Đánh Giá Được Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Tái Sinh Tự Nhiên


- Tầng B có đọ dầy trung bình là 80cm, đất tầng này dầy, có màu vàng, ẩm, đất kết cấu chặt, dạng viên tỷ lệ đá lẫn ở mức thấp chiếm 7,5%


Hình 4.4. Lấy mẫu phẫu diện đất

4.2. Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên

4.2.1. Các yếu tố địa hình, vị trí địa hình, độ dốc, hướng phơi

Ngoài ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thì địa hình cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự sai khác và mức độ phân bố của cây tái sinh. Qua điều tra ta có bảng số liệu sau.


Bảng 4.11. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến chất lượng cây tái sinh


Địa điểm

Hướng phơi

Chất lượng cây tái sinh

T

TB

X

OTC1

Tây Bắc

12

13

0

OTC2

Tây Bắc

8

11

4

OTC3

Đông Bắc

3

12

7

OTC4

Nam

4

11

10

OTC5

Tây Nam

4

12

6

OTC6

Tây Nam

2

9

14

Tỷ lệ

23.33

48.48

28.19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.


Qua bảng số liệu 4.10 trên ta thấy hai trạng thái có số lượng cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ trung bình 67%, số lượng cây tái sinh có chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ trung bình 32%, còn lại là cây có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ trung bình 59%.

4.2.2. Tác động của con người (lịch sử sử dụng đất, hoạt động khai thác gỗ, củi, các hoạt động chăm sóc hay tu bổ rừng)

4.3.2.1. Hoạt động khai thác gỗ, củi

Theo thông tin từ các xã ở huyện Văn Bàn, hiện trên địa bàn có không dưới 50 cơ sở chế biến gỗ lớn nhỏ khác nhau. Riêng tại chân núi Liêm Phú và Nậm Tha đã có hai cơ sở, một đặt tại xã Liêm Phú và một cơ sở khác đặt tại xã Nậm Tha, công suất hàng trăm m3/tháng. Điều đáng lo ngại là các cơ sở chế biến này còn thu gom khối lượng lớn gỗ khai thác trái phép từ rừng, trực tiếp kích thích lâm tặc phá rừng, nhất là những loại gỗ quý, làm suy kiệt rừng phòng hộ và nguồn gỗ quý hiếm quốc gia.


Hình 4 5 Tác động của con người Bên cạnh những tác động tốt của con 1Hình 4 5 Tác động của con người Bên cạnh những tác động tốt của con 2


Hình 4 5 Tác động của con người Bên cạnh những tác động tốt của con 3Hình 4 5 Tác động của con người Bên cạnh những tác động tốt của con 4

Hình 4.5. Tác động của con người

Bên cạnh những tác động tốt của con người là những hoạt động gây ảnh hưởng đến quá trình tái sinh, phục hồi rừng.

- Chăn thả gia súc làm gãy cây tái sinh, gia súc ăn hoặc giẫm nát các cây tái sinh

- Săn bắt động vât như Rắn, Dúi, Sóc, Chim, Lợn Rừng….cũng ảnh hưởng phần nào đến cây tái sinh.


Hình 4.6. Chăn thả gia súc


Hình 4 7 Săn bắt động vật 4 3 Đề xuất giải pháp lâm sinh xúc tiến tái sinh 5

Hình 4.7. Săn bắt động vật

4.3. Đề xuất giải pháp lâm sinh, xúc tiến tái sinh rừng cho 2 trạng thái rừng thứ sinh (IIa, IIb) tại Xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai

4.3.1. Đề xuất giải pháp lâm sinh

- Đối với rừng tự nhiên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần có sự bảo vệ trước tiên là bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học.

- Các hoạt động bảo tồn vừa phải đến mục tiêu bảo đa dạng sinh học vừa cải thiện đời sống người dân để giảm bớt sự ohuj thuộc vào rừng có như


vậy người dân mới hạn chế sự phụ thuộc vào rừng.

- Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng thích hợp vào sản suất năng suất cây trồng để người dân hạn chế phụ thuộc vào rừng

- Xây dựng cơ chế công tác quản lý một cách chặt chẽ, bảo vệ và phát triển bề vững, nhờ vậy nhà nước vừa giữ dược rừng mà người dân lại ấm no.

- Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể.

- Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân và diện tích chi trả dichj vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.

- Nâng cao năng lực choc ac bam quản lý duy trì hoạt động của các Tổ điều tra rừng, đặt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn , đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương.

