3. Mô hình trồng nhãn: trên dạng cảnh quan sườn rửa trôi trên phù sa cổ, độ dốc 3 - 80, tầng dày 50 - 100 cm, thuộc loại đất Fp, tại xã Hoà Lạc.
Nhãn được thiết kế trồng trên các hố kích thước 80 60cm, cây cách cây, hàng cách hàng 8 8m. Do vị trí đồi nhãn gần sông nên vào mùa hè chỉ việc bơm nước từ sông lên tưới cho nhãn, công việc diễn ra tương đối thuận lợi. Hộ gia đình còn thiết kế nuôi lợn, gà, ngoài mục đích tăng thu nhập hàng năm, còn cung cấp một lượng lớn phân chuồng. Trong điều kiện như vậy nhãn phát triển tương đối tốt hàng năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Đây là mô hình Vườn - Chuồng tiêu biểu qui mô hộ gia đình với cây trồng chủ đạo là cây nhãn làm cơ sở tiến tới mở rộng diện tích trên toàn lãnh thổ nghiên cứu.
Các mô hình trên đã được các hộ nông dân thử nghiệm thành công, do đó có thể nghiên cứu vận dụng vào từng điều kiện cụ thể trong khu vực nghiên cứu.
4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ SINH THÁI CỦA HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY VẢI, NA VÀ NHÃN KHU VỰC HỮU LŨNG
4.2.1. Hiệu quả kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế theo các chỉ tiêu lợi nhuận hiện thời (NPV) và tỷ suất R (thu nhập/đầu tư) thể hiện qua công thức:
n
Bt
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Và Phân Hạng Mức Độ Thích Nghi Sinh Thái Của Các Dạng Cảnh Quan Đối Với Cây Cà Phê Chè, Vải, Na Và Nhãn
- Biểu Đồ Thể Hiện Diện Tích Theo Mức Độ Thích Nghi Của Các Dạng Cảnh Quan Đối Với Cây Nhãn.
- Biểu Đồ Biến Động Diện Tích Các Loại Đất Giai Đoạn1995-2000 Khu Vực Hữu Lũng
- Mức Thu Nhập Của 1 Ha Đất Trồng Nhãn Trên Các Mức Thích Nghi Sinh Thái.
- Nhu Cầu Sử Dụng Lao Động Bình Quân Trên 1 Ha Đất Trồng Cây Ăn Quả Trên Các Mức Thích Nghi
- Các Quan Điểm, Căn Cứ Và Tiêu Chí Đề Xuất Định Hướng Khai Thác, Sử Dụng Cảnh Quan Khu Vực Hữu Lũng
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
n B C t 1 (1 r)t 1
NPV t t
t 1 (1 r)t 1
R
n
Ct
t 1 (1 r)t 1
Trong đó r là lãi suất, t là chu kỳ phát triển của cây trồng được đánh giá, Bt là thu nhập năm thứ t, Ct là đầu tư năm thứ t.
Mức độ đầu tư gồm đầu tư cho giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động. Nguồn thu nhập liên quan đến năng suất, sản lượng và giá cả cùng các nguồn thu khác. Kết quả phân tích kinh tế trên cơ sở xử lý 250 phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình thu thập qua các đợt khảo sát.
4.2.1.1. Đối với loại hình sử dụng đất trồng vải
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB): mức độ đầu tư của vải phụ thuộc nhiều vào đặc tính của các dạng cảnh quan trên các mức thích nghi (S). Đầu tư cùng 1 ha cho trồng vải ở mức thich nghi (S2) và mức ít thích nghi (S3) gấp 1,25 - 1,84 lần so với mức rất thích nghi (S1). Ở mức ít thích nghi S3, do các đặc điểm về tầng dày đất mỏng (dưới 50 cm), độ dốc lớn, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng và thiếu ẩm nên để sử dụng, người dân đã đầu tư nhiều công sức trong khâu chuẩn bị đất trồng như: dùng máy ủi san băng, thuê đào hố (kích thước 1,5 1,51 m), bón phân hữu cơ cùng đất mùn, tưới nước,... dẫn đến giá thành đầu tư cho giai đoạn kiến thiết cơ bản (trong 4 năm) lên tới 37,189 triệu đồng/ha. Trong khi đó đầu tư ở giai đoạn TKCB cho một ha ở mức rất thích nghi S1 chỉ hết 16,050 triệu đồng/ha (tập trung chủ yếu vào tiền mua cây giống, công trồng và công chăm sóc).
