Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên một số trạng thái rừng thứ sinh tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 7


Hình 3 2 Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh 1


Hình 3.2. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh tại xã Liêm Phú

Kết quả phân tích cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ được đánh giá ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ‌


OTC

Cấp chiều cao (m)

Tổng (Cây/OTC)

I

II

III

IV

V

<0.5

0.5-1

1-1.5

1.5-2

>2

1

2

4

8

5

8

27

2

0

0

5

9

15

29

3

0

10

6

8

4

28

4

0

7

13

6

3

29

5

0

11

12

6

3

32

6

0

10

8

7

5

30

Tổng

2

42

52

41

38

175

Tỷ lệ

1.14

24

29.71

23.43

21.71


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.


Từ bảng 3.12 cho thấy, số cây tái sinh tập trung nhiều ở cấp IV (1.5 – 2m) và cấp V (>2m).

Mật độ cây tái sinh có sự biến đổi theo cấp chiều cao, ở các ô tiêu chuẩn mật cây tái sinh giảm dần khi chiều cao tăng lên. Điều này thể hiện quy luật của cấu trúc rừng. Trong giai đoạn còn non, số cây con nhiều làm cho số loài cây tái càng giảm, cho đến một giai đoạn nào đó thì ổn định và phát triển, giai đoạn đó gọi là giai đoạn khép tán. Từ số liệu ở bảng 4.8 đã được mô hình hóa trong hình 3.3.

Hình 3 3 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh tại xã 2

Hình 3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ (theo số lượng cây)‌

Từ hình 3.3 cho thấy, số lượng cây tái sinh phân bố theo cấp chiều cao của mỗi cấp là khác nhau, cấp thấp nhất là cấp I chỉ có khoảng 2 cây trên ô tiêu chuẩn, còn ở cấp V lên tới 15 cây trên ô tiêu chuẩn. Như vậy ta thấy rằng ở các cấp chiều cao số lượng cây tái sinh là không ổn định phân bố không đều ở các cấp chiều cao, đã có sự chênh lệch mật độ cây tái sinh theo các ô tiêu chuẩn, cao nhất là ô tiêu chuẩn 05, thấp nhất là ô tiêu chuẩn 01.

3.3.3. Đánh giá tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các giai đoạn sinh trưởng của cây tái


sinh đều chịu tác động khá mạnh mẽ từ phía cây bụi thảm tươi thông qua các quá trình cạnh tranh như: Ánh sáng, độ ẩm đất, không gian sống, chất dinh dưỡng trong đất... Đặc biệt đối với giai đoạn cây mạ luôn chịu sự kìm hãm của cây bụi thảm tươi dẫn đến sinh trưởng kém và còn có thể dẫn tới chết cây, đó là những nguyên nhân mà thiếu hụt cây tái sinh. Kết quả đánh giá tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng (cao trên 1 m) được thống kê tại bảng 3.13 và 3.14.

Bảng 3.13. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng của rừng thứ sinh tại xã Liêm Phú‌

OTC

Số cây tái sinh

Cây tái sinh có triển vọng

Tỷ lệ (%)

1

26

18

69

2

22

17

77

3

21

20

95

4

24

12

50

5

22

7

32

6

24

6

25

Tổng

139

80

348.6

TB

23.2

13.3

10


Tại xã Liêm Phú tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động từ 25-95% trung bình là 10%. Nhìn chung cây tái sinh có triển vọng qua bảng 4.6 thấy rằng cây tái sinh có triển vọng tương đối thấp có thể la do ảnh hưởng của lớp cây bụi thảm tươi, ngay từ khi cây tái sinh còn đang là cây mạ, cây tái sinh bị kìm hãm sự phát triển do cạnh tranh không gian dinh dưỡng với lớp cây bụi thẩm tươi nên mật độ càng dày khả năng tái sinh của loài cây gỗ càng giảm. Tuy nhiên những cây có triển vọng vẫn xuất hiện khá nhiều ở OTC2 chiếm 17/22 là cây phát triển tốt tương đương 77%, số cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ thấp nhất là OTC5 và OTC6 chiếm 25/32% tương ứng mỗi ô có khoảng ba cây triển vọng.


Bảng 3.14. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng của rừng thứ sinh tại xã Dương Quỳ‌

OTC

Số cây tái

sinh

Cây tái sinh

có triển vọng

Tỷ lệ cây triển

vọng (%)

Số CTV

(cây/ha)

1

27

21

77.78

1680

2

29

29

100

2320

3

28

18

64.29

1440

4

29

22

75.86

1760

5

32

21

65.63

1680

6

30

19

63.33

1520

Tổng

175

130



TB



74.48

1733.3


Từ bảng 3.14 ta thấy mật độ cây tái sinh có triển vọng (CTV/ha) dao động từ 1440 đến 2320 cây/ha, mật độ trung bình 1733.3 cây/ha.

Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động từ 63.33– 100 % trung bình đạt 74.48 %. Nhìn chung cây tái sinh có triển vọng qua bảng 3.14 ta thấy tỷ lệ số cây tái sinh có triển vọng tương đối cao, số cây triển vọng/OTC khá dày, ở OTC 2 đạt 100% số cây có triển vọng và thấp nhất là OTC 6 chiếm tỷ lệ

63.33 %.

3.4. Đề xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh rừng

Đề xuất giải pháp lâm sinh

- Đối với rừng tự nhiên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần có sự bảo vệ trước tiên là bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học.

- Các hoạt động bảo tồn vừa phải đến mục tiêu bảo đa dạng sinh học vừa cải thiện đời sống người dân để giảm bớt sự ohuj thuộc vào rừng có như vậy người dân mới hạn chế sự phụ thuộc vào rừng.


- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng thích hợp vào sản suất năng suất cây trồng để người dân hạn chế phụ thuộc vào rừng

- Xây dựng cơ chế công tác quản lý một cách chặt chẽ, bảo vệ và phát triển bề vững, nhờ vậy nhà nước vừa giữ dược rừng mà người dân lại ấm no.

- Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể.

- Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân và diện tích chi trả dichj vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.

- Nâng cao năng lực cho các ban quản lý duy trì hoạt động của các Tổ điều tra rừng, đặt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn , đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương.

Xúc tiến tái sinh rừng

- Khoanh nuôi tái sinh rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo đảm sự tồn tại của rừng và có xu hướng mở rộng diện tích rừng, cung cấp nguồn gỗ ổn định, giảm giá thành đầu tư cho trồng rừng và phát huy chức năng phòng hộ.

- Đây là giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng và diện tích đất rừng sau khai thác với các phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng khác nhau, đó là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và xúc tiến khoanh nuôi tái sinh rừng.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên thiên

- Đẩy mạnh thực hiện định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, từng bước hạn chế đi tới chấm dứt tình trạng di dân tự do để hạn chế tình trạng suy giảm vốn rừng.


- Làm rò quyền lợi và trách nhiệm đối với từng loại chủ rừng; có chính sách hỗ trợ hợp lí cho người nhận bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng có được lợi ích thỏa đáng, đặc biệt là đối với hộ nông dân được giao hoặc khoán rừng tự nhiên để bảo vệ, khoanh nuôi và làm giàu rừng.

- Có chính sách hợp lí về vốn cho phát triển rừng theo hướng thực hiện quan điểm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân có nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng và phát triển rừng đặc biệt chú trọng xác định các nội dung ưu tiên như tuyển chọn, lai tạo các loại giống cây rừng có năng suất sinh học cao, phẩm chất tốt, đa tác dụng để trồng rừng; các biện pháp kỹ thuật để khoanh nuôi làm giàu rừng, các loại vật liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên và nguyên liệu thay thế củi.

- Khuyến khích nhân dân trồng các loài cây mọc nhanh để tạo nguồn củi, phát triển việc sử dụng các loại chất đốt từ than, khí đốt, bioga… để hạn chế dùng củi làm chất đốt từ rừng tự nhiên; áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến để tiết kiệm gỗ, thay thế gỗ rừng trồng cho gỗ lấy ra từ rừng tự nhiên để sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.

- Có chính sách thị trường hợp lý, đảm bảo việc khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ từ rừng tự nhiên được kiểm soát chặt chẽ; gỗ rừng trồng được tự do lưu thông và mua bán theo giá cả thị trường, xóa bỏ các thủ tục phiền hà trong khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ từ rừng trồng; khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu để sử dụng trong nước và sản phẩm xuất khẩu.

- Các biện pháp nêu trên tiến hành đồng thời với các biện pháp như: Cấm chăn thả gia súc, các đối tượng dễ cháy cần có các biện pháp phòng chống cháy thực hiện theo quy phạm phòng chống cháy của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn theo ban hành; Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích; Tận dụng cây khô chết, sâu bệnh và lâm sản phụ khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Bảo tồn những loài động thực vật quý hiếm và các loài cây bản đại có giá trị cao.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với số lượng biến động từ 11 - 23 loài/ OTC. Những loài cây chiếm ưu thế từ 5 - 8 loài trong khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Pơ Mu, Sồi Xanh, Kháo lông, Nhừ, Trâm vối, Lim Vang… Hầu hết là những loài cây ưa sáng, ít giá trị kinh tế. Mật độ cây gỗ dao động từ 165 – 330 cây/ ha.

Số lượng loài biến động từ 8 - 23 loài cây trên OTC, có 3 - 7 loài cây chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ thành như: Dẻ gai, Chẹo, Thành ngạnh, Kháo lông, Cơm cháy …Tổ thành tầng cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi nhìn chung có sự kế thừa.

Mật độ cây tái sinh biến động từ 9722 đến 26667 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng dao động từ (25,81%- 74,51%) trung bình đạt 50%.

Phân bố loài cây tái sinh ở cấp chiều cao ≤ 0,5 m là 7 loài, chiếm 45,11%. Ở cấp chiều cao 0,6 - 1 m và 1,1 - 1,5 m là 7 loài, cùng chiếm tỷ lệ 46,62%. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao 1,6 - 2 m là 3 loài, chiếm tỷ lệ 20,3%. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao ≥ 2 m là 4 loài chiếm tỷ lệ 27,07%.

Thời gian phục hồi rừng là một quá trình kép kín từ khi bắt đầu bỏ hóa cho tới khi đạt được trạng thái rừng tương đối ổn định, tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể nghiên cứu được tất cả các giai đoạn phục hồi mà chỉ tiến hành nghiên cứu trên trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu

Đã đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật mới chỉ tập chung vào biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu khác.

2. Kiến nghị

- Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kinh phí có hạn dung lượng mẫu điều tra còn chưa nhiều, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, nên chưa đánh giá được một cách chi tiết được tổng thể.


- Cần có nghiên cứu đặc điểm sinh thái và chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây tái sinh.

- Cần có nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế cho khu vực rừng phòng hộ.

- Để có kết quả chính xác, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích cụ thể thì cần phải có quá trình nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp làm rừng ngày càng giàu thêm.

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu tại nhiều xã, thôn bản để so sánh và đánh giá chính xác hơn từ đó đề xuất các giải pháp toàn diện hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022