3.2.3.2. Sinh trưởng tương đốivà sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi
* Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2
Trên cơ sở những số liệu về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tiến hành tính toán sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, kết quả được thể hiện trên bảng 3.16
Qua số liệu thu được ở bảng 3.16 cho thấy độ sinh trưởng tuyệt đối qua số liệu nuôi khảo sát đều tăng dần từ 1 - 7 tuần tuổi sau đó giảm dần điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát dục theo giai đoạn của gia cầm, cụ thể như sau: Tuần đầu sinh trưởng tuyệt đối của lô TN2 và lô ĐC2 lần lượt là 8,09 và 7,93 g/con/ ngàyđạt đỉnh cao ở tuần 5-6 với giá trị tương ứng là 44,90 và 40,68 g/con/ngày; ở tuần 6 -7 là 43,25 và 40,25 g/con/ngày. Từ tuần thứ 8 - 12, tốc độ sinh trưởng của gà thí nghiệm ở cả 2 lô đều giảm dần, 24,30 g/con/ngày (lô TN2) và 18,49 g/con/ngày (lô ĐC2). Đây là đặc điểm của nhóm gà lai và gà nhập nội có tốc độ sinh trưởng nhanh và thời gian sinh trưởng ngắn sẽ cho năng suất thịt cao hơn nhóm gà địa phương (Ri, H’mông..)(Nguyễn Minh Hoàn, (2014) Lê Thị Thúy và cs (2010), Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012)
Kết quả phân tích thống kê tại bảng 3.16 và biểu đồ hình 3.7 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của lô được bổ sung chế phẩm Algimun cao hơn với (P<0,05). Như vậy, khi bổ sung các vitamin, acid amin thiết yếu, các emzyme và các thành phầnkhác cho gà vào giai đoạn đầu thì có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng của gà.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của Trần Thanh Vân và cs (2019) trên gà Ri lai.
Bảng 3.16. Sinh trưởng tuyệt đối của gàthí nghiệm 2(g/con/ngày)
Lô TN 2 | Lô ĐC 2 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
0 - 1 | 8,09 | 0,29 | 5,13 | 7,93 | 0,24 | 4,32 | 0,87 |
1 - 2 | 13,21 | 0,30 | 3,24 | 13,17 | 0,45 | 4,81 | 0,62 |
2 - 3 | 16,60 | 0,45 | 3,87 | 16,75 | 0,31 | 2,58 | 0,71 |
3 - 4 | 20,40 | 0,37 | 2,58 | 20,32 | 0,72 | 5,01 | 0,36 |
4 - 5 | 24,73 | 0,88 | 5,01 | 23,22 | 0,68 | 4,12 | 0,74 |
5 - 6 | 44,90 | 1,31 | 4,12 | 40,68 | 1,22 | 4,23 | 0,06 |
6 - 7 | 43,25a | 1,29 | 4,23 | 40,05b | 1,73 | 6,11 | 0,04 |
7 - 8 | 32,86a | 1,42 | 6,11 | 29,55b | 0,90 | 4,31 | 0,03 |
8 - 9 | 24,26a | 0,90 | 5,24 | 18,87b | 0,72 | 5,37 | 0,03 |
9 - 10 | 22,20a | 1,26 | 8,05 | 12,04b | 0,27 | 3,18 | 0,02 |
10 - 11 | 21,94a | 0,74 | 7,04 | 14,13b | 0,47 | 4,70 | 0,03 |
11 - 12 | 24,30a | 1,05 | 6,13 | 18,49b | 0,42 | 3,22 | 0,04 |
1- 12 | 24,15 | 0,98 | 5,73 | 21,27 | 0,74 | 4,94 | 0,06 |
So sánh % | 113,5 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sinh Trưởng Tích Lũy Của Gà Thí Nghiệm 1 Qua Các Tuần Tuổi
- Tiêu Tốn Thức Ăn Của Gà Thí Nghiệm 1 Qua Các Tuần Tuổi
- Ảnh Hưởng Của Algimun Đến Chất Lượng Thịt Của Gà Thí Nghiệm 1
- Tiêu Tốn Thức Ăn/kg Tăng Khối Lượngcủa Gà Thí Nghiệm 2
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 12
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của algimun đến gà cobb 500 và gà ri lai ri x lương phượng nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm 2 chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.7.
Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2 (g)
50
40
30
20
10
0
Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần 0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11 - 1 - 12
12
Lô TN 2 Lô ĐC 2
Hình 3.7: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 2
* Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng và kích thước thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát, so với lúc ban đầu khảo sát. Trên cơ sở những số liệu về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự sinh trưởng tương đối, kết quả được thể hiện trên bảng 3.17.
Bảng 3.17. Sinh trưởng tương đối của gàthí nghiệm 2(%)
Lô TN 2 | Lô ĐC 2 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
0 - 1 | 81,78a | 2,62 | 4,53 | 80,79a | 2,30 | 4,02 | 0,96 |
1 - 2 | 64,29a | 0,99 | 2,18 | 64,68a | 1,74 | 3,81 | 0,73 |
2 - 3 | 46,82a | 1,29 | 3,91 | 47,44a | 1,47 | 4,37 | 0,69 |
3 - 4 | 37,81a | 0,63 | 2,37 | 37,73a | 0,84 | 3,13 | 0,91 |
4 - 5 | 32,32a | 1,08 | 4,71 | 30,71a | 0,91 | 4,21 | 0,18 |
5 - 6 | 40,33a | 1,09 | 3,82 | 37,82a | 0,61 | 2,27 | 0,29 |
6 - 7 | 27,83a | 1,08 | 5,47 | 27,07a | 0,82 | 4,29 | 0,18 |
7 - 8 | 16,98a | 0,51 | 4,22 | 16,17a | 0,58 | 5,11 | 0,21 |
8 - 9 | 10,93a | 0,53 | 6,91 | 9,12a | 0,40 | 6,21 | 0,78 |
9 - 10 | 9,05a | 0,24 | 3,68 | 5,41a | 0,29 | 7,63 | 0,49 |
10 - 11 | 5,66a | 0,23 | 5,68 | 6,00a | 0,23 | 5,39 | 0,63 |
11 - 12 | 8,57a | 0,34 | 5,54 | 7,34a | 0,25 | 4,77 | 0,41 |
So sánh % | 116,75 | 100 |
Qua bảng 3.17 và biểu đồ hình 3.8 cho thấy sinh trưởng tương đối đều giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi, từ: 81,78% ở 1 tuần tuổi giảm xuống còn 27,83% ở 7 tuần tuổi và ở tuần thứ 12 tỷ lệ này là 8,57% ở lô thí nghiệm; lô đối chứng tương ứng là 80,79%, 27,07% và 7,34%.Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển chung của sinh học gia cầm (Trần Thanh Vân và cs, 2015).
Để thấy rõ hơn về sinh trưởng tương đối của các lô thí nghiệm chúng tôi minh họa bằng biểu đồ hình 3.8.
Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 2 (%)
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần
0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11
Tuần 11 -
12
Lô TN 2 Lô ĐC 2
Hình 3.8. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiêm 2
3.2.4. Ảnh hưởng của algimun đến khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 2 (Ri x Lương Phượng)
3.2.4.1. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm 2
Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và nuôi dưỡng. Khả năng thu nhận thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng sản xuất của đàn gà. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm 2(g/con/ngày)
Lô TN 2 | Lô ĐC 2 | P | |||||
X | m X | Cv % | X | m X | Cv % | ||
1 | 13,40a | 0,53 | 5,61 | 13,40a | 0,41 | 4,30 | 0,93 |
2 | 23,12a | 0,70 | 4,31 | 23,42a | 0,87 | 5,26 | 0,91 |
3 | 30,38a | 1,29 | 6,02 | 30,67a | 1,05 | 4,82 | 0,13 |
4 | 37,54a | 0,82 | 3,08 | 36,89a | 1,09 | 4,18 | 0,27 |
5 | 42,00a | 1,51 | 5,09 | 45,01a | 1,13 | 3,55 | 0,56 |
6 | 78,63a | 3,43 | 6,17 | 75,00a | 2,90 | 5,47 | 0,71 |
7 | 82,00a | 3,42 | 5,89 | 78,00a | 3,99 | 7,23 | 0,33 |
8 | 85,00a | 4,28 | 7,12 | 85,00a | 3,85 | 6,41 | 0,71 |
9 | 88,00a | 4,30 | 6,91 | 83,78a | 5,43 | 9,16 | 0,19 |
10 | 90,00a | 5,11 | 8,03 | 90,00a | 4,48 | 7,04 | 0,27 |
11 | 98,20a | 4,23 | 6,09 | 98,00a | 4,28 | 6,18 | 0,19 |
12 | 103,00a | 6,63 | 9,11 | 100,00a | 3,80 | 5,37 | 0,31 |
So sánh % | 103,00 | 100 |
Qua bảng 3.18 cho thấy lượng thức ăn thu nhận trong ngày của 2 lô gà đều tăng dần theo tuần phù hợp với mức độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
theo các tuần tuổi của gà. Ở lô thí nghiệm, ở các tuần 1,2,3 lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày)là 13,40; 23,12; 30,38; ở tuần 7, tuần 8 là: 82 và 85, tuần 11 là98,20 gam/ngày và tuần thứ 12 là 103g/con/ngày.Ở lô đối chứng, 3 tuần đầu lượng thức ăn thu nhận trong ngày là 13,40g; 23,42g; 30,67g. Ở tuần 7 là 78 g/con/ngày và tuần 12 lượng thức ăn là 100g/con/ngày. Mặc dù lượng thức ăn thu nhận có khác nhau giữa lô TN2và ĐC2 nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đồng (2002). lượng thức ăn hàng ngày còn chịu chi phối bởi: Chất lượng con giống, điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ chuồng nuôi (nhiệt độ thích hợp thì gà ăn nhiều, nhiệt độ không thích hợp thì gà giảm ăn hay còn gọi là giảm khả năng tiêu thụ thức ăn), nếu nhiệt độ quá thấp gà thiếu nhiệt thì gà đứng chụm vào nhau và ăn ít (lượng thức ăn thu nhận ít), mặt khác một phần năng lượng của thức ăn huy động để chống rét, mùi vị thức ăn, chất lượng thức ăn, nước uống, biện pháp quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y... dẫn đến quá trình sinh trưởng phát triển bị chậm, tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng cao dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh tế của đàn gà. Tuy nhiên, trong thí nghiệm của chúng tôi, tất các các yếu tố trên đã được bố trí đồng đều, không có sự khác nhau để đảm bảo điều kiện thí nghiệm và kết quả của thí nghiệm chính xác.
3.2.4.2. Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 2 qua các tuần tuổi
Theo National Research Council, (1994), trong chăn nuôi gia cầm thì cần phải chú ý đến 3 yếu tố đó là: Đặc điểm của gia cầm, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần ăn. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong chăn nuôi gà lấy thịt thì chi phí cho một kg tăng khối lượng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn trong tuần và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn được thể hiện tại bảng 3.19.