4.3.2. Xúc tiến tái sinh rừng

- Khoanh nuôi tái sinh rừng là quá trình lợi dụng triệt để khả năng tái sinh tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo đảm sự tồn tại của rừng và có xu hướng mở rộng diện tích rừng, cung cấp nguồn gỗ ổn định, giảm giá thành đầu tư cho trồng rừng và phát huy chức năng phòng hộ.

- Đây là giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng và diện tích đất rừng sau khai thác với các phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng khác nhau, đó là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và xúc tiến khoanh nuôi tái sinh rừng.



5.1. Kết luận‌

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng, với số lượng biến động từ 11 - 23 loài/ OTC. Những loài cây chiếm ưu thế từ 5 - 8 loài trong khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Sồi Xanh, Kháo lông, Nhừ, Trâm vối, Lim Vang… Hầu hết là những loài cây ưa sáng, ít giá trị kinh tế. Mật độ cây gỗ dao động từ 165 – 330 cây/ ha.

Số lượng loài biến động từ 8 - 23 loài cây trên OTC, có 3 - 7 loài cây chiếm ưu thế tham gia vào công thức tổ thành như: Dẻ gai, Chẹo, Thành ngạnh, Kháo lông, Cơm cháy …Tổ thành tầng cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi nhìn chung có sự kế thừa.

Mật độ cây tái sinh biến động từ 9722 đến 26667 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng dao động từ (25,81%- 74,51%) trung bình đạt 50%.

Chỉ số đa dạng sinh học khá đồng đều biến động từ 1,49 - 2,69 cho thấy không phải ở địa hình nào có số cây và số loài nhiều thì mức độ sinh học mới cao, mà tùy vào đặc điểm từng vị trí mà thể hiện mức độ đa dạng khác nhau.

Phân bố loài cây ở cấp chiều cao ≤ 0,5 m là 7 loài, chiếm 45,11%. Ở cấp chiều cao 0,6 - 1 m và 1,1 - 1,5 m là 7 loài, cùng chiếm tỷ lệ 46,62%. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao 1,6 - 2 m là 3 loài, chiếm tỷ lệ 20,3%. Số lượng loài tái sinh ở cấp chiều cao ≥ 2 m là 4 loài chiếm tỷ lệ 27,07%.

Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên: Có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh. Do đó, việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây có triển vọng.


Ảnh hưởng của con người: Con người cần can thiệp vào rừng một cách hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất từ rừng một cách bề vững.

Thời gian phục hồi rừng là một quá trình kép kín từ khi bắt đầu bỏ hóa cho tới khi đạt được trạng thái rừng tương đối ổn định, tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể nghiên cứu được tất cả các giai đoạn phục hồi mà chỉ tiến hành nghiên cứu trên trạng thái rừng nghèo, tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Dung lượng mẫu điều tra còn chưa nhiều, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế do thời gian thực tập tốt nghiệp có hạn.

Đề xuất biện pháp kỹ thuật mới chỉ tập chung vào biệ pháp kỹ thuật lâm sinh mà chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu khác.

5.2. Kiến nghị

- Do thời gian thực tập tốt nghiệp ngắn và kinh phí có hạn dung lượng mẫu điều tra còn chưa nhiều, địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, nên chưa đánh giá được một cách chi tiết được tổng thể khu rừng.

- Đề xuất biện pháp kỹ thuật mới chỉ tập chung vào biệ pháp kỹ thuật lâm sinh mà chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu khác.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và chỉ số đa dạng sinh học của các loài cây tái sinh.

- Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế cho khu vực rừng phòng hộ.

- Để có kết quả chính xác, phản ánh đúng thực tế, các giải pháp đưa ra thật sự hữu ích cụ thể thì cần phải có quá trình nghiên cứu dài hơn để đi sâu nghiên cứu thực tế, đưa ra các giải pháp làm rừng ngày càng giàu thêm.

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu tại nhiều xã, thôn bản để so sánh và đánh giá chính xác hơn từ đó đề xuất các giải pháp toàn diện hơn.


- Đề nghị cơ quan Nhà nước, các tổ chức khoa học ủng hộ, giúp đỡ đẩy mạnh công tác khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp.

+ Nhà nước cần sớm có những chính sách cụ thể để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của người dân trên diện tích rừng, đất rừng được giao khoán, có chính sách hưởng lợi thỏa đáng cho người dân trong thời gian tới..... để nhân dân yên tâm gắn bó với rừng.

+ Có chính sách, chế độ cho cán bộ lâm nghiệp xã thôn.

Xem tất cả 75 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí