Một Số Đặc Trưng Khí Hậu Của Tiểu Vùng Nam Hữu Lũng


tháng, từ tháng IV đến tháng X (P > 100 mm) và được xếp vào kiểu khí hậu có mùa mưa dài. Tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa đạt 1345,6 mm, chiếm đến 90,42% tổng lượng mưa năm (1488,2 mm). Tổng số ngày mưa phùn trung bình trong năm là 17,1 ngày và có 5 tháng hầu như không có mưa phùn (từ tháng VI đến tháng X). đây có 3 tháng khô là các tháng I, II, III (P/2T < 1) và có 1 tháng hạn là tháng XII (P < T) nên được xếp vào kiểu khí hậu có mùa khô trung bình.

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm đạt 82% tương đương với khu vực phía Bắc nhưng lại có sự khác biệt về biến trình độ ẩm không khí giữa các mùa. Về mùa hè, ở đây có độ ẩm không khí cao hơn và về mùa đông lại thấp hơn khu vực phía Bắc (xem bảng 2.4).

Nhìn chung, Hữu Lũng có chế độ gió tương đối ổn định trong năm. Tốc độ gió trung bình là 0,94 m/s với ba hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (các tháng XI, XII, I, II, III), gió Nam và Đông Nam (các tháng IV, V, VI, VII, VIII, IX, X). Vào mùa đông tốc độ gió thường cao hơn đạt tốc độ trung bình là 1,1m/s. Hữu Lũng là một khu vực có cường độ gió nhỏ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Vào mùa mưa bão, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió hơn so với các vùng lân cận đã thể hiện được tính khuất kín của khu vực nghiên cứu. Về mùa Đông, không khí trở nên khô, lạnh và ít mưa phùn là điều kiện thuận lợi đối với việc ra hoa, đậu quả đối với cây trồng dài ngày, đặc biệt là các cây ăn quả.

Bảng 2.4. Một số đặc trưng khí hậu của tiểu vùng Nam Hữu Lũng


Chỉ tiêu

Tháng

Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ

(0C)

15

16,1

19,5

23,5

27,1

28,1

28,5

27,7

24,7

23,9

20,0

16,5

22,5

Lượng

mưa TB (mm)


24,0


25,0


36,9


133,3


182,4


233,1


237,7


283,5


172,8


106,8


40,4


15,3


1488,2

Số ngày

mưa phùn

3,2

4,2

6,0

2,6

0,1

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,4

0,6

17,1

Độ ẩm (%)

79

80

84

85

81

83

84

86

84

82

79

78

82

2T (0C)

30,0

32,2

39,0

47,0

54,2

56,2

57,0

55,4

49,4

47,8

40,0

33,0

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.



P/2T

0,8

0,78

0,95

2,84

3,36

4,15

4,10

5,12

3,50

2,23

1,01

0,46

-

(Nguồn : Số liệu Khí tượng, Thuỷ văn Việt Nam [15].)

2.1.3.2 Thuỷ văn

Nhân tố thuỷ văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển và phân bố lại vật chất và năng lượng giữa các đơn vị cảnh quan, đặc biệt là các đơn vị cảnh quan có nguồn gốc dòng chảy. Khu vực nghiên cứu có hai đứt gãy chính, đã hình thành nên sông Hoá và sông Trung. Đây là hai con sông chính của Hữu Lũng có tổng chiều dài trên địa bàn nghiên cứu là 32 km.

Sông Trung bắt nguồn từ khu vực núi đá vôi có hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy qua địa phận các xã Quyết Thắng, Yên Bình, Đồng Tân, Nhật Tiến, Thị trấn Mẹt với chiều dài khoảng 17 km, lưu lượng bình quân đạt 1,5 - 32,6 m3/s, do bắt nguồn từ khu vực núi đá vôi, với ảnh hưởng của địa hình karst ngầm nên khả năng điều tiết dòng chảy kém, mùa lũ có thể lên tới 768 m3/s.

Sông Hoá có hướng Đông Bắc - Tây Nam, chảy qua địa phận các xã Hoà Lạc, Cai Kinh, Hồ Sơn, Hoà Thắng, Đồng Tân, Minh Hoà và hội lưu với sông Trung tại thôn Na Hoa xã Hồ Sơn... Con sông có tổng chiều dài chảy qua địa bàn nghiên cứu là 15 km, lưu lượng thấp nhất là 0,28 m3/s, lưu lượng cao nhất về mùa lũ đạt 279 m3/s.

Cùng với hai con sông chính, hệ thống các dòng khe, dòng suối góp phần cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất trong khu vực nghiên cứu.

Các hệ thống khe, suối bắt nguồn trên sườn xâm thực bóc mòn rửa trôi phân bố ở các xã phía Nam của khu vực nghiên cứu và hình thành nên hai dạng dòng chảy:

- Dòng chảy thường xuyên gồm các suối, khe có nước chảy quanh năm, bắt nguồn trên địa hình dốc với thảm thực vật rừng tự nhiên có độ che phủ lớn khoảng 70 - 75%.

- Dòng chảy tạm thời gồm các suối, khe chỉ có nước chảy vào mùa mưa,bắt nguồn trên địa hình dốc nhưng độ che phủ của thảm thực vật còn rất thấp (30 - 40%), khả năng giữ nước kém.


Các hệ thống khe, suối bắt nguồn trên địa hình karst, hình thành dòng chảy tạm thời theo mùa, phân bố ở phía Bắc khu vực nghiên cứu. Do đặc thù của địa hình karst nên các khe, suối ở đây thường ngắn, dốc và dễ trở nên khô cạn.

Ngoài hệ thống dòng chảy sông suối, Hữu Lũng còn có một hệ thống ao hồ tương đối dày đặc như các hồ Khuôn Bình, hồ Cai Hiên, hồ Cốc Lùng... góp phần điều hoà và cấp nước cho khu vực nghiên cứu.

Qua khảo sát nhiều năm cho thấy khu vực nghiên cứu có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, về mùa mưa khu vực phía Nam có mực nước ngầm sâu từ 2 - 4m, khu vực phía Bắc do ở trên địa hình núi đá vôi nên có mực nước ngầm sâu hơn, dao động từ 4 - 6m. Về mùa khô khu vực phía Bắc có độ sâu mực nước ngầm là 10

- 12m trong khi khu vực phía Nam là 6 - 10m.

Như vậy, qua những phân tích trên cho thấy khu vực nghiên cứu có chế độ nhiệt ẩm, vừa mang tính chất chung của khí hậu miền Đông Bắc Bắc Bộ, vừa có những nét đặc thù riêng của khu vực trung du Hữu Lũng. Đây là những tiền đề quan trọng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.


2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và thực vật

2.1.4.1 Thổ nhưỡng

Đất là hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng của cảnh quan. Thông qua tính chất lý học, hoá học và sinh học, đất tham gia duy trì sự sống trong cảnh quan. Về quy luật thành tạo, đất vừa mang tính địa đới, vừa là thành tạo mang tính phi địa đới và được xem như nền tảng để diễn ra trên đó các quan hệ tương tác chặt chẽ, theo nhiều chiều giữa các thành phần tự nhiên với quy mô và tính chất khác nhau. Trong hệ thống phân loại cảnh quan, đất tham gia vào cấu trúc cảnh quan. những cấp lớn của hệ thống phân loại cảnh quan thường là lớp đất hoặc nhóm đất. Những cấp như kiểu, hạng và loại cảnh quan, đất tham gia cấu thành cảnh quan thường là kiểu đất, nhóm loại hay loại đất. Trong các đơn vị cấu trúc hình thái của cảnh quan thì dấu hiệu phân loại ở cấp dạng là tiểu tổ hợp đất (là tập hợp các biến chủng đất). Các khoanh đất trong tổ hợp đất có mối quan hệ phát sinh rõ rệt và chúng thường được


lặp lại một cách đều đặn có quy luật. Việc nghiên cứu đặc điểm lớp vỏ thổ nhưỡng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan.

