Địa tầng | Tuổi | Tập hợp các đá | Khu vực phân bố | |
1 | Hệ Đệ tứ (Không phân chia) | Q | Cát, cuội, sỏi, sét. | Phân bố ở các xã Yên Bình, Quyết Thắng,Vân Nham |
2 | Hệ tầng Mẫu Sơn (Phân hệ tầng giữa) | T3cms2 | Bột kết xen thưa thớt cát kết màu nâu đỏ. Ust chamiellacf. opinata Ragosin; U.elliptica Hua; Jutuella nuculiformis Hua | Phân bố ở các xã Tân Thành, Hoà Sơn |
3 | Hệ tầng Mẫu Sơn (Phân hệ tầng dưới) | T3cms1 | Cát kết quaczit thấu kính cuội kết, bột kết màu nâu đỏ | Phân bố ở các xã Tânh Thành, Hoà Sơn, Minh Hoà, Hoà Thắng |
4 | Hệ tầng Nà Khuất | T2nk | Cát kết, bột kết, sét vôi, phiến sét. Trigonodus tonkinensis (Maus); Costatoria phroharpa (Frech); E. goldfassi Alb, Velopecten albertii Goldf; Trigonodus sand bergeri Alb. | Phân bố ở các xã Minh Sơn, Minh Hoà, Hòa Thắng, Hồ Sơn, Tân Thành, Hoà Sơn |
5 | Hệ tầng Khôn Làng | T2akl | Cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, phiến sét, Tuf, riolit porphyr, riolitdaxit. Gymnites cf. incultus (Beyrich); Ceratites aff. nodosus (Braguiece); Gerrillia albertii Credn; Hoernesia chobaiensis Patte | Phân bố ở các xã Minh Sơn, Đô Lương, Vân Nham, Minh Hoà, Hoà Thắng, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hoà Sơn, Đồng Tân, Cai Kinh, Hữu Liên. |
6 | Hệ tầng Lạng Sơn | T1ls | Cát kết, đá phiến sét phần trên có xen các lớp phun trào có thành phần từ Bazơ đến axit. Lytophiceras sp; Ophiceras sp; Claraia Stachei Bittner; Tirolites sp; Paranorites Praestans Spath; Columbites cf. Parisianus Hyatt et Smith. | Phân bố ở các xã: Đồng Tân, Nhật Tiến, Cai Kinh, Hoà Lạc, Hữu Liên |
7 | Hệ tầng Đồng Đăng | P2đđ | Bauxit, alit màu nâu tím, nâu đỏ vôi sét silic, sét than đá vôi đen xen silic. Verbeckina; Neoschnagerina; Neofusulinella prisca Depr; Nankinella inflata (Cob) | Phân bố ở các xã Hữu Liên, Yên Thịnh |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 2
- Các Bước Nghiên Cứu, Đánh Giá Cảnh Quan Phục Vụ Định Hướng Khai Thác Sử Dụng Hợp Lý Lãnh Thổ
- Sơ Đồ Các Bước Nghiên Cứu Và Đánh Giá Cảnh Quan
- Một Số Đặc Trưng Khí Hậu Của Tiểu Vùng Nam Hữu Lũng
- Sự Phân Hoá Lãnh Thổ Tự Nhiên Và Hệ Thống Phân Loại Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng
- Chỉ Tiêu Các Cấp Trong Hệ Thống Phân Loại Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Hệ tầng Bắc Sơn | C - Pbs | Đá vôi dạng khối, đá vôi trứng cá, đá vôi sét. Eusulinella bocki Moell; Neoschnagerina margaritae (Deprat) | Phân bố ở các xã Đồng Tiến, Thanh Sơn, Minh Tiến, Quyết Thắng, Tân Thành, Hoà Bình, Yên Vượng, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Bình, Hữu Liên. | |
9 | Hệ tầng Mia Lé | D1ml | Đá phiến sét vôi, cát kết mika; bột kết. Euryspirifer tonkinensis (Mans); Favosites gollfussi Orb; Favosites Styriacus pen Squameofavosites giganteus Tchern | Phân bố ở các xã Hữu Liên, Yên Lập, Thanh Sơn, Quyết Thắng, Thiện Kỵ |
10 | Hệ tầng Bắc Bun | D1bb | Cát kết, bột kết, phiến sét. Youngolepis cf. Praecurson Chang et yu; Yunnanolepis sp | Phân bố ở các xã Thiện Kỵ, Thanh Sơn, Tân Lập. |
11 | Hệ tầng Thần Sa (Phụ hệ tầng trên) | E3ts1 | Cát kết đa khoáng, đá phiến sét xám. | Phân bố ở các xã Thiện Kỵ, Đồng Tiến, Tân Lập |
12 | Hệ tầng Thần Sa (Phụ hệ tầng dưới) | E3ts2 | Đá phiến, lớp mỏng cát kết đa khoáng. | Phân bố ở các xã Thiện Kỵ, Đồng Tiến. |
(Nguồn: Liên đoàn Bản đồ địa chất Việt Nam [36])
Các bồn thềm nội lục rộng lớn đã để lại một khối lượng trầm tích khá lớn và tương đối đồng nhất chứa phong phú Foraminifera thuộc các mức địa tầng khác nhau có tuổi từ Cacbon đến Pecmi với tên gọi hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs) và hệ tầng Đồng Đăng (P2đđ). Các thành tạo thuộc hai hệ tầng này lộ ra ở phía Bắc khu vực nghiên cứu với địa hình cao và có nhiều vách dốc, được cấu tạo chủ yếu là đá vôi dạng khối, phân lớp dày, đá vôi tương đối sạch, ở phần cực phía Bắc khu vực nghiên cứu có ít đá vôi xen Silic màu sẫm hơn , các sản phẩm phong hoá trên các thành tạo đá vôi có màu nâu đỏ đến nâu sẫm. Sang kỉ Triat hình thành các bồn Rift nội lục với các đá phun trào axit - lục nguyên - cacbonat như ở sông Hiến, An Châu. Đặc biệt trên Rift An Châu còn phát triển trầm tích á lục địa với cát kết màu đỏ tuổi Carni (T3cms) thuộc hệ tầng Mẫu Sơn có bề dày khá lớn. Các thành tạo Triat trong vùng nghiên cứu lộ ra ở phần phía Nam với diện tích khá lớn, địa hình thấp hẳn so với phần phía Bắc. Thành tạo của hệ tầng Lạng Sơn (T1ls) lộ thành dải rộng vắt ngang từ Tây sang Đông gồm chủ yếu cát sạn kết, đá phiến sét và Plagio Riolit có chứa hoá thạch chân đầu và chân Rìa.
Quan hệ của hệ tầng Lạng Sơn với hệ tầng Bắc Sơn (C - Pbs) ở phía Bắc và hệ tầng Khôn Làng ở phía Nam (T2akl) đều là quan hệ kiến tạo. Hệ tầng Khôn Làng (T2akl), thành phần gồm sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét xen phun trào Riolit. Địa hình có dạng đồi, núi thấp đã bị phong hoá mạnh. Đất đá của hệ tầng Nà Khuất phân bố trên diện rộng thuộc phía Nam khu vực nghiên cứu, chạy dài thành những dải đồi cao với thành phần chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết và phiến sét.
Nằm chuyển tiếp lên trên về phía Nam của ranh giới huyện là các thành tạo của hệ tầng Mẫu Sơn, (T3cms1) được chia làm hai phần, phần dưới gồm cát kết hạt vừa, hạt thô màu xám , đôi chỗ chứa cuội thạch anh, có xen các lớp kẹp mỏng sét kết màu phớt vàng nâu đỏ. Phần trên dầy khoảng 800m bao gồm sét kết và bột kết màu nâu đỏ có ánh tím, màu vàng lục, nâu đỏ có kẹp các lớp cát kết hạt nhỏ và các thấu kính sét vôi dạng hạt mịn, màu xám lục. Nhìn chung các thành tạo Triat trong vùng nghiên cứu bị vò nhàu uốn nếp đứt vỡ mạnh, sản phẩm phong hóa thường cho màu vàng đỏ, nâu vàng, nâu xám, riêng sản phẩm phong hoá trên Riolit thường cho mầu nâu đỏ [67].