- Giai đoạn kinh doanh: Ở giai đoạn kinh doanh, mức độ đầu tư tăng dần tương ứng với sự giảm mức thích nghi trên các dạng cảnh quan và đạt cực đại vào năm thứ 14 - 16. Với chu kì trồng vải trung bình là 20 năm thì tổng đầu tư (thiết kế cơ bản + kinh doanh) cho 1 ha ở mức S1 là 117,336 triệu đồng, chỉ bằng 69,62% so với S2 (168,524 triệu đồng) và bằng 52,25 % so với S3 (224,546 triệu đồng).
Hiệu quả kinh tế thu được trên 1 ha trồng vải ở các mức độ thích nghi (S1, S2,
S3) rất khác nhau (xem bảng 16, 17, 18 phụ lục và hình 4.4, 4.5, 4.6, 4.7). Thực tế cho thấy trên các dạng cảnh quan ở mức thích S1 và S2 cây vải bắt đầu ra quả cho sản phẩm ở năm thứ 4 sớm hơn một năm so với cây vải trồng trên mức thích nghi S3 (năm thứ 5). Trên mức thích nghi S1, S2 cây vải cho năng suất cao nhất vào năm thứ 13 còn ở mức S3 năng suất cao nhất vào năm thứ 15. Từ kết quả điều tra về phân loại sản phẩm và giá thành từ năm 1993 đến 2002 trên địa bàn nghiên cứu (xem bảng 7, 8, 9 phụ lục) cho thấy giá vải trên thị trường không ổn định, có xu hướng giảm và đạt thấp nhất vào năm 2002 (ví dụ: giá trung bình 3000đ/1kg.vải tươi ở S1). Với giá vải trong thời gian qua và nếu trong những năm tới giá vải vẫn giữ ở mức thấp nhất như năm 2002 thì kết quả tính chi phí lợi ích cho 1 ha trồng vải trong 20 năm cho thấy: Thời gian bắt đầu hoàn vốn và cho lợi nhuận vào năm thứ 5 ở S1, năm thứ 6 ở S2 và năm thứ 8 ở S3. Lãi suất hiện thời trong 20 năm của 1 ha trên các dạng cảnh quan tương ứng các mức thích nghi S1, S2, S3 là 841,660;
698,298; 235,180 triệu đồng. Như vậy lãi suất trung bình NPV của 1 ha vải ở mức thích nghi S1 đạt 42,083 triệu đồng/năm, ở S2 đạt 34,914 triệu đồng/năm, ở S3 đạt 11,759 triệu đồng/năm.
So sánh tỷ suất (R) giữa thu nhập và đầu tư trồng vải trên các dạng cảnh quan ở các mức độ thích nghi, thấy rằng hiệu quả kinh tế ở mức thích nghi S1 cao nhất với R đạt 8,89, ở mức S2 đạt R= 5,57, ở mức S3 thấp nhất đạt 2,25. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiềm năng sinh thái của các dạng cảnh quan trên các mức độ thích nghi S1, S2, S3.
Kết quả phân tích chi phí lợi ích là cơ sở cho bước đánh giá kinh tế sinh thái phục vụ việc định hướng mở rộng diện tích trồng vải tới 2010.
1000đ
18000
16000
14000
12000
648
10000
8000
6248
7755 6555
6000
6
4000
2000
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Tuổi
16698
14167
13246
13344
10646
10593
10
10345
8200
8472
9795
6450
6605
5104
646
3900
S1
S2
S3
Hình 4.4. Mức độ đầu tư đối với 1 ha đất trồng vải trên các mức thích nghi sinh thái.
