Sự Phân Hoá Lãnh Thổ Tự Nhiên Và Hệ Thống Phân Loại Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng


- Luồng Indo - Malaysia: với các cây họ dầu như Chò nâu (Dipterophleum tonkinensis), Chò chỉ (Parashorea stellata), Táu lá nhỏ (Vaticatonkinensis), Táu mặt quỷ (Vatica astrotricha)...

- Luồng Himalaya - Vân Nam - Quý Châu: với họ Dẻ (Fagaceae) như Dẻ gai (Castanopsis boisii).

- Luồng Ấn Độ - Miến Điện: Họ Săng lẻ như Bằng lăng, Tếch (Tectona grandis).

Do sự xâm nhập và đan xen từ nhiều luồng thực vật di cư đã tạo cho Hữu Lũng sự đa dạng, phức tạp về thành phần loài, trong đó các loài thực vật từ phía Bắc xuống là chủ yếu. Với nhiều nhóm quần hợp thực vật khác nhau phân bố trong một khu vực không lớn và sự phân hoá không rõ rệt đã gây nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của Thái Văn Trừng, Vũ Đức Minh và Cục điều tra (Tổng cục Lâm nghiệp) cùng với quá trình khảo sát thực địa, thảm thực vật khu vực nghiên cứu được phân ra các quần hợp sau:


sau)

Ia) Rừng thứ sinh (nhóm quần hợp: Lim, Trám, Ngát, Ngội, De, Dẻ)

Ib) Rừng non tái sinh (nhóm quần hợp: Trám, Ngát, De, Dẻ, Bời lời, Sau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Ic) Trảng cây bụi tạp (nhóm quần hợp: Sau sau, Thành ngạch, Thầu táu,

Găng gai, Ba bét, Mua).

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 7

Id) Trảng cây bụi thưa cộng cỏ non (nhóm quần hợp: Thầu táu, Thành ngạnh, Găng gai, Guột, Cỏ lào).

IIa) Rừng thứ sinh (nhóm quần hợp: Đinh, Sến, Trò chỉ, Táu, Gội, Dẻ,

Trám).


IIb) Rừng non tái sinh (nhóm quần hợp: Trám Ngát, Kháo, Dẻ, Sau sau).

IIc) Trảng cây bụi tạp (nhóm quần hợp: Ba bét, Hu đay, Bời lời, Ba chẽ, Hu

me, Thầu táu).

IIIa) Rừng trồng ( quần hợp: Mỡ).

IIIb) Rừng trồng (quần hợp: Bạch đàn). IIIc) Rừng trồng (quần hợp: Sau sau).


IIId) Rừng trồng (quần hợp: Vầu).

IIIe) Rừng trồng (quần hợp: Thông).

IVa) Rừng trên núi đá vôi (nhóm quần hợp: Nghiến, Mạy tèo, Ô rô). IVb) Trảng cây bụi thưa trên núi đá vôi.

Va) Cây màu và cây công nghiệp hàng năm (Ngô lạc, Khoai lang, Thuốc lá, Mía, Dứa, Đậu đỗ, Rau xanh...).

Vb) Lúa (hai vụ lúa, một vụ lúa - một vụ màu, một vụ lúa - một vụ bỏ hoang).

Vc) Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (Chè, Vải, Na, Nhãn, Cà phê, Quýt...).

Vd) Nương rẫy.

VI) Ruộng nương hoang hoá.

Qua khảo sát bắt gặp quần hợp rừng trồng với ưu hợp tếch (Tectona Grandis) nhưng do diện tích rất hạn chế, phát triển chậm nên không xếp vào các quần hợp của khu vực nghiên cứu. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên phát triển trên địa hình đồi, núi thấp ở phía Đông và Đông Nam của Hữu Lũng phát triển chủ yếu các quần hợp: Ia, Ib, Ic và IIa, IIb với diện tích không rộng lớn ở các khu vực cao, xa khu dân cư. Mặc dù được bảo vệ nhưng tình trạng khai thác trái phép các loại gỗ quý vẫn diễn ra nên tình trạng rừng ngày càng xấu đi theo thời gian. Những khu vực bị tàn phá nặng nề chủ yếu là các quần hợp: Id và IIc. Trong những năm gần đây, thực hiện các chương trình trồng rừng, mà trọng điểm là chương trình 327 nên đã phủ xanh đáng kể diện tích đất trống đồi núi trọc và đã xuất hiện các quần hợp IIIa, IIIb, IIIc, IIId, IIIe phát triển tốt ở khắp địa bàn nghiên cứu.

Khu vực phía Bắc Hữu Lũng với các thành tạo cacbonat, phát triển chủ yếu hai nhóm quần hợp: IVa tập trung ở các xã Hữu Liên, Yên Vượng, Hoà Bình, Tân Lập và quần hợp IVb tập trung ở các xã Thiện Kỵ, Yên Bình, Cai Kinh... Các khu vực địa hình thấp như thung lũng dốc tụ, sườn đồi thoải, chủ yếu phát triển các nhóm quần hợp: Va, Vb, Vc, Vd, VI.

Quá trình khai thác lãnh thổ dựa trên phương thức sản xuất lạc hậu là nguyên nhân chính làm suy thoái tài nguyên rừng đặc biệt đối với các quần hợp có chu kỳ


phát triển dài và đòi hỏi điều kiện sống phức tạp, khác nhau ở những độ tuổi khác nhau như: Lim, Sến, Táu, Chò, Ngát,...Vì vậy, cần phải bảo vệ và khoanh nuôi các diện tích rừng và các thảm rừng tái sinh nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế thứ sinh của thảm thực vật rừng của khu vực nghiên cứu.

2.1.5. Mức độ nhân tác

Mức độ nhân tác là một trong những dấu hiệu phân loại của cấp dạng cảnh quan và được xác định theo quan hệ giữa các diện thứ sinh nhân tác trong mỗi dạng cảnh quan hoặc lấy tác động chủ yếu nhất trong mỗi dạng [33]. Bằng các hoạt động kinh tế, con người làm thay đổi mạnh mẽ lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng cũng như chế độ nhiệt ẩm của các đơn vị cảnh quan. Có những tác động mạnh làm biến đổi sâu sắc nên các cảnh quan rất khó có khả năng phục hồi, nhưng lại có những tác động chỉ mang tính chất tạm thời nên sau khi ngừng tác động các dạng cảnh quan dần dần phục hồi, thậm chí có những tác động tích cực nâng cao độ phì nhiêu bằng những biện pháp khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu và phân chia các mức độ tác động khác nhau của con người cho phép tìm ra mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội để tạo tiền đề cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên.

Hữu Lũng có 23 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 51,10%, dân tộc Kinh chiếm 40,76%, dân tộc Tày chiếm 5,96% và các dân tộc khác có số lượng không đáng kể [78]. Đây là huyện có tỷ lệ gia tăng dân số cao (trên 1,9% năm), số lao động chưa có việc làm còn khá lớn, đời sống của đa số người lao động còn thấp và nhiều hộ nông dân phải tự vận động để theo kịp với nền kinh tế thị trường. Nhìn chung, mức thu nhập giữa khu dân cư sống ở thị trấn với các khu dân cư sống ở vùng xa, vùng cao có sự chênh nhau khá lớn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, sản xuất nông - lâm nghiệp được coi là hoạt động kinh tế chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện nhưng sản xuất hàng hóa vẫn chưa phát triển. Việc đầu tư thâm canh để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trong thời gian qua chưa được chú trọng mà còn nặng về bóc lột tự nhiên nên đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng của khu vực Hữu Lũng.