Từ cuối Triat đến Jura chế độ Rift An Châu có tính nén ép là chính và các bồn Triat khép lại dần đồng thời đôi nơi hình thành các bồn địa hào giữa núi, trầm tích lục địa chiếm ưu thế (thành phần cát, cuội, sỏi sét) với dạng địa hình đồng bằng tích tụ hỗn hợp đa nguồn gốc phân bố ở rìa phía Tây chạy dọc địa phận phía Nam xã Yên Bình và Hoà Bình của khu vực nghiên cứu.
Đặc điểm của các giai đoạn lịch sử địa chất - kiến tạo lãnh thổ Hữu Lũng có quan hệ tới cấu trúc địa tầng, trong đó các tập đá có tuổi và tính chất thống nhất theo quy luật kiến tạo.
2.1.2.2 Địa hình
Về phương diện địa hình, vùng nghiên cứu thuộc vùng núi thấp và trung bình Đông Bắc Bắc Bộ, bao gồm vòm sông Chảy và những dãy núi dạng cánh cung điển hình như sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều với đỉnh cao nhất là Tây Côn Lĩnh 2.414m.
Trải qua các thời kỳ phát triển thăng trầm của lịch sử địa chất và các quá trình ngoại sinh phá huỷ phân cắt liên tục khu vực nghiên cứu thành hai vùng có cấu trúc địa chất và địa hình khác nhau:
* Vùng Bắc Hữu Lũng, thành tạo chủ yếu bởi trầm tích Cacbonat tuổi Cacbon - Pecmi với quá trình karst diễn ra mạnh mẽ và phát triển đến giai đoạn già nua nên địa hình chủ yếu là những khối karst sót với những đỉnh cao từ 400 - 500m cùng những đồng bằng thung lũng karst rộng như Yên Bình, Yên Vượng, Yên Thịnh và Hoà Bình.
* Vùng Nam Hữu Lũng, địa hình chủ yếu có dạng đồi, núi thấp cấu tạo bởi trầm tích biển và trầm tích lục nguyên tuổi Triat, ngoài ra, còn gặp một số thành tạo tuổi Cambri, Đêvôn ở rìa tây bắc của khu vực với độ cao tuyệt đối từ 20 - 30m đến 300 - 400m, bị xâm thực bào mòn mạnh.
Với các chỉ tiêu phân loại địa hình theo nguồn gốc và trắc lượng hình thái [6], địa hình khu vực nghiên cứu được chia làm ba loại: đồng bằng, đồi, núi với các kiểu địa hình đặc trưng như sau (xem hình 2.3):
- Kiểu địa hình núi thấp: Thực chất đây là những đồi cao có đỉnh vượt lên trên 500m, nhưng do năng lượng địa hình lớn, mức độ chia cắt sâu vượt quá 100m, nên chúng được xếp vào kiểu địa hình núi thấp có nguồn gốc bào mòn xâm thực và karst. Kiểu địa hình này được chia ra:
+ Địa hình núi thấp bào mòn xâm thực trên Riolit, phiến sét, cát bột kết: có độ chia cắt sâu dưới 300m, gồm các dạng bề mặt sườn xâm thực bóc mòn tổng hợp xen các dạng bề mặt san bằng cao 300 - 400m và các bề mặt thung lũng tích tụ hỗn hợp proluvi, deluvi, aluvi. Các dạng địa hình này phân bố rải rác ở phía Tây Bắc, Đông Bắc và phía Nam thị trấn Hữu Lũng.
+ Địa hình núi thấp karst trên đá vôi tuổi Cacbon - Pecmi: có năng lượng địa hình lớn, độ chia cắt sâu dưới 300m gồm các dạng sườn rửa lũa hoà tan đổ lở, sườn tích tụ sản phẩm đổ lở, thung lũng karst cùng với các đồng bằng karst. Các dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc Hữu Lũng và các núi nằm ở rìa phía Tây vùng nghiên cứu.