Quá trình tương tác giữa nền tảng vật chất rắn, địa hình, nguồn dinh dưỡng từ đá mẹ với đặc điểm sinh khí hậu địa phương và các tác nhân xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho lớp vỏ thổ nhưỡng. Trong khu vực nghiên cứu gồm có 10 loại đất với tổng diện tích là 51.889,78 ha, chiếm 64,78% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố và quy mô diện tích của các loại đất từ bản đồ thổ nhưỡng khu vực Hữu Lũng tỷ lệ 1 : 50.000 (hình 2.5 và bảng 2.5), kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và đào trên 140 phẫu diện đất (phẫu diện chính, phụ và thăm dò), trong đó có 85 mẫu phân tích đặc tính lý hoá của đất để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tiềm năng đất trên các đơn vị cảnh quan.

- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs):

Với diện tích 17235,4 ha, chiếm 21,4% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình đồi núi thấp thuộc các xã Minh Sơn, Thiện Kỵ, Đô Lương, Nhật Tiến, Hoà Thắng, tập trung ở hai cấp độ dốc: 8 - 150 chiếm 35,3% và trên 250 chiếm 38,29% diện tích loại đất. Độ dày tầng đất còn tương đối khá với 72,5% diện tích loại đất có tầng dày dao động từ 50 - 100 cm, trừ một số nơi khai thác bất hợp lý (chặt phá rừng, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày liên tục trên đất dốc...) có tầng đất mỏng dưới 50 cm, chiếm 12,3% diện tích loại đất. Qua kết quả phân tích các đặc tính lý - hoá học của đất ở một số phẫu diện trong khu vực nghiên cứu cho thấy đây là loại đất có tiềm năng lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp của

huyện với thành phần cơ giới dao động từ thịt trung đến thịt nặng hơi pha sét và có phản ứng chua (pHKCL từ 3,9 - 4,9). Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt phần lớn ở mức trung bình cho đến khá (OM từ 1,98 - 3,9%) trừ một số nơi đất có tầng dày mỏng dưới 50 cm, không có tầng thảm mục và thường nghèo chất hữu cơ (OM < 1%). Cùng với kết quả phân tích cấp hạt sét và độ no bazơ ở tầng mặt cũng chứng tỏ rằng loại đất này có khả năng hấp phụ thuộc loại trung bình khá (CEC từ 8 - 17 me/100g đất) và đói kiềm(V < 50%). Chính vì vậy, tuỳ theo đặc điểm sinh thái của từng loại cây trồng có thể bón thêm vôi để khử chua cho đất. Hàm lượng các chất


tổng số hầu như đều ở mức nghèo đến trung bình, trừ Kali tổng số ở mức giàu (xem bảng 1 phần phụ lục).


Hình 2 4 Biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất khu vực Hữu Lũng Đất 16

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất khu vực Hữu Lũng.

- Đất vàng đỏ trên Riolit (Fa):

Loại đất này có diện tích là 6.102,07 ha, chiếm 7,58% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và tập trung trên kiểu địa hình núi thấp thuộc các xã Đô Lương, Nhật Tiến, Thiện Kỵ, Minh Sơn, Hoà Sơn. Với 89,36% diện tích loại đất này có độ dốc trên 250 và ở những nơi có thảm thực vật là trảng cỏ, cây bụi hoặc đất trống đồi núi trọc thì độ dày tầng đất rất mỏng, chỉ dưới 50 cm. Kết quả phân tích đặc tính lý, hoá cho thấy loại đất này có thành phần cơ giới tập trung chủ yếu từ thịt nhẹ đến đất thịt trung bình, có phản ứng chua đến rất chua (pHKCL tầng mặt từ 3,85 - 4,4), hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt đạt mức trung bình khá (OM 2,24 - 3,75%), khả năng hấp phụ của đất đạt ở mức trung bình (CEC từ 8 - 16 me/100g đất) và đất thuộc loại đói kiềm. Hàm lượng các chất tổng số đều ở mức trung bình khá, trừ kali tổng số đạt mức giàu. Nhìn chung loại đất này có độ phì ở mức trung bình khá, thích hợp

cho việc phát triển lâm nghiệp.

