết Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 2021, tr.18-27.

* Bài viết Hội thảo khoa học Quốc tế:

1. Chống tham nhũng của Trung Quốc từ cải cải mở cửa tới nay, thực trạng và triển vọng, Trần Ánh Tuyết Hội thảo quốc tế Trung Quốc 40 năm cải cách mở cửa: Nhìn lại và Triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 8 2018, tr.412-429.

2. Công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc qua 40 năm cải cách mở cửa, Trần Ánh Tuyết Hội thảo quốc tế Trung Quốc 40 năm cải cách mở cửa: Nhìn lại và Triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội tháng 8 2018, tr.343-358.

3. Quan điểm cầm quyền lấy nhân dân làm trung tâm của ĐCS Trung Quốc với thực tiễn công tác xây dựng đảng hiện nay, Trần Ánh Tuyết Hội thảo quốc tế Kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tháng 8 2020, tr. 218-236.

4. 中共十八大以来的全面从严治党---理论与实践的一些问题/ 陈映雪*/范文德, Quản lý

Đảng nghiêm minh toàn diện của ĐCS TQ từ Đại hội XVIII đến nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội thảo quốc tế về Quan điểm của ĐCS ở nước ngoài Hướng tới ngày kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc, tại Bắc Kinh, TQ, GS.TS Phạm Văn Đức NCS. Trần ánh Tuyết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Ban tổ chức Trung ương (2018), Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam – Thực trạng, quan điểm, giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc(2019), Tập Cận Bình - Tư tưởng

CNXH đặc sắc Trung Quốc, 30 chuyên đề, Nxb Học viện chính trị quốc gia (Sách dịch), Hà Nội.

3. Bộ Biên tập Chính trị Tạp chí Cầu Thị (2001), Cái gốc để xây dựng Đảng, nền tảng để cầm quyền, ngọn nguồn của sức mạnh, Nxb Chính trị quốc gia (Sách tham khảo), Hà Nội.

4. Lê Văn Cường (2020), ―Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng và một số biện pháp rèn luyện đội ngũ cán bộ kiểm tra‖, Lý luận chính trị, số 4 -2020, tr. 52-58.

5. Nguyễn Xuân Cường (2017-2018), Bố cục chiến lược “Bốn toàn diện” và thực tiễn từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, Đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Cường (2018), Những nội dung chủ yếu của Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc, Đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội do Văn phòng Viện Hàn lâm chủ trì, Hà Nội.

7. Nguyễn Xuân Cường chủ biên (2018), Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Cường, Đặng Thị Thúy Hà (2017), ―Kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên của ĐCS Trung Quốc‖, Nghiên cứu Trung Quốc, số 10, tr. 3-13.

9. Nguyễn Xuân Cường, Trần Thu Minh (2017), ―Công tác kiểm tra, giám sát trong đảng từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc‖, Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, tr.10-20.

10. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ĐCS Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật (Sách dịch, 2013), Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2018), Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật (Sách dịch), Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Đi (2020), ―Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng‖, Nghiên cứu Trung Quốc, số 7, tr.3-7.

15. Đổng Liên Tường (2010), Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Văn Đức (2017), Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

17. Friedrich Engels, Karl Marx (2018), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Song ngữ Việt -Anh), Nxb Trẻ, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Giang chủ biên (2018), Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - Giáo trình cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

19. Đặng Thúy Hà (2008), ―Đại hội XVII Đảng Cộng Sản Trung Quốc với vấn đề xây dựng Đảng‖, Nghiên cứu Trung Quốc, số 2, tr.13-21.

20. Trần Thái Hà (2015), ―Trung Quốc với công tác phòng chống tham nhũng‖,

Nghiên cứu lập pháp số 15(295), tr. 60-64.

21. Hội đồng lý luận Trung ương (2017), Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế: thách thức, kinh nghiệm của ĐCS Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trịnh Quốc Hùng (2019), Chế độ giám sát nhà nước của Trung Quốc từ sau Đại hội XIX, Đề tài cấp cơ sở Viện NCTQ năm 2019.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022