- Kiểu địa hình đồi cao bóc mòn, rửa trôi trên đá phiến sét, cát bột kết: có năng lượng địa hình trung bình, độ chia cắt sâu 50 - 100m. Đây là tập hợp các dạng sườn bóc mòn rửa trôi xen các máng trũng tích tụ hỗn hợp deluvi và aluvi. Kiểu địa hình này phân bố xen kẽ với kiểu đồi thấp nhưng xuất hiện nhiều ở gần ranh giới phía Tây Nam khu vực nghiên cứu.
- Kiểu địa hình gò đồi thấp rửa trôi trên phiến sét và cát bột kết: có năng lượng địa hình thấp, độ chia cắt sâu dưới 50m gồm các dạng sườn rửa trôi bào mòn xen máng trũng tích tụ hỗn hợp aluvi, deluvi. Tập hợp các dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở khu vực thị trấn Hữu Lũng.
- Kiểu địa hình đồng bằng và thung lũng tích tụ, rửa trôi với các dạng địa
hình:
+ Địa hình thềm tích tụ, rửa trôi nguồn gốc sông: đó là các thềm tích tụ, rửa
trôi (đã thoát khỏi ảnh hưởng của mùa lũ) phân bố dọc sông Thương trên chiều dài 25 - 30 km, rộng từ vài trăm mét đến 1000m và dọc theo sông Trung dài 25 - 27 km, rộng từ vài trăm mét đến 2 km.
+ Địa hình đồng bằng tích tụ, rửa trôi đa nguồn gốc: với chiều dài từ 8 - 12 km, rộng từ một vài trăm mét đến 4 - 5 km, nền vật chất lớp dưới chủ yếu là trầm tích Đệ tứ không phân chia với cát, cuội, sỏi, sét, lớp phủ trên tầng mặt mang tính chất đa nguồn gốc, phân bố dọc theo xã Hoà Bình, Yên Bình, Quyết Thắng và phần giáp ranh giữa bốn xã Vân Nham, Minh Tiến, Thanh Sơn và Đồng Tiến.
+ Địa hình thung lũng tích tụ nguồn gốc sông: phát triển dọc theo các bãi bồi thung lũng sông Thương và sông Trung thuộc phạm vi khu vực nghiên cứu.
Như vậy, chính sự phức tạp của cấu trúc địa chất và hình thái địa hình đã chi phối mạnh mẽ trong quan hệ về chế độ nhiệt - ẩm, tính chất thuỷ văn, đặc tính thổ nhưỡng, thảm thực vật... của khu vực nghiên cứu. Điều đó đã ảnh hưởng đến cường độ và xu hướng chuyển hoá vật chất, năng lượng trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang, góp phần thành tạo nên các đơn vị cảnh quan khu vực nghiên cứu.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
2.1.3.1 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa với tổng tích ôn trung bình hàng năm từ 7.500 - 8.5000C. Ở đây có mùa hè nóng và mưa nhiều, có mùa đông lạnh và ít mưa [41]. Với vị trí chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Ninh, Bắc Giang lên vùng đồi núi cực Nam tỉnh Lạng Sơn nên Hữu Lũng có chế độ khí hậu khác biệt với các khu vực phụ cận.
Về mùa hè (tháng VI, VII và VIII) và cả năm ở đây hầu như bị xoá đi sự phân hoá khí hậu theo lãnh thổ mà chỉ còn lại chứng cứ một nền “nhiệt đới” chung, kể cả Lạng Sơn. Nhưng với các tháng nhiệt độ thấp trong mùa đông (tháng XII, I và II) với ảnh hưởng của gió mùa cực đới lục địa Đông Bắc từ vị trí địa lý và sự tương tác
hoàn lưu - địa hình đã tạo ra sự phân hoá về nền nhiệt rõ nét. Nếu Lạng Sơn (đầu đón gió) và Bắc Sơn (hút gió) có nền nhiệt mùa đông khá thấp 13,7 - 14,70C vào loại rét thì khu vực Hữu Lũng mức trung bình đạt từ 14,7 - 15,80C thấp hơn Lục Ngạn, Bắc Giang, Hà Nội và Thái Nguyên [2]. Hữu Lũng nhận nền nhiệt độ mùa đông tương đối ôn hoà, mùa hè chế độ nhiệt thuộc cao nhất so với các khu vực phụ cận xung quanh và có biên độ dao động nhiệt trong năm lên đến 8,30 C phản ánh tính khuất kín của khu vực nghiên cứu (xem bảng 2.2).
Kết quả của sự tương tác giữa hoàn lưu khí quyển với địa hình và vị trí địa lý đã phân hoá khí hậu khu vực nghiên cứu thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng khí hậu Bắc Hữu Lũng bao gồm các xã Thiện Kỵ, Quyết Thắng, Hoà Bình, Yên Bình, Yên Thịnh, Yên Vượng và Cai Kinh. Đây là những dải đá vôi cuối cùng của cánh cung Bắc Sơn với các đỉnh có độ cao 400 - 500m, có chế độ nhiệt ẩm mang nét đặc thù của khu vực Bắc Sơn và ảnh hưởng đến phụ cận bởi quy luật phân hoá nhiệt ẩm theo đai cao.
- Tiểu vùng khí hậu Nam Hữu Lũng là khu vực đồi núi thấp chuyển tiếp từ đồng bằng Hà Bắc có chế độ nhiệt ẩm mang nét đặc thù của khu vực Hữu Lũng [15].
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa đông và mùa hè ở một số trạm
Các tháng mùa đông | Các tháng mùa hè | ||||||
XII | I | II | TB | VI | VII | VIII | TB |
16,5 | 15,0 | 16,1 | 15,8 | 28,1 | 28,5 | 27,7 | 28,1 | |
Đình Lập | 15,1 | 13,8 | 15,1 | 14,7 | 26,8 | 27,1 | 26,4 | 26,7 |
Bắc Sơn | 14,2 | 12,8 | 14,1 | 13,7 | 26,4 | 26,7 | 26,1 | 26,4 |
Thái Nguyên | 17,3 | 15,5 | 16,8 | 16,5 | 28,3 | 28,5 | 27,9 | 28,2 |
Lục Ngạn | 17,4 | 15,4 | 16,7 | 16,5 | 28,4 | 28,8 | 28,0 | 28,4 |
Bắc Giang | 17,7 | 15,9 | 17,1 | 16,9 | 28,7 | 20,9 | 28,3 | 28,7 |
Lạng Sơn | 14,8 | 13,3 | 14,3 | 14,1 | 26,9 | 27,0 | 26,6 | 26,8 |
(Nguồn : Số liệu Khí tượng, Thuỷ văn Việt Nam [15])
a. Đặc điểm khí hậu của tiểu vùng Bắc Hữu Lũng:
Địa hình Bắc Hữu Lũng được đặc trưng bởi kiểu địa hình núi đá vôi có độ cao trung bình 200 - 300 m, là phần rìa ngoài cùng của khối núi đá vôi Bắc Sơn có độ cao 400 - 500 m. Khu vực phía bắc Hữu Lũng có độ chênh cao địa hình tương đối so với Bắc Sơn trung bình khoảng 200m là nguyên nhân phân hoá về nền nhiệt ẩm giữa hai khu vực. Bên cạnh đó, do sự tương đồng về nền nham và kiểu địa hình đặc trưng núi đá vôi nên chủ yếu là sự phân hoá về nền nhiệt theo gradien độ cao. Qua nhiều đợt quan trắc vi khí hậu tại khu vực phía bắc Hữu Lũng và đối sánh với chuỗi số liệu cùng ngày của trạm khí tượng Bắc Sơn và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhận thấy, gradien nhiệt độ của hai khu vực khoảng 0,50C/100m. Như vậy, nhiệt độ khu vực phía bắc Hữu Lũng cao hơn so với khu vực Bắc Sơn khoảng 1,00C, từ đó nền nhiệt của tiểu vùng Bắc Hữu Lũng được nội suy từ chuỗi số liệu của khu vực Bắc Sơn, kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.
