Nhu Cầu Sử Dụng Lao Động Bình Quân Trên 1 Ha Đất Trồng Cây Ăn Quả Trên Các Mức Thích Nghi


Đá mẹ: đá vôi

Dạng địa hình: sườn tích tụ sản phẩm đổ lở Độ cao: 45 m

Thực vật: trảng cỏ cây bụi Tên đất: III Fvzb

Tầng đất

Tính chất

Tầng 1

Phân cấp

Độ dày tầng đất (cm)

0-45


Độ sâu lấy mẫu (cm)

0-30



Hình thái phẫu diện

Màu đỏ nâu, khô, cấu trúc hạt, rễ cỏ 3-7%, thành phần cơ giới thịt nhẹ, nghèo hữu cơ, có lẫn các sản phẩm của

đá vôi đang phong hoá.


Thành phần cơ giới

Cát

39,2

Thịt nhẹ

Limon

35,1

Sét

25,7

pHKCl

5,90

TT


Tổng số (%)

OM

1,10

TB

N

0,05

N

P

0,05

N

K

0,95

TB

Dễ tiêu

(me/100g đất)

P

2,50

N

K

8,20

N

Cation trao đổi (me/100g đất)

Ca++

9,50

G

Mg++

0,70

N

Dung tích hấp phụ (me/100g đất)

CEC

12,3

TB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn - 17


Như vậy hiệu quả môi trường của các mô hình trồng cây ăn quả thể hiện ở tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi và duy trì độ phì đất. Qua các kết quả phân tích và đối chứng với các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp và trảng cỏ cây bụi cho thấy trong quá trình sử dụng đất cho mục đích phát triển cây ăn quả, loại hình này có tác dụng duy trì tốt môi trường.

4.2.3. Tính bền vững xã hội

Với đặc thù về kinh tế - xã hội của một khu vực trung du miền núi như Hữu Lũng thì tính bền vững xã hội của phát triển cây ăn quả thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Phát triển cây ăn quả giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao mức sống của người dân địa phương thể hiện qua hiệu quả kinh tế. Đây là


vấn đề có ý nghĩa quan trọng của cả xã hội nói chung và khu vực Hữu Lũng nói riêng. Phát triển sản xuất vải, na và nhãn đã sử dụng được một nguồn lao động đáng kể, có ý nghĩa tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn toàn khu vực (xem bảng 4.12).

Bảng 4.12. Nhu cầu sử dụng lao động bình quân trên 1 ha đất trồng cây ăn quả trên các mức thích nghi

Đối tượng cây

trồng

Lao động cần sử dụng (ngày công/năm)

S1

S2

S3

Cây vải

316

347

428

Cây na

227

276

401

Cây nhãn

295

328

395


Như vậy, để trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm vải, na, nhãn có thể sử dụng từ 227 - 428 ngày công lao động/ha/năm tuỳ theo mức độ thích nghi sinh thái, với mức thu nhập bình quân là 15.000 đồng/ngày công.

- Phát triển sản xuất cây ăn quả góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế nông thôn. Trồng vải, na, nhãn tạo ra nguồn nông sản quan trọng cho công nghiệp chế biến, hình thành các cơ sở chế biến hoa quả, dịch vụ kinh doanh sản phẩm hoa quả, phân bón và vật tư sản xuất, nhằm góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế vùng.

- Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả của khu vực Hữu Lũng chủ yếu là thị trường trong nước với mức giá không ổn định. Nếu khu vực Hữu Lũng hình thành được các vùng chuyên canh cây ăn quả theo hướng phát triển sản xuất của nền nông nghiệp sinh thái sẽ mở rộng khả năng thâm nhập của sản phẩm hàng hoá vào thị trường, đặc biệt là thị trường của các nước trong khối ASEAN, góp phần nâng cao điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân địa phương.


4.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC DẠNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ KHU VỰC HỮU LŨNG

Các kết quả đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế, tính bền vững môi trường hoặc bền vững xã hội là những cơ sở quan trọng trong kiến nghị khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng lãnh thổ nhưng dưói góc độ thuần tuý ở một


lĩnh vực (thuần tuý về sinh thái, kinh tế, môi trường hoặc xã hội). Ví dụ một dạng cảnh quan được đánh giá thuộc mức độ thích nghi cho nhiều loại hình sử dụng đất thì việc lựa chọn nào để phát triển sẽ trở lên phức tạp nếu ta không xem xét tổng hợp cả các vấn đề kinh tế - môi trường - xã hội. Mặt khác các phương án kiến nghị sẽ không chỉ sử dụng tiềm năng lãnh thổ vào một mục đích nông hay lâm nghiệp mà còn các mục đích khác tạo nên sự khai thác tổng hợp lãnh thổ. Do vậy cần thực hiện bước đánh giá tổng hợp các dạng cảnh quan trên cơ sở các kết quả đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế, tính bền vững môi trường và xã hội.

Đánh giá tổng hợp các dạng cảnh quan định hướng phát triển cây ăn quả là bước cuối cùng trong đánh giá cảnh quan được dựa trên việc phân tích và phân cấp các chỉ tiêu từ kết quả đánh giá thành phần. Kết quả đánh giá tổng hợp là cơ sở xác định diện tích phân bố thích hợp của cây vải, na và nhãn trên các dạng cảnh quan theo không gian lãnh thổ. Các dạng cảnh quan được ưu tiên phát triển và mở rộng diện tích đối với từng cây trồng không những đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà còn có khả năng cải tạo bồi dưỡng đất và chống xói mòn, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Việc lựa chọn chỉ tiêu cho bài toán đánh giá tổng hợp các dạng cảnh quan cho phát triển cây vải, na và nhãn được dựa trên kết quả đánh giá và phân cấp các chỉ tiêu của đánh giá thành phần trong bước đánh giá kinh tế sinh thái cùng với chỉ tiêu về vị trí địa lý:

- Vị trí địa lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc sử dụng đơn vị lãnh thổ. Một dạng cảnh quan mặc dù có các điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng nằm ở vị trí địa lý không thuận lợi sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc khai thác sử dụng trong phát triển kinh tế.

Dạng cảnh quan có vị trí địa lý thuận lợi yêu cầu đảm bảo các tiêu chí: (1) gần khu dân cư, (2) giao thông thuận tiện, (3) gần nguồn nước tưới, dễ tiêu, (4) thu hoạch và phân phối nông sản thuận tiện. Ngược lại, các dạng cảnh quan thuộc kiểu địa hình đồi cao, núi thấp, xa khu dân cư và giao thông, thu hoạch và tiêu thụ nông sản khó khăn, xa nước tưới, khó tiêu được xem là có vị trí không thuận lợi cho sản xuất.


Như vậy đã xác định 7 chỉ tiêu trong đánh giá tổng hợp, bao gồm:

- Chỉ tiêu về vị trí địa lý: dựa vào mức độ thuận lợi hoặc khó khăn của vị trí địa lý trong phát triển sản xuất trồng cây ăn quả, được phân ra 4 mức độ: rất thuận lợi, thuận lợi, ít thuận lợi và không thuận lợi.

- Chỉ tiêu về tính thích nghi sinh thái: rất thích nghi S1, thích nghi trung bình S2, ít thích nghi S3 và không thích nghi N.

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: bao gồm 3 chỉ tiêu về mức đầu tư, giá trị lợi nhuận hiện thời (NPV) và tỷ suất thu nhập/đầu tư (R).

- Chỉ tiêu về bền vững môi trường: căn cứ vào mức độ tác động đến môi trường của loại hình sử dụng đất.

- Chỉ tiêu về bền vững xã hội: chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng lao động.