- Đất vàng nhạt trên cát bột kết (Fq):


Loại đất này phân bố trên các kiểu địa hình đồi núi thấp thuộc các xã ở phía Nam của khu vực nghiên cứu. Với diện tích 9.259,09 ha, chiếm 11,50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, loại đất này phần lớn có độ dốc từ 8 - 150 (chiếm 55,43% diện tích loại đất) và chỉ có 33,79% diện tích loại đất có độ dốc trên 250. Lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đã chịu sự tác động mạnh mẽ của con người trong một thời kỳ dài và thảm thực vật rừng tự nhiên đã được thay thế bởi trảng cỏ cây bụi nên diện tích đất có tầng dày mỏng dưới 50 cm ngày càng tăng lên và hiện chiếm 33,74% so với tổng diện tích của loại đất. Độ dày tầng đất từ 50 - 100 cm chiếm khoảng 58,97% diện tích của loại đất. Kết quả phân tích đặc tính lý, hoá học cho thấy do đất hình

thành trên sản phẩm phong hoá có tỷ lệ cát cao nên thành phần cơ giới của đất dao động từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có phản ứng từ chua đến ít chua (pHKCL từ 4 - 6,5), hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt phần lớn ở mức từ nghèo đến trung bình và dung tích hấp phụ từ loại thấp đến trung bình (CEC của tầng đất mặt từ 5 - 12 me/100g đất). Độ no bazơ trên loại đất này dao động mạnh và phụ thuộc vào phản ứng của môi trường đất, các chất tổng số đều ở mức nghèo đến trung bình (trừ K2O tổng số đạt mức giàu). Đây là loại đất có độ phì từ thấp đến trung bình nhưng ở những khu vực địa hình thấp và thoải có thể đầu tư phát triển các loại cây trồng lâu năm.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).

Loại đất này phân bố trên địa hình gò đồi thấp chiếm một diện tích không lớn thuộc địa phận của xã Kai Kinh và Hoà Lạc. đất có độ dầy tầng đất đạt từ 50 - 100 cm, độ dốc thoải (3 - 80), thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ phì thấp. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy loại đất này hiện đang được sử dụng vào mục đích phát triển các cây trồng dài ngày.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv):

Loại đất này có diện tích không đáng kể và phân bố chủ yếu trên kiểu địa hình núi thấp karst, ở các xã thuộc khu vực phía Bắc huyện Hữu Lũng. Đây là loại đất phát triển trên các sườn, chân sườn tích tụ sản phẩm đổ lở đá vôi với diện tích là 3.749,47 ha, chiếm 4,66% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.

- Nhóm đất phù sa (Pb, P):


Trong khu vực nghiên cứu, nhóm đất phù sa gồm có hai loại: đất phù sa được bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ. Với tổng diện tích là 2.936,87 ha, chiếm 3,65% diện tích tự nhiên, hai loại đất này phân bố dọc theo hệ thống sông chính thuộc các xã Quyết Thắng, Yên Bình, Hoà Bình, Minh Tiến, Nhật Tiến, Cai Kinh, Hồ Sơn, Minh Hoà và thị Trấn Mẹt. Loại đất phù sa được bồi hàng năm chủ yếu có cấp độ dốc từ 0 - 30 (chiếm 0,64% diện tích tự nhiên), loại đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ phân bố ở cấp độ dốc từ 3 - 80 (chiếm 3,01% diện tích tự nhiên). Qua kết quả phân tích đặc tính lý, hoá học của đất (bảng 6 phụ lục) cho thấy đất có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt nhẹ (tỷ lệ các cấp hạt ở tầng mặt: cát chiếm 70 - 75%, limon 10 - 20%, sét 15 - 20%). Đối với loại đất phù sa được bồi hàng năm ở đây thường có

phản ứng ít chua (pHKCL dao động từ 5,7 - 6,0), dung tích hấp phụ ở mức trung bình (CEC dao động từ 10 - 13 me/100g đất) và độ no bazơ nằm ở mức no kiềm (V% dao động từ 91 - 93%). Hàm lượng OM có xu hướng giảm theo chiều sâu và đạt ở mức thấp (OM% dao động từ 0,9 - 1,2%), các chất tổng số ở mức từ trung bình đến giàu, dạng dễ tiêu ở mức khá đến giàu. Đối với loại đất phù sa không được bồi, không có tầng glây và loang lổ thì đất thường có phản ứng chua (pHKCL dao động từ 4,06 - 4,10), dung tích hấp phụ ở mức rất thấp (dao động trong khoảng từ 5,3 - 6,2), độ no bazơ rất thấp (V% dao động từ 14 - 42%) đất thường đói kiềm, hàm lượng OM ở mức rất thấp (dao động từ 0,38 - 0,97), các chất tổng số ở mức trung bình đến nghèo (trừ Kali ở mức giàu), các chất dễ tiêu đều ở mức từ nghèo đến rất nghèo. Loại đất này trong khu vực nghiên cứu thường sử dụng vào việc trồng lúa, màu và cây ăn quả.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl):

Trong khu vực nghiên cứu, loại đất này tập trung chủ yếu ở các chân sườn và các máng trũng tích tụ có độ dốc 3 - 80, với diện tích 6.703,06 ha, chiếm 8,33% tổng diện tích tự nhiên. Trong quá trình canh tác, kết cấu của đất bị phá vỡ và hiện tượng glây xuất hiện trong một số phẫu diện. Sự phân tầng của đất khá rõ, lớp mặt tầng đất canh tác dày từ 15 - 20cm có màu xám trắng và thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ. Càng xuống sâu, thành phần cơ giới càng tăng, đất thường chua, nghèo


chất hữu cơ (OM < 1,0%), các chất tổng số và dễ tiêu đều ở mức từ nghèo đến trung bình. Đối với loại đất này, để đạt năng suất cao trong sản xuất cần phải tăng cường bón phân hữu cơ và bón vôi khử chua cho đất.

- Nhóm đất dốc tụ (D, Dv):

Nhóm đất này được hình thành trên sản phẩm dốc tụ, dọc các thung lũng ven chân đồi và núi thấp với diện tích 5.862,06 ha, chiếm 7,29% tổng diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ dốc nhỏ, từ 0 - 30 với tầng dày tập trung chủ yếu từ 50 - 100 cm. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ phì dao động từ nghèo đến trung bình khá. Nhóm đất này hiện đang được sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp của huyện.

2.1.4.2 Thực vật

Thảm thực vật là một hợp phần quan trọng của tổng hợp thể lãnh thổ, đồng thời nó cũng là hợp phần rất nhạy cảm và biến đổi nhanh chóng trước những tác động của con người. Việc nghiên cứu các hợp phần cảnh quan nói chung và nghiên cứu diễn thế của lớp phủ thực vật nói riêng giúp ta biết được động thái phát triển của các đơn vị cảnh quan và có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.

Sự hình thành một thảm phủ thực vật được dựa trên các nhóm nhân tố phát sinh gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và con người. Vì vậy, đối với một khu vực khá đặc biệt của vùng Đông Bắc Bắc Bộ có chế độ khí hậu được xếp vào loại hơi ẩm đến ẩm như Hữu Lũng (Thái Văn Trừng 1970) thì ngoài việc nghiên cứu các nhân tố như đã trình bày ở trên còn phải nghiên cứu sự đặc thù của lãnh thổ trong mối quan hệ với khu hệ động, thực vật mới có thể giải thích được sự khác biệt về thành phần loài trong khu vực nghiên cứu.

Do giới hạn về vị trí địa lý, Hữu Lũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố bản địa với các loài đặc hữu như: Lim (Erythrophleum fordii), Gội (Aglaia gigantea), Lát... Ngoài ra khu vực nghiên cứu còn nằm trong khu vực giao lưu của nhiều luồng thực vật di cư như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023