S1
S2
S3
1000đ
140000
124600
120000
106887.5
101337.5
100000
80990
80000
60000
69387.5
56700 56550
48070
40000
47710
38475
29362.5
20000
26980
8330
8662.5
16862.5
0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19
Tuổi
Hình 4.5. Mức độ thu nhập của 1 ha đất trồng vải trên các mức thích nghi sinh thái.
S1
S2
S3
24.00
20.00
20.19
18.24
16.00
15.46
16.22
13.3
12.00
12.25
10.01
10.99
8.00
8.85
8.47
8.
6.63
5.33 5.58
6.06
5.01
5.5
4.00
4.19
3.91
2.09
3.94
2.25
1.17
0.99
2.13
0.00
1
4
7
10 13 16
19 Tuổi
89
7
Hình 4.6. Tỷ suất thu nhập - đầu tư của 1 ha đất trồng vải trên các mức thích nghi sinh thái.
Triệu đồng 120.00
100.00
93.54
80.00
107.66
99.67
85.38
71.59
80.81
60.00
65.86
64.73
51.76 44.52
S1
40.00
30.39
18.47
23.48
S2
20.00
33.97 35.27
13.69 18.92
0.00
-20.00
-8.20
1
-10.34
24.4
8.99
17.56
5.22
S3
3
5 7
-7.79
9 11 13 15 17 19
-16.69
-40.00
Tuổi
Hình 4.7. Giá trị lợi nhuận hiện thời của 1 ha đất trồng vải trên các mức thích nghi sinh thái.
4.2.1.2.Đối với loại hình sử dụng đất trồng na
Loại hình sử dụng đất trồng na có chu kì phát triển là 15 năm. Hiệu quả kinh tế thu được trên 1 ha trồng na theo các mức độ thích nghi (S1, S2, S3) rất khác nhau (xem bảng 19, 20, 21 phụ lục và hình 4.8, 4.9 và 4.10). Cây na ở mức thích nghi S1 cho sản phẩm vào năm thứ 3 và trên các mức thích nghi S2, S3 vào năm thứ 4 cho thu hoạch. Với giá sản phẩm trên thị trường trong những năm qua thì khả năng hoàn vốn của cây na trên mức thích nghi S1 vào năm thứ 3, trên mức thích nghi S2 vào năm thứ 4 và mức thích nghi S3 vào năm thứ 6. Mức độ đầu tư cho 1 ha trồng na trong 15 năm ở mức S2 là 120,760 triệu đồng, cao hơn S1 là 27,451 triệu đồng và tập trung chủ yếu vào phân bón, công thu hoạch. Với mức đầu tư trên, năng suất na trung bình trên các dạng cảnh quan có mức thích nghi S1 là 10,63 tấn/ha.năm; S2 đạt 7,79 tấn/ha.năm; S3 đạt 5,66 tấn/ha.năm. Trong 2 năm tới nếu giá na được giữ ở mức như năm 2002, cùng với kết quả điều tra thực tế về phân loại chất lượng sản phẩm (xem bảng 10, 11, 12 phụ lục) thì dự báo giá trị lợi nhuận hiện thời thu được trong 15 năm cây ở mức S1 đạt 842,806 triệu đồng/ha, ở mức S2 là 479,749 triệu đồng/ha, mức S3 là 184,085 triệu đồng/ha. Như vậy giá trị lợi nhuận hiện thời bình quân năm trên 1 ha trồng na ở mức S1 là 56,187 triệu đồng, S2 là 31,983 triệu đồng, S3 là 12,272 triệu đồng. Tỷ suất giữa thu nhập và đầu tư (R) cho thấy hiệu quả kinh
tế của việc trồng na trên các dạng cảnh quan ở mức thích nghi S1 là RS1 = 9,70, cao hơn 2,07 lần so với mức thích nghi S2 (RS2 = 4,68) và 5,22 lần so với mức thích nghi S3 (RS3 = 1,86).
S1 S2
S3
1000 đ
25000
20000
19416
16789
15000
11979
14679
11152
10000
9930
9516
9656
5960
7434
8551
6052
5000
6462
5410 4300
4174
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Tuổi
Hình 4.8. Mức độ đầu tư của 1 ha đất trồng na trên các mức thích nghi sinh thái
S1
S2
S3
1000đ
140000
120000
123250
100000
109600
101250
100440
80000
60000
91260
84420
67680
53600
56400
40000
38250
50320
49200
39680
30600
20000
23680
27950
24000
18000
14350
0
1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Năm
Hình 4.9. Mức độ thu nhập của 1 ha đất trồng na trên các mức thích nghi sinh thái
S1 S2
S3
Đơn 1v6ị .00
14.00
14.61
13.95
13.49
12.00
10.00
8.00
8.75
8.90
8.04
7.33
6.95
6.00
6.34
4.00
3.34
2.93 3.79 3.97
2.00
0.00
3.31
2.13
2.56
0.98
1.41
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Năm
Hình 4.10. Tỷ suất thu nhập - đầu tư của 1 ha đất trồng na trên các mức thích nghi sinh thái.
S1
S2
S3
Triệu đ
120
105.93
100
89.11
95.67
95.64
80
75.08
60
54.57
40
46.67
40.36
30.26
33.28
34.65
23.18
20
24.94
16.10
16.22
21.30
6.5
0
9.27
15.74
-0.28
1 2 3 4 5 6 7 8 9
-20
10 11 12 13 14 15
Năm
Hình 4.11. Giá trị lợi nhuận hiện thời của 1 ha đất trồng na trên các mức thích nghi sinh thái.
4.2.1.3.Đối với loại hình sử dụng đất trồng nhãn
Cây nhãn có chu kì phát triển là 20 năm. Hiệu quả kinh tế thu được trên 1 ha trồng nhãn ở các mức thích nghi (S1, S2, S3) khác nhau (xem bảng 22, 23, 24 phụ lục và hình 4.12, 4.13, 4.14, 4.15). Mức thích nghi S1 cho khả năng hoàn vốn vào năm thứ 5, mức thích nghi S2 vào năm thứ 7 và mức thích nghi S3 vào năm thứ 9. Mức độ đầu tư cho 1 ha trồng nhãn trong 20 năm ở mức S2 là 158,828 triệu đồng, cao hơn S1 khoảng 47,103 triệu đồng nhưng thấp hơn S3 23,097 triệu đồng, tập chung vào phân bón và công thu hoạch. Với mức đầu tư trên, năng suất trung bình nhãn trên các dạng cảnh quan có mức thích nghi S1 là 12,775 tấn/ha, S2 đạt 11,642 tấn/ha, S3 đạt 9,455 tấn/ha; Nếu sản phẩm nhãn giữ giá ở năm 2002, cùng với kết quả điều tra thực tế về phân loại chất lượng và giá thành sản phẩm (xem bảng 13, 14, 15 phụ lục) thì dự báo giá trị lợi nhuận hiện thời thu được ở mức S1 đạt 678,225 triệu đồng/ha, ở mức S2 là 509,034 triệu đồng/ha, mức S3 là 148,714 triệu đồng/ha. Như vậy giá trị lợi nhuận trung bình của 1 ha trồng nhãn trong 1 năm ở mức thích nghi S1 là 33,911 triệu đồng, ở mức S2 là 25,451 triệu đồng, ở mức S3 là 7,436 triệu đồng. Tỷ suất giữa thu nhập và đầu tư (R) cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng nhãn trên các dạng cảnh quan ở mức thích nghi S1 là RS1 = 7,31, cao hơn 1,67 lần so với mức thích nghi S2 (RS2 = 4,37) và 3,99 lần so với mức thích nghi S3 (RS3
= 1,83).
1000 đ
18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
16987
11858
10565 10967 10216
9894 9228 S1
9900
8779
7807
9391
10014
9663
8801
5875
7662
S2
4948
6300
6391
6644 6753
6655
4989
5625
S3
4634
3542
2800
1500
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19
Năm
Hình 4.12. Mức độ đầu tư cho 1 ha đất trồng nhãn