Trên cơ sở các giá trị thực của 7 chỉ tiêu, tiến hành phân cấp và cho điểm (chuẩn hoá chỉ tiêu), sau đó đánh giá tổng hợp bằng bài toán trung bình nhân. Kết quả đánh giá tổng hợp sẽ là cơ sở tổng hợp đề xuất kiến nghị lựa chọn loại hình sử dụng đất trên dạng cảnh quan trong phương án khai thác sử dụng hợp lý tiềm năng lãnh thổ.

Mục đích của đánh giá tổng hợp là xác định tính thích hợp của việc sử dụng một loại hình sử dụng đất trên một dạng cảnh quan. Do loại hình sử dụng đất và dạng cảnh quan có những đặc thù riêng nên có thể phân biệt với các đối tượng khác ở các chỉ tiêu đưa ra (hay là các yếu tố tạo lập nên đối tượng). Như vậy tính thích hợp của loại hình sử dụng đất với dạng cảnh quan mang tính tương đối với ý nghĩa là so sánh tính tốt xấu trong phạm vi loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả trên dạng cảnh quan trong phạm vi lãnh thổ Hữu Lũng. Do đó việc phân cấp và cho điểm đối tượng được tiến hành trên cơ sở so sánh đặc tính của các đối tượng đánh giá với nhau (so sánh tương đối trong phạm vi đối tượng đánh giá).

Chuẩn hoá các chỉ tiêu dựa trên nguyên tắc:

- Các chỉ tiêu đầu tư, giá trị lợi nhuận hiện thời, hiệu quả đồng vốn và nhu cầu lao động được phân cấp theo công thức:

S S max S min

H


Trong đó: S là khoảng cách điểm giữa các cấp, Smax và Smin là giá trị thực lớn nhất và nhỏ nhất trong hạng thích nghi, H là số cấp (H=3). Điểm đánh giá theo thang điểm 1, 2, 3.

- Các chỉ tiêu thích nghi sinh thái, vị trí địa lý và bền vững môi trường được chia làm 4 cấp, thang điểm đánh giá từ 0 đến 3 điểm.

Kết quả phân cấp và cho điểm theo các chỉ tiêu: mức độ thích nghi sinh thái, mức độ đầu tư sản xuất trên 1 ha, giá trị lợi nhuận hiện thời trên 1 ha, tỷ suất thu nhập/đầu tư, vị trí địa lý, nhu cầu sử dụng lao động trên 1 ha và tác động đến môi trường được trình bày trong bảng 4.13. Kết quả đánh giá tổng hợp với 7 chỉ tiêu trên của các dạng cảnh quan đối với cây vải, na và nhãn được trình bày ở bảng 4.14.

Bảng 4.13. Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp



STT

Điểm

Chỉ tiêu

3 điểm

2 điểm

1 điểm

0 điểm

Thích nghi sinh thái

1

Mức độ thích nghi sinh thái

S1

S2

S3

N

Hiệu quả kinh tế

2

Đầu tư trên ha

(triệu đồng/ năm)

5,586-

8,136

8,137-

10,686

10,686-

13,231

-

3

NPV trên ha (triệu đồng/ năm)

39,936-

56,817

23,686-

39,935

16,25-

23,685

-

4

Tỷ suất thu nhập/đầu tư

7,75-10,64

4,83-7,74

1,9-4,82

-

Bền vững môi trường

5

Tác động môi trường

Phục hồi môi trường

Duy trì tốt môi trường

Có tác động xấu đến

môi trường

Dễ gây suy thoái đến môi trường

Bền vững xã hội

6

Nhu cầu sử dụng lao động

(công/ha/năm)

362-428

295-361

227-294

-

Vị trí địa lý

7

Vị trí địa lý

Rất thuận

lợi

Thuận lợi

Ít thuận lợi

Không thuận lợi


Bảng 4.14. Kết quả đánh giá tổng hợp các dạng cảnh quan đối với cây vải, na và nhãn.

Dạng CQ

Diện tích (ha)

Vải

Na

Nhãn

1

218,08

0

0

0

2

238,55

0

0

0

3

1695,64

2,12

2.03

2,03

4

260,85

2,67

2.03

2,38


5

523,76

1,81

1.74

1,74

6

438,03

1,81

1.74

1,74

7

1962,98

0

0

0

8

677,17

0

0

0

9

1087,44

1,81

1.74

1,74

10

3427,35

0

0

0

11

70,95

1,43

1.43

1,57

12

1822,57

2,12

2.03

2,03

13

1019,91

2,12

2.03

2,03

14

1355,35

2,12

1.51

2,03

15

127,05

1,74

1,29

1,81

16

502,46

2,12

2,03

2,03

17

171,4

2

1,92

1,92

18

634,11

2

1,92

1,92

19

1076,32

2,12

1,51

2,03

20

576,87

2,03

2,03

2,12

21

2291,32

2,12

2,03

2,03

22

287,14

2

1,92

1,92

23

732,79

2

1,92

1,92

24

710,43

2

1,92

1,92

25

136,85

1,29

1,29

1,43

26

93,56

1,81

1,74

1,74

27

442,38

1,81

1,74

1,74

28

104,02

1,81

1,74

1,74

29

305,6

2

1,92

1,92

30

172,12

2,52

1,92

1,92

31

726,5

1,81

1,74

1,74

32

188,72

1,81

1,74

1,92

33

1301,24

1,29

1,29

1,43

34

832,98

1,81

1,29

1,92

35

1746,42

0

0

0

36

829,68

0

0

0

37

96,85

2,03

1,29

1,81

38

114,25

2,03

1,74

1,81

39

450,65

0

0

0

40

1440,64

0

0

0

41

2356,09

0

0

0

42

3481,69

0

0

0

43

763,03

0

0

0

44

206,02

0

0

0

45

110,26

1,81

1,74

2,03

46

406,13

0

0

0

47

115,86

0

0

0

48

1202,06

0

0

0

49

1428,63

0

0

0

50

538,74

0

0

0

51

646,22

0

0

0

52

1440,26

0

0

0

53

78,98

0

0

0

54

25,08

0

0

0

55

409,98

2

2,28

2,24

56

1812,79

1,81

1,74

2,03

57

707,17

0

0

0

58

1077,9

1,74

1,92

1,81


59

933,72

1,81

1,74

2,03

60

223,07

1,43

1,92

1,57

61

967,16

2

2,24

2,03

62

105,19

1,51

2,03

1,67

63

1058,05

0

0

0

64‌

328,73

1,81

2,03

1,92

65

13531,06

0

0

0

66

14953,1

0

0

0


Từ kết quả đánh giá tổng hợp đã phản ánh sự phân hoá sâu sắc về tính thích hợp trong sử dụng cảnh quan đối với nhóm cây ăn quả là vải, na và nhãn. Ví dụ: dạng cảnh quan số 12 hiện trạng sử dụng đất trồng cây dài ngày, thuộc mức thích nghi trung bình đối với cả cây vải, na và nhãn nhưng kết quả đánh giá tổng hợp xác định điểm của vải là cao nhất (2,12 điểm), do vậy kiến nghị sử dụng dạng cảnh quan này cho mục đích trồng vải.

Các dạng cảnh quan có điểm đánh giá tổng hợp bằng 0 là những dạng cảnh quan thuộc hạng không thích nghi đối với cây ăn quả hoặc có vị trí địa lý không thuận lợi cho khai thác và sử dụng, được kiến nghị sử dụng cho các mục đích khác.


4.4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ HỮU LŨNG ĐỐI VỚI CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY VÀ CÂY ĂN QUẢ

4.4.1. Tính đa dạng trong khai thác và sử dụng cảnh quan khu vực Hữu Lũng

Tính đa dạng và phức tạp của cấu trúc cảnh quan khu vực Hữu Lũng quy định tính đa dạng trong khai thác, sử dụng vào mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.