Mùa hè khu vực phía bắc Hữu Lũng mát hơn và có nhiệt độ thấp hơn khu vực phía Nam từ 0,6 - 0,80C. Các tháng nóng nhất tập trung vào mùa hè, tức là từ tháng VI đến tháng VIII trong năm. Mùa đông kéo dài từ tháng XII đến tháng II, lạnh nhất vào tháng I với nhiệt độ không khí trung bình 13,80C thấp hơn khu vực phía Nam từ 1 - 1,30C và được xếp vào khu vực có mùa đông rét.
Bảng 2.3. Một số đặc trưng khí hậu của tiểu vùng Bắc Hữu Lũng.
Tháng | Năm | ||||||||||||
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | ||
Nhiệt độ (0C) | 13,8 | 15,1 | 18,6 | 22,6 | 26,1 | 27,4 | 27,7 | 27,1 | 25,8 | 23,1 | 18,9 | 15,2 | 21,8 |
Lượng mưa TB (mm) | 35,5 | 30,3 | 51,6 | 122,8 | 199,8 | 232,6 | 262,8 | 279,1 | 265,5 | 79,9 | 46,6 | 23,6 | 1540,9 |
Số ngày mưa phùn | 4,3 | 6,8 | 7,9 | 3,8 | 0,2 | 0,1 | 0,1 | 0,0 | 0,0 | 0,2 | 1,0 | 2,4 | 26,8 |
Độ ẩm (%) | 80 | 83 | 85 | 84 | 81 | 82 | 83 | 85 | 83 | 80 | 80 | 78 | 82 |
2T (0C) | 27,6 | 30,2 | 37,2 | 45,2 | 52,2 | 54,8 | 55,4 | 54,4 | 51,6 | 46,2 | 37,8 | 30,4 | - |
P/2T | 1.28 | 1,03 | 1,38 | 2,71 | 3,82 | 4,42 | 4,74 | 5,13 | 5,14 | 1,73 | 1,23 | 0,77 | - |
(Nguồn : Số liệu Khí tượng, Thuỷ văn Việt Nam [15])
Lượng mưa ở đây phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa trung bình năm của khu vực này đạt 1.540,9 mm, trong đó 90% lượng mưa tập trung từ tháng IV đến tháng IX trong năm. Số ngày mưa phùn ở khu vực này nhiều hơn khu vực phía Nam và tập trung vào các tháng I, II và III đạt 26,8 ngày. Áp dụng phương pháp tính hệ số khô hạn của Gaussen - Walter [33] và theo tác giả Vũ Tự Lập, khu vực phía Bắc có mùa mưa trung bình kéo dài 6 tháng (từ tháng IV đến tháng IX). Khu vực này không có tháng hạn, trong năm chỉ có một tháng khô (P/2T < 1) là tháng XII, nên được xếp vào kiểu khí hậu có mùa khô ngắn và mùa mưa trung bình.
b. Đặc điểm khí hậu của tiểu vùng Nam Hữu Lũng:
Đặc trưng của khu vực là địa hình đồi núi thấp có nguồn gốc xâm thực, bóc mòn và rửa trôi, được che chắn bởi các khối núi đá vôi ở khu vực phía Bắc. Vì vậy, về mùa đông nhiệt độ trung bình ở đây khoảng 15,90C và kéo dài trong 3 tháng (tháng XII, I, II), trong đó tháng I lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 150C nên được xếp vào khu vực có mùa đông lạnh. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình ở khu vực này đạt 28,10C, cao hơn khu vực phía Bắc từ 0,6 - 0,80C.
Về chế độ mưa ẩm, sử dụng chỉ số Gaussen - Walter kết hợp phương pháp tính tháng mưa của Vũ Tự Lập [33] thì khu vực phía Nam có mùa mưa kéo dài 7