Dựa trên nghiên cứu trạng thái diễn thế của thảm thực vật và đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng ở lãnh thổ nghiên cứu, có thể chia mức độ nhân tác thành 4 mức sau:

1. Tác động yếu (gần nguyên trạng) (T1): mức độ tác động này thường xẩy ra tại những khu vực ở xa dân cư, có địa hình hiểm trở (núi thấp bóc mòn và núi thấp karst), không thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng và tài nguyên đất. Những khu vực này ít chịu sự tác động của con người và được thể hiện rất rõ qua trạng thái diễn thế của thảm thực vật gần nguyên trạng gồm quần hợp rừng tái sinh (Ia, Ib, Ic, IIa, IIb, IVa) với hiện trạng là thảm thực vật rừng tự nhiên có tỷ lệ che phủ rừng còn khá cao (lớn hơn 70%), tầng dày của đất đa phần còn giữ được ở mức từ 50 đến 100cm.

2. Tác động mạnh ít có khả năng phục hồi (T2): xảy ra trên địa hình núi đá vôi bởi sự khai thác không hợp lý của người dân địa phương nên làm cho thảm thực vật rừng tự nhiên bị biến đổi mạnh và thay vào đó là trảng cỏ cây bụi. Mặt khác, do địa hình núi đá vôi có tầng dày đất mỏng và độ dốc lớn nên việc phục hồi thảm thực vật rừng tự nhiên trở nên rất khó khăn.

3. Tác động mạnh có khả năng phục hồi (T3): xảy ra ở những nơi địa hình ít hiểm trở, tương đối thuận lợi cho việc khai thác, tập trung chủ yếu ở khu vực đồi độ dốc từ 15 - 250, gần nơi dân cư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên. Những tác động mạnh mẽ của người dân địa phương như chặt phá rừng,

đốt nương làm rẫy với nhiều mục đích khác nhau đã làm thay đổi mạnh mẽ thành phần loài và cấu trúc của thảm thực vật cùng với đặc điểm của đất trong khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát cho thấy: diễn thế của thảm thực vật tại những nơi chịu tác động mạnh gồm các quần hợp như trảng cỏ cây bụi tạp (Ic, IIc), trảng cỏ cây bụi thưa (Id, IVb) với thành phần loài sau sau, thành ngạnh, thầu dầu, ba chẽ, mua, ba bét, bời bời,... tỷ lệ che phủ thấp khoảng 40%, tầng dày của đất phần lớn còn ở mức trung bình 50 - 70cm. Đây là loại hình diễn thế thứ ba, thiên về hướng thoái hoá nếu được khoanh nuôi, bảo vệ thì có thể phục hồi trở lại trạng thái ban đầu trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.


4. Tác động tích cực: tập trung ở những khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng và thung lũng tích tụ) và những khu vực đồi núi thấp với tầng đất dày, gần khu dân cư. đây, bên cạnh những diện tích là đất nông nghiệp truyền thống (lúa, hoa màu và cây ăn quả), có một phần diện tích hoang hoá, độ phì thấp hiện đang được phục hồi bởi thảm thực vật rừng trồng. Bằng việc áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật như thuỷ lợi, bón phân khử chua nâng cao độ phì cho đất và với phương thức nông - lâm kết hợp của người dân địa phương đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp truyền thống và phục hồi thảm thực vật rừng.

Dựa vào đặc điểm sinh thái và trạng thái diễn thế có thể chia tác động tích cực thành 3 mức độ khác nhau:

- Tác động tích cực không thường xuyên (T4): tập trung ở nơi địa hình dốc không có rừng. Bằng phương thức khoanh nuôi, trồng rừng hay nông - lâm kết hợp đã tạo nên thảm thực vật rừng trồng, góp phần phục hồi tài nguyên rừng, tăng tỷ lệ che phủ và giảm diện tích đất trống đồi núi trọc.‌

- Tác động tích cực theo thời vụ (T5): tập trung ở những khu vực địa hình thoải, gần nơi dân cư, giao thông thuận tiện, khả năng cấp nước và thoát nước tốt. Thảm thực vật chủ yếu là quần hợp cây trồng dài ngày như cây công nghiệp dài ngày (cà phê, chè), cây ăn quả (vải, na, nhãn, mít...).

- Tác động tích cực thường xuyên (T6): nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ngắn ngày (lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày). Bằng những tác động tích cực thương xuyên như làm cỏ, bón phân, khử chua, tưới tiêu,... trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.


2.2. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CẢNH QUAN KHU VỰC HỮU LŨNG

2.2.1. Sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên khu vực nghiên cứu

Vị trí địa lý của một lãnh thổ phản ánh tính địa đới của các hiện tượng, thành phần tự nhiên và cảnh quan. Xét trong phạm vi khu vực nghiên cứu, sự phân hoá


lãnh thổ theo vĩ độ địa lý để hình thành nên các đơn vị cảnh quan không thể hiện rõ bằng ảnh hưởng của các nhân tố phi địa đới. Do đó, kiến tạo - địa mạo được coi là nhân tố chủ đạo, ảnh hưởng đến sự phân hoá các hiện tượng, thành phần tự nhiên và cảnh quan theo đai cao và theo hướng sườn... Trong lịch sử phát triển, lãnh thổ chịu sự tác động lâu dài của quá trình san bằng nhưng lại được tân kiến tạo làm trẻ lại với các mức độ nâng không đồng đều. Kết hợp với xâm thực, bào mòn của quá trình ngoại sinh đã tạo nên ở đây các kiểu địa hình núi thấp, đồi cao, gò đồi thấp và thung lũng. lãnh thổ nghiên cứu chủ yếu có các hệ tầng C - P1, P2, T1, T2 và T3, trong đó hệ tầng C - P1 phần lớn tập trung ở phía Bắc. Do đó ở khu vực này có kiểu địa hình karst phát triển mạnh và kết quả là tạo ra các dạng địa hình núi đá vôi hiểm trở cùng với những thung lũng và cánh đồng karst. Tương tác giữa hoàn lưu khí quyển và địa hình đã tạo ra sự khác biệt về chế độ nhiệt ẩm, thời kỳ mưa, thời kỳ khô hạn... Vào mùa hè, sự phân hoá về nền nhiệt theo lãnh thổ ở đây bị xoá đi, chỉ còn lại chứng cứ một nền “nhiệt đới” chung. Tuy nhiên, trong các tháng mùa đông với ảnh hưởng của gió mùa Cực đới lục địa Đông Bắc và sự tương tác hoàn lưu - địa hình đã tạo ra sự phân hoá về nền nhiệt ẩm với hai tiểu vùng khí hậu Bắc và Nam Hữu Lũng.

Chính sự tương tác giữa nền tảng vật chất rắn và địa hình với nền tảng nhiệt ẩm là nhân tố tiền đề chi phối đến quá trình hình thành thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Trong khu vực nghiên cứu, thực vật chủ yếu là các loại cây chịu lạnh và khô cùng một số loài thực vật sau nương rẫy. Hiện nay thảm thực vật tự nhiên ở đây đang có nguy cơ suy thoái và đây là nguyên nhân cơ bản làm cho đất bị thoái hoá.

Như vậy, mỗi khu vực đặc trưng bởi một nền nhiệt - ẩm, một kiểu thảm thực vật và kiểu đất tương ứng. Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực Hữu Lũng bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới. Những quy luật trên tác động đồng thời, tổng hợp và quy định những nét đặc thù của cảnh quan lãnh thổ Hữu Lũng.

2.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu

2.2.2.1 Nguyên tắc nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan

Sự phân hoá lãnh thổ để thành tạo nên các đơn vị cảnh quan được quyết định bởi các quy luật tự nhiên (quy luật địa đới, quy luật đai cao, quy luật địa ô). Bản đồ


cảnh quan phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên trong từng đơn vị cảnh quan và giữa các đơn vị cảnh quan một cách khách quan. Nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan nhất thiết phải có các phương pháp khoa học, đồng thời việc thực hiện các phương pháp đó phải dựa trên một số nguyên tắc chủ yếu như: nguyên tắc phát sinh hình thái, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối. Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau và phải được vận dụng một cách linh hoạt, bổ sung lẫn nhau trong việc thể hiện cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan.

- Nguyên tắc phát sinh hình thái: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chi tiết những quy luật phân hoá lãnh thổ để thành tạo các đơn vị cảnh quan ở các cấp khác nhau, xác định quá trình phát sinh phát triển của các đơn vị cảnh quan và so sánh với hiện trạng phát triển của cảnh quan, từ đó dự báo động lực phát triển của cảnh quan trong tương lai. Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn vị ở cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất nhưng không có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ được phân hoá thành những cấp đơn vị khác nhau, từ đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan.

- Nguyên tắc tổng hợp: Các đơn vị cảnh quan là những địa tổng thể tự nhiên, là hệ thống động lực cấu thành từ các hợp phần tự nhiên trong mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua chu trình trao đổi vật chất và năng lượng. Việc nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan phải dựa trên nguyên tắc tổng hợp, bao gồm nghiên cứu và phân tích tổng hợp các hợp phần tự nhiên cấu thành cảnh quan. Đây là công việc rất phức tạp và khó khăn nhằm xác định cơ chế, động lực trao đổi vật chất bên trong và giữa các đơn vị cảnh quan, đồng thời cho phép xác định những nhân tố chủ đạo quyết định sự hình thành, phân hoá và phát triển cảnh quan ở các cấp để làm cơ sở vạch ra ranh giới cảnh quan ở các cấp trong hệ thống. Sử dụng nhân tố chủ đạo (nhân tố trội là nhân tố bền vững nhất và được thể hiện rõ nhất) đòi hỏi phải đặt trong mối quan hệ tổng hợp với các yếu tố khác đã thành tạo nên cảnh quan, từ đó xác định ranh giới sơ bộ của các đơn vị cảnh quan. Khi vạch ranh giới chính thức


của các đơn vị cảnh quan phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần đó.

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính chất đồng nhất và không đồng nhất, liên tục hay không liên tục sẽ thể hiện sự phân hoá cảnh quan của các cấp đơn vị. Mỗi cấp đơn vị được xác định bởi một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần của cảnh quan. Mỗi cấp đơn vị lớn phải bao hàm ít nhất là hai đơn vị cấp nhỏ hơn nó, một số đơn vị cấp nhỏ có đặc trưng tương đồng phải tổ hợp thành một cấp đơn vị lớn hơn nó. Đối với cấp đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp và ngược lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao. Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất được xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng phân bố xa nhau.

2.2.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực Hữu Lũng

Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan. Hiện nay, có khá nhiều hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước nhưng chưa có hệ thống phân loại nào được chấp nhận một cách rộng rãi. Bởi vì cảnh quan học là khoa học còn non trẻ và ngay cả khái niệm về cảnh quan cũng chưa được nhất quán nên mỗi tác giả khi nghiên cứu ở các lãnh thổ có đặc thù và mức độ chi tiết khác nhau sẽ đưa ra bảng phân loại khác nhau. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại cảnh quan đều đảm bảo những nguyên tắc nhất định là:

- Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không nên để xẩy ra trường hợp không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào, cũng như một cá thể có thể xếp vào nhiều bậc.

- Tuỳ thuộc vào mức độ phân hoá của lãnh thổ mà lựa chọn hệ thống phân loại nhưng không nên quá cồng kềnh cũng như không được bỏ những bậc cần thiết.

Ở Việt Nam, .các tác giả của phòng Địa lý Tự nhiên thuộc Viện khoa học Việt Nam đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam cho các tỷ lệ, bao gồm các bậc:

1) Hệ cảnh quan: Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt - ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023