Khu vực Bắc Hữu Hũng nổi bật với sự khai thác các loại cây gỗ quý trên các nhóm dạng cảnh quan thuộc núi đá vôi như: lim xanh, sến, táu... Những khu vực rừng đã bị khai thác khó có khả năng tái sinh vì chủ yếu là đá gốc (đá vôi), các sản phẩm phong hoá chỉ tích tụ ở các hốc, khe nứt nhỏ.

Các dạng cảnh quan trên các sườn tích tụ sản phẩm của đá vôi, có độ dốc trung bình (dưới 25o), tuy mức độ đá lẫn cao nhưng khả năng thoát nước tốt, đất xốp, hàm lượng dinh dưỡng khá. Các dạng cảnh quan này ở những nơi khai thác mạnh, phần lớn là dạng cây bụi + cỏ + dây leo. Một diện tích nhỏ các dạng cảnh


quan trên các sườn đổ lở đá vôi dọc quốc lộ 1A (xã Kai Kinh, Hoà Lạc) đang được khai thác để trồng na cho hiệu quả.

Các dạng cảnh quan đồng bằng và thung lũng karst có độ dốc địa hình nhỏ, đất dốc tụ trên sản phẩm phong hoá đá vôi và đất vàng đỏ bị biến đổi do trồng lúa nước là chủ yếu. Vì vậy đây là nơi khá thuận lợi cho các ngành trồng trọt với thảm thực vật nhân tác gồm các cây lúa, mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

Khu vực phía Nam có cấu trúc phức tạp nên đa dạng về loại hình sử dụng đất. Thế mạnh của vùng là phát triển cây ăn quả và cây lâu năm với việc trồng và bảo vệ rừng.

- Nhóm dạng cảnh quan trên núi thấp bóc mòn xâm thực một phần khá lớn bị khai thác mạnh. Ở những nơi bị tàn phá có lớp phủ thực vật chủ yếu là các trảng cây bụi thưa, trảng cỏ với các ưu hợp ba bét, me rừng, sim, mua, chè vè, cỏ lào, cỏ tranh... Do mất lớp phủ thực vật dẫn đến quá trình bào mòn xâm thực diễn ra nhanh, là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng đất, nhưng nhìn chung quỹ đất còn khá, đa phần tầng dầy đất đạt trên 50 cm. Đối với những dạng cảnh quan có độ dốc lớn hơn

250 nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt thì rừng vẫn có khả năng tái sinh trở lại, đây là

biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ rừng có hiệu quả kinh tế hơn là biện pháp trồng rừng mới. Còn những dạng cảnh quan có độ dốc từ 15 - 25o nếu được sử dụng trồng rừng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và mau chóng phục hồi môi trường sinh thái.

- Nhóm dạng cảnh quan trên địa hình đồi cao và gò đồi thấp chủ yếu là địa bàn định cư của người dân địa phương, đã bị khai thác rất mạnh mẽ. Những khu vực đồi trọc, độ dốc lớn (15 - 25o) lớp phủ thực vật bị tàn phá đang từng bước được trồng rừng với các loài bạch đàn, mỡ, tếch, keo chiếm ưu thế. Những khu vực địa hình thoải có độ dốc dưới 15o đang được sử dụng chủ yếu vào mục đích phát triển nông nghiệp với các cây ăn quả như vải, nhãn... cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nhóm dạng cảnh quan thung lũng tích tụ và đồng bằng tích tụ rửa trôi đa nguồn gốc đang được khai thác sử dụng mạnh nhất với các hoạt động sản xuất thâm canh cây lương thực ngắn ngày như lúa, ngô, khoai... cũng như các cây trồng dài ngày mà chủ yếu là vườn cây tạp như ổi, mít, cam, nhãn... Hiện các mô hình này đang được dần thay thế bằng các vườn chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023