Bảng 3.19. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượngcủa gà thí nghiệm 2 (kg)
Lô TN2 | LôĐC 2 | P | |||
X | m X | X | m X | ||
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong tuần (kg) | |||||
1 | 1,66a | 0,01 | 1,69a | 0,03 | 0,97 |
2 | 1,75a | 0,03 | 1,78a | 0,04 | 0,83 |
3 | 1,83a | 0,03 | 1,83a | 0,06 | 0,13 |
4 | 1,84a | 0,03 | 1,82a | 0,05 | 0,06 |
5 | 1,85a | 0,04 | 1,86a | 0,05 | 0,08 |
6 | 1,75a | 0,06 | 1,84b | 0,07 | 0,02 |
7 | 1,90a | 0,07 | 1,95b | 0,09 | 0,04 |
8 | 2,59a | 0,11 | 2,88b | 0,15 | 0,03 |
9 | 3,63a | 0,18 | 4,44b | 0,21 | 0,01 |
10 | 4,05a | 0,17 | 7,47b | 0,39 | 0,04 |
11 | 6,57a | 0,33 | 6,94b | 0,34 | 0,03 |
12 | 4,24a | 0,27 | 5,41a | 0,28 | 0,18 |
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn (kg) | |||||
1 | 1,66a | 0,01 | 1,69a | 0,03 | 0,92 |
2 | 1,71a | 0,03 | 1,75a | 0,04 | 0,62 |
3 | 1,76a | 0,02 | 1,78a | 0,05 | 0,09 |
4 | 1,79a | 0,03 | 1,79a | 0,05 | 0,18 |
5 | 1,76a | 0,04 | 1,84a | 0,05 | 0,23 |
6 | 1,76a | 0,06 | 1,84b | 0,07 | 0,04 |
7 | 1,79a | 0,06 | 1,87b | 0,06 | 0,04 |
8 | 1,92a | 0,07 | 2,02b | 0,06 | 0,03 |
9 | 2,10a | 0,09 | 2,24b | 0,06 | 0,04 |
10 | 2,28a | 0,12 | 2,52b | 0,09 | 0,04 |
11 | 2,52a | 0,11 | 2,78b | 0,13 | 0,04 |
12 | 2,66a | 0,10 | 2,97b | 0,15 | 0,03 |
So sánh % | 0,895 | 100 |
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Số liệu bảng 3.19 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong tuần của gàtăng dần theo tuần tuổi, ở tuần thứ nhất cho phí thức ăn/kg tăng khối lượng là 1,66 kg (lô thí nghiệm), 1,69 kg (lô đối chứng) tăng lên đến 1,85 kg (lô thí nghiệm và 1,82 (lô đối chứng) lúc 5 tuần tuổi. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác (P>0,05) giữa 2 lô trong 5 tuần đầu. Tuy nhiên bắt đầu từ tuần 6 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà có sự sai khác (P<0,05) giữa hai lô, cụ thể như sau: ở tuần 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
của gà ở lô TN2 lần lượt là: 1,75; 1,90; 2,59; 3,63; 4,05; 6,57 và 4,24 kg; với lô
ĐC2 là: 1,84; 1,95; 2,88; 4,44; 7,47; 6,94 và 5,41.
Kết quả về tiêu tốn thức ănđã phản ánh đúng và phù hợp với kết quả sinh trưởng gà trong thí nghiệm của chúng tôi tại bảng 3.19. Theo chúng tôi, tiêu tốn thức ăn khác nhau có ý nghĩa thống kê mặc dù khả năng thu nhận thức ăn không khác nhau giữa 2 lô thí nghiệm và đối chứng là do trong thành phần của Algimun có axit citriclà một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axit citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa, axit citric giúp nâng cao hệ số tiêu hoá thức ăn và tính năng sản xuất của vật nuôi, ngăn ngừa ỉa chảy, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao hiệu suất chuyển hoá thức ăn. Ngoài ra, các muối làm tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein, giúp ổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn cũng tuân theo quy luật tăng dần qua các tuần tuổi, số liệu về tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm 2 được thể hiện bảng 3.19.
Kết quả trong bảng cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn ở cả hai lô cũng tăng dần qua các tuần tuổi, sự khác biệt càng về cuối càng rõ rệt, cụ thể như sau: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn