Chu Trình Quản Lý Lâm Sinh Đối Với Lâm Phần Rừng Tự Nhiên.


liệu được lấy từ ví dụ của ÔTCĐV số 2 (bảng 4.24 ở trên). Các số liệu ở hàng số 9 đến hàng số 16 là kết quả mô phỏng động thái biến đổi của phân bố đường kính ở thời điểm t=5 năm cho đến t=40 năm. Số liệu ở cột B (từ hàng số 9 đến hàng 16 đợc tính như sau: B9 = B8*(1-B$4-B$5-B$6) + 5*21 (trong đó 21 là số cây chuyển vào cấp kính nhỏ nhất trung bình (được tính toán ở bảng 4.25). Số liệu ở các cột từ C đến I (hàng 9 đến 16) sẽ được tính như sau: C9= B8*B5+C8*(1-C$4-C$5-C$6). Cột J là mật độ cây có D1,3 lớn hơn 10 cm.

Bảng 4.28 trên đây là một trình diễn rất tốt cho phương pháp nghiên cứu và

xu thế vận động của cấu trúc N/D của rừng tự nhiên. Trong thực tế, động thái của rừng diễn ra phức tạp hơn nhiều dưới sự tác động của quá trình tái sinh, diễn thế thay thế lẫn nhau giữa các loài bằng quá trình đấu tranh tự nhiên. Bảng 4.28 cũng là một trình diễn cho phương pháp mô phỏng động thái rừng theo các kịch bản quản lý khác nhau. Chỉ cần thay đổi tỷ lệ khai thác ở các cấp kính nhất định (theo chủ ý của người kinh doanh) thì kết quả diễn biến động thái rừng sẽ được tính toán. Ví dụ như ở biểu trên với phương thức quản lý theo phương án điều chế với chu kỳ 5 năm chỉ khai thác chọn các cây đã đạt cơ kính 50-60 với cường độ 25% và ở cỡ kính 60cm trỡ lên với cường độ 50% thì sẽ dẫn cấu trúc N/D về trạng thái rất ổn định ở sau khoảng 25 năm.

4.6.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

4.6.2.1 Thảo luận các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Qua nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng việc ứng dụng nó để đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể cho kinh doanh rừng khu vực nghiên cứu là rất cần thiết. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà đề tài đặt ra là biện pháp lâm sinh tổng hợp từ tất cả các khâu. Trước tiên phải lên được một kế hoạch cụ thể bao hàm nội dung các bước công việc theo trình tự xắp xếp từ việc ứng dụng kết quả nghiên cứu về cấu trúc và động thái rừng. Nội dung bản kế hoạch được thể hiện qua hình 4.8 và các bước công việc tác nghiệp được thể hiện qua bảng 4.29 dưới đây:


Thiết kế khai thác, bài cây chặt; chuẩn bị khai thác

Điều tra đánh giá tài nguyên trước khai thác


Khai thác



Các hoạt động lâm sinh sau khai thác:

Vệ sinh rừng, chăm sóc rừng

Xúc tiến tái sinh

Trồng bổ sung làm giàu

Đánh giá hiện trạng rừng

Điều tra, đánh giá rừng sau khai thác


Hình 4.8: Chu trình quản lý lâm sinh đối với lâm phần rừng tự nhiên.


Bảng 4.29: Các tác nghiệp trong chu trình quản lý lâm sinh.


Năm

Tác nghiệp

2 năm trước khai thác

Điều tra, đánh giá vốn rừng với tỷ lệ mẫu 10% theo phương pháp hệ thống theo tuyến để xác định lượng khai thác và lập kế hoạch mở đường vận xuất, vận chuyển

1 năm trước khai thác

tiến hành thiết kế khai thác, bài cây chặt và hướng chặt;

luỗng phát dây leo bụi rậm để chuẩn bị khai thác

Khai thác

Chặt hạ các cây đã bài

0,5 năm sau khai thác

Điều tra xác định hiện trạng rừng sau khai thác, tiến hành dọn vệ sinh rừng.

2-5 năm sau khai thác

Kiểm kê rừng sau khai thác với tỷ lệ mẫu 10% xác định lại trạng thái rừng và tiến hành các biện pháp xử lý lâm sinh để hướng rừng tới trạng thái chuẩn.

10 năm sau khai thác

Kiểm tra xác định lại hiện trạng rừng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu một số quá trình động trong rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng trên cơ sở phân tích các tài liệu thu thập được từ 10 ô tiêu chuẩn định vị từ năm 2004-2008 - 11

4.6.2.2. Đề suất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

1) Chu trình quản lý lâm sinh cho rừng tự nhiên.

Để lựa chọn các giải pháp lâm sinh thích hợp cho việc kinh doanh rừng tự nhiên, việc xác định một chu trình kinh doanh khép kín là hết sức quan trọng. Trong chu trình quản lý lâm sinh cho đối tượng là lâm phần, các tác nghiệp được xác định theo chuỗi thời gian của một luân kỳ, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp tác động lâm sinh để dẫn dắt rừng về trạng thái chuẩn. Chu trình quản lý lâm phần rừng tự nhiên được bắt đầu từ các hoạt động trước khai thác, khai thác và các hoạt động sau khai thác cho đến kỳ khai thác tiếp theo như được mô tả ở sơ đồ ở hình 4.8 và bảng 4.29.


2) Lập kế hoạch quản lý.

Phần lớn các phương án điều chế nhanh đều dựa trên số liệu kiểm kê rừng quốc gia mà chưa cập nhật được số liệu về tài nguyên rừng của lâm trường. Theo quan điểm của tôi, thì để quản lý rừng bền vững không thể dựa trên phương án điều chế nhanh được xây dựng 5 năm một lần, mà số liệu về tài nguyên rừng không được cập nhật như vậy. Mỗi lâm trường cần có một bản kế hoạch quản lý dài hạn, ít nhất là cho một luân kỳ kinh doanh (khoảng 30 - 50 năm) và phải dựa trên số liệu điều tra chi tiết về tài nguyên rừng của lâm trường, cùng với các kiến thức về động thái phát triển của rừng. Các số liệu kiểm kê tài nguyên rừng phải được cập nhật 5 năm một lần thông qua một hệ thống ÔTC định vị được thiết lập cho các trạng thái rừng có trong lâm phận của lâm trường.

3) Kỹ thuật khai thác.

Kỹ thuật khai thác có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu tác động đối với lầm phần chừa lại và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của rừng. Trong khai thác, việc thiết kế và thi công hệ thống đường vận xuất, vận chuyển và việc lựa chọn chủng loại máy vận xuất có ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay, ở Việt Nam chưa ban hành chính thức hướng dẫn kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động. Cẩm nang lâm nghiệp, chương khai thác và vận chuyển lâm sản (Hà Nội, 2006) có mô tả chi tiết kỹ thuật chặt hạ, vận xuất và bốc xếp gỗ. Bộ NN&PTNT đang soạn thảo văn bản này.

Hướng ngả cây: hầu hết trong thiết kế chưa qui định hướng ngã cây cho nên thợ cưa muốn cho cây đổ về hướng nào cũng được miễn là thuận tiện cho họ, dẫn đến nhiều cây ở lớp dự trữ, kế cận và cây tái sinh bị ảnh hưởng. Bình quân hệ số đỗ vỡ trong khai thác hiện nay là 40 - 45%. Nếu chọn đúng hướng ngả và trước khi khai thác luỗng phát dây leo bụi rậm để cây ngã không bị chồng chéo trên tán thì có thể giảm hệ số đỗ vỡ xuống chỉ còn khoảng trên dưới 20%.

Khai thác giảm thiểu tác động là xu hướng chính của các nước để hướng tới QLRBV. Việt Nam cũng không thể không theo xu hướng này. Với kết quả mô phỏng động thái cấu trúc N/D được trình bày ở bảng 4.28, chúng tôi đề nghị quản lý


rừng tự nhiên ở khu vực Kon Hà Nừng theo phương thức chặt chọn, chu kỳ 5 năm một lần,cấp kính khai thác bắt đầu từ 50cm. Cường độ khai thác ở cấp kính 50-60 là 25% (chọn những cây có thân hình xấu, sinh trưởng kém). Từ cơ kính 60 trở lên sẽ khai thác 50% số cây (bắt đầu từ các cây có đường kính lớn nhất).

4) Điều tra, đánh giá tài nguyên rừng sau khai thác.

Trong hệ thống kế hoạch quản lý rừng hiện tại, chưa có qui định về công tác điều tra, đánh giá lại tài nguyên rừng ngay sau khi khai thác. Tuy nhiên, đây là một hoạt động thuộc hệ thống giải pháp kỹ thuật lâm sinh hết sức quan trọng cho QLRBV vì mấy lý do sau:

- Hệ thống lập phương án điều chế đã không sử dụng chu trình quản lý lâm phần, chu trình này đòi hỏi phải đánh giá tài nguyên rừng ngay sau khi hoạt động khai thác kết thúc để đề xuất các biện pháp tác động lâm sinh kịp thời cho quá trình tái sinh phục hồi rừng.

- Phân tích các phương án điều chế 5 năm của các lâm trường tại Tây Nguyên, tôi thấy thường xẩy ra các tình huống sau: thứ nhất là việc thực hiện kế hoạch không triệt để và bỏ qua một số khâu không cần thiết, thứ hai là việc thúc đẩy quá trình phục hồi rừng sau khai thác phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, những lô đã được xử lý khai thác chu kỳ trước không được ưu tiên phát triển mà lại đưa vào chu kỳ tiếp theo ngay sau đó…

5) Nuôi dưỡng rừng

Hoạt động nuôi dưỡng rừng phải được lập kế hoạch và thực hiện ngay sau khi đóng

cửa rừng sau khai thác, càng sớm càng tốt.


- Thiết kế nuôi dưỡng rừng phải đưa ra được giải pháp kỹ thuật cụ thể cho

từng trạng thái rừng và các nhu cầu về nhân lực, tài chính.


- Các kết quả nuôi dưỡng rừng phải được theo dõi, ghi chép lại; trên mỗi trạng thái rừng cần có những ô đối chứng khoảng 0,5 - 1 ha (không tác động) để theo dõi, so sánh cho việc đánh giá và cải thiện hoạt động nuôi dưỡng rừng sau này.


- Cán bộ kỹ thuật và công nhân lâm nghiệp phải được tập huấn, đặc biệt về kiến thức nhận biết tên cây để phân biệt cây mục đích với các cây phi mục đích. Cần phải bổ sung thêm các hướng dẫn hiện trường (sổ tay chăm sóc, nuôi dưỡng rừng) để cụ thể hoá các qui định của qui phạm kỹ thuật.

Nhận xét.


Sau khi đề suất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tôi có một số nhận xét sau:


- Các văn bản hướng dẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai giữa các địa phương trong cả nước.

- Hầu hết các văn bản hướng dẫn đều chưa có hướng dẫn hiện trường nên các cán bộ cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai công việc và thực thi đúng như kế hoạch đã đề ra.

- Không có số liệu đo đếm định lượng về sản lượng rừng. Chỉ dựa trên số liệu kiểm kê rừng toàn quốc về kiểu rừng, ranh giới và diện tích. Số liệu về tài nguyên rừng không cập nhật.

- Trong phương án điều chế nhanh, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được lựa chọn không dựa trên định nghĩa về chu trình quản lý lâm phần trong một luân kỳ. Chưa có hướng dẫn chi tiết về phương pháp thu thập các thông tin để phục vụ cho việc lựa chọn các biện pháp lâm sinh.

- Phần lớn các cơ sở sản xuất chỉ vệ sinh rừng, sửa lại các cây bị đổ vỡ và đóng cửa rừng; không có các hoạt động nào khác.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Các kết quả nghiên cứu của luận văn cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. Cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên: Nghiên cứu đã rút ra những đặc trưng cơ bản sau đây: (i) Số loài biến động từ 50 đến 114 loài. Chỉ số đa dạng loài có sự khác biệt rất lớn cấp kính đo đếm khác nhau, đối với tầng cây cao có cấp kính từ (10-65) thì chỉ số đa dạng loài có tính ổn định cao và không biến động mạnh như ở cấp kính D1.3 < 10 cm và cây tái sinh. (ii) Phân bố N/D tuân theo quy luật phân bố của hàm Weibull đặc trưng cho rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, số cây tập trung chủ yếu ở các cỡ kính nhỏ, cấp kính 10 cm giao động từ 120 đến 190 cây và đây thường là cỡ kính có số cây lớn nhất. Càng lên cao số cây trong các cấp kính càng giảm đi và đến cỡ kính trên 65 cm số cây giao động từ 1 đến 12 cây.

(iii) Phân bố số loài theo D là phân bố giảm, số loài tập trung ở các cấp kính nhỏ, cấp kính 10 cm có khoảng trên dưới 50 loài, đến cấp kính 30cm có khoảng 15 loài, số loài giảm dần khi cấp kính tăng lên, đến cấp kính 60 cm số loài chỉ còn khoảng 7 loài, đến cấp kính trên 90 cm số loài chỉ còn 2 đến 3 loài. Trong các lâm phần nghiên cứu, các loài cây: Xoay, Vạng, Dẻ, Giổi, Cóc đá đạt kích thước tối đa từ cấp kính 80 cm trở lên, trong khi các loài: Dung, Gạc nai, Đẻn, Hoóc quang... hiếm khi đạt đến kích thước trên 50 cm và các loài Dẻ, Trâm, Nhọc, Gội, Giổi Nhung … thường có kích thước phổ biến ở cấp kính 50- 65 cm. Đây chính là những loài chiếm ưu thế và thường xuyên thấy xuất hiện trong tổ thành của các trạng thái rừng.

2. Động thái tái sinh: qua trình tái sinh tự nhiên diễn ra khá phức tạp làm thay đổi tổ thành (thông qua chỉ số tỷ lệ hỗn loài và hệ số đa dạng Shnnon-Wiener ở lớp cây tái sinh và lớp cây có D 1,3<10 cm. Trong khi tổ thành tầng cây cao gần như không thay đổi sau khoảng thời gian năm năm, sự thay đổi chỉ thể hiện ở một số cây gia nhập cấp kính đầu tiên và sinh trưởng chuyển cấp trong các cấp kính mới làm thay đổi tổ thành nhưng sự thay đổi này không đáng kể khi thời gian là năm năm, sự thay đổi chỉ thể hiện rõ khi thời gian theo giõi dài hơn. Đối với tầng cây nhỏ và cây tái sinh đã diễn ra sự thay đổi rất lớn, số cây con tái sinh lúc đầu rất lớn, nhưng chúng cũng bị chết đi một cách nhanh chóng do không có điều kiện ánh sáng thuận lợi. Điều này chứng tỏ quá trình cạnh tranh không gian dinh dưỡng ở những lớp cây này diễn ra rất mạnh mẽ. Động thái tái sinh này đã dẫn đến quá trình bổ sung vào cấp kính


nhỏ nhất của tầng cây cao (tức là 10-15cm); số cây tái sinh bổ sung đạt bình quân là

21 cây/năm.

3. Động thái tăng trưởng:.Các số liệu phân tích về tăng trưởng đường kính cho thấy:

(i) Cây rừng tự nhiên tăng trưởng rất chậm, trong một số trường hợp cây cá thể có thể ngừng tăng trưởng hoặc tăng trưởng cực kỳ chậm trong một thời gian dài (đó là các cây đang ở vị thế bị ức chế và đang chờ cơ hội cải thiện về ánh sáng). Có sự khác biệt rất lớn giữa cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm trong cùng một loài. Tốc độ sinh trưởng đường của cây trong rừng tự nhiên có thể chậm hơn hàng chục lần so với cây cùng loài sinh trưởng khi trồng phân tán. (ii) Các loài phân bố ở tầng dưới của rừng có sinh trưởng chậm nhất, tuy nhiên chúng vẫn sống với tuổi rất cao cho dù chỉ đạt đường kính cuối cùng nhỏ. (iii) Có thể phân biệt 3 pha sinh trưởng trong vòng đời của một cây rừng: (1) Pha đầu với sinh trưởng rất chậm và có thể kéo dài đên khoảng 100 năm tương ứng với thời kỳ bị ức chế (do thiếu ánh sáng); (2) Pha tiếp theo là pha thúc đẩy tăng trưởng về đường kính khi cây rừng đã vượt qua thời kỳ bị ức chế. (3) Pha cuối cùng là pha suy giảm tăng trưởng về đường kính pha này sẽ kết thúc khi cây chết sinh lý.

4. Quá trình chết tự nhiên: tỷ lệ chết tự nhiên lớn nhất ở lớp cây tái sinh đến lớp cây có đường kính dưới 10; trong các cỡ kính ở tầng cầy cao, tỷ lệ chết cũng giảm dần theo sự tăng lên của cỡ kính; nghĩa là khi cây đã đạt được kích thước càng lớn thì xác suất chết (do sự cạnh tranh không gian) càng giảm.

5. Kết quả nghiên cứu động thái là một phương pháp rất tốt để theo dõi quá trình vận động của rừng, căn cứ vào những cái đã có để suy ra HST rừng trong tương lai và ngược lại suy ra HST rừng trong quá khứ. Mặc dù quá trình động thái diễn ra phức tạp nhưng đây là cách rất tốt để kiểm soát quá trình vận động, sinh trưởng chuyển cấp và quá trình chết tự nhiên của HST rừng. Khi nắm được các quy luật vận động của rừng ta sẽ có những biện pháp lâm sinh phù hợp nhất để kinh doanh rừng đạt hiệu quả cac nhất

5.2. Tồn tại

- Chưa tìm hiểu kỹ các nhân tố phát sinh thảm thực vật rừng khu vực nghiên cứu chẳng hạn như các nhân tố địa lý - địa hình, đá mẹ - thổ nhưỡng nên kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ.

- Vì diện tích ÔTC chỉ 1 ha, nên số cây ở các cấp kính cao có dung lượng quan sát chưa đủ lớn, ví dụ các chỉ tiêu như: động thái chuyển cấp, động thái chết tự

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí