Đánh Giá Đặc Điểm Nông Sinh Học Của Các Giống Mai Tại Hà Nội


xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa để làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật như giá thể, cắt tỉa, bón phân, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, cũng như chế độ nhiệt phù hợp trong điều kiện Hà Nội để cây ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên Đán, mang lại thu nhập cao cho người trồng cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.


CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

- 10 giống mai thuộc loài Ochna integerrima (Lour.) Merr được thu thập ở các vùng trồng mai khác nhau của Việt Nam.

Bảng 2.1. Danh mục 10 giống mai thu thập và nghiên cứu



TT


Ký hiệu


Tên giống

Nơi thu thập


Tên khoa học


Hình ảnh hoa


1


MV1


Mai vàng YênTử


Quảng Ninh


Ochna integerrima


2 MV2 Mai Huế Huế Ochna integerrima 3 MV3 Mai Cam Cần Thơ Ochna integerrima 4 MV4 Mai Sẻ 1


2


MV2


Mai Huế


Huế


Ochna integerrima


3 MV3 Mai Cam Cần Thơ Ochna integerrima 4 MV4 Mai Sẻ Bình Định Ochna integerrima 5 MV5 Mai 2


3


MV3


Mai Cam


Cần Thơ


Ochna integerrima


4 MV4 Mai Sẻ Bình Định Ochna integerrima 5 MV5 Mai vàng năm cánh tròn TP HCM Ochna 3


4


MV4


Mai Sẻ


Bình Định


Ochna integerrima


5 MV5 Mai vàng năm cánh tròn TP HCM Ochna integerrima 6 MV6 Mai Giảo TP HCM Ochna integerrima 4


5


MV5


Mai vàng năm cánh tròn


TP HCM


Ochna integerrima


6 MV6 Mai Giảo TP HCM Ochna integerrima TT Ký hiệu Tên giống Nơi thu thập Tên khoa 5


6


MV6


Mai Giảo


TP HCM


Ochna integerrima


TT Ký hiệu Tên giống Nơi thu thập Tên khoa học Hình ảnh hoa 7 MV7 Mai Vĩnh Hảo 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội - 7



TT


Ký hiệu


Tên giống

Nơi thu thập


Tên khoa học


Hình ảnh hoa


7


MV7


Mai Vĩnh Hảo


Bình Thuận


Ochna integerrima


8 MV8 Mai Quắn Quảng Ngãi Ochna integerrima 9 MV9 Mai Kem Bến Tre Ochna integerrima 10 MV10 7


8


MV8


Mai Quắn


Quảng Ngãi


Ochna integerrima


9 MV9 Mai Kem Bến Tre Ochna integerrima 10 MV10 Mai Trâu Tây Ninh Ochna integerrima Phân bón 8


9


MV9


Mai Kem


Bến Tre


Ochna integerrima


10 MV10 Mai Trâu Tây Ninh Ochna integerrima Phân bón và chất kích thích Phân NPK 30 10 10 9


10


MV10


Mai Trâu


Tây Ninh


Ochna integerrima


Phân bón và chất kích thích Phân NPK 30 10 10 TE của Công ty Bình Điền sản xuất 10

- Phân bón và chất kích thích:

+ Phân NPK 30 -10-10 +TE của Công ty Bình Điền sản xuất, gồm NPK và các thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 80 ppm; Bo (B): 60 ppm; Đồng (Cu): 60 ppm. Tác dụng giúp cây tăng trưởng mạnh chồi lộc và lá.

+ Phân NPK 20-20-15 + TE của Công ty Bình Điền sản xuất, gồm NPK và thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 50 ppm; Bo (B): 50 ppm. Tác dụng giúp cây tăng trưởng chồi lộc và lá.

+ Phân NPK 16-12-8 + TE của Công ty Việt Nhật sản xuất, gồm NPK và các thành phần trung vi lượng như: Bo (B): 217 ppm; Kẽm (Zn): 400 ppm. Tác dụng giúp cây tăng trưởng chồi lộc và lá.

+ Phân DAP (18 % N - 46 % P2O5) của Công ty Phú Mỹ sản xuất, chỉ có thành phần NP, không có các thành phần trung, vi lượng. Tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra nụ.


+ Phân NPK 10-60-10 + TE của Công ty Swiss sản xuất, gồm NPK và các thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 65 ppm; Bo (B): 40 ppm, Đồng (Cu): 40 ppm. Tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra nụ nhanh.

+ Phân NPK 9-25-17 + TE của Công ty Việt Nhật sản xuất, gồm NPK và các thành phần trung vi lượng như: Kẽm (Zn): 80 ppm; Bo (B): 40 ppm; Đồng (Cu): 40 ppm. Tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra nụ.

+ Thiourea (99%) do Công ty Dịch vụ Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh sản xuất. Tác dụng xử lý cho cây rụng lá và kích thích ra hoa.

+ Paclobutrazol (15WP) Công ty thuốc BVTV Sài Gòn sản xuất. Tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá mầm hoa và kích thích cây ra hoa.

+ Giberellin acid (100% GA3), sản xuất tại Mỹ do Công ty CP VMCGROUP Việt Nam nhập khẩu. Tác dụng tăng chất lượng hoa và nở hoa tập trung.

- Giá thể: Đất phù sa, xơ dừa, vỏ trấu, phân chuồng hoai mục, được xử lý bằng Aliette 800WG pha 10g/10 lít nước, phun ướt đều, ủ trong 7 ngày trước khi sử dụng.

2.1.2. Thiết bị và dụng cụ phục vụ nghiên cứu

- Kính hiển vi điện tử Leica EZ4 sản xuất tại Đức (độ phóng đại từ 80 đến 450 cho ảnh có độ phân giải cao với chi tiết nhỏ nhất).

- Nhà xử lý tăng nhiệt, trên mái và xung quanh được lợp và quây kín bằng nilon, máy lạnh 2 chiều tự động sản xuất tại Trung Quốc, để tăng hoặc giảm nhiệt độ trong thời gian xử lý.

- Các dụng cụ khác: kéo cắt tỉa, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, thước palme...

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội

- Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

- Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp vào sản xuất của mai vàng Yên Tử tại các địa phương ở Hà Nội


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội

2.3.1.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống mai tại Hà Nội

- Thí nghiệm gồm 10 giống mai 5 năm tuổi, được trồng từ hạt, chiều cao 93 - 97 cm, đường kính thân 3,3 - 3,5 cm (ký hiệu từ MV1 - MV10), sinh trưởng phát triển tốt không bị sâu bệnh hại và các tổn thương cơ giới khác. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự 1lần không nhắc lại, số lượng 15 cây/giống/CTTN. Mật độ trồng 1 cây/chậu/2 m2, kích thước chậu 40 x 50 cm (chậu làm bằng nhựa plastic màu nâu).

- Thời gian trồng: 15/02/2016

- Các giống nghiên cứu được trồng trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (7:2:1), không cắt tỉa để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên, bón phân NPK 16-12-8 +TE liều lượng 20g/chậu/lần sau trồng 2 tuần, định kỳ bón 1 tháng 1 lần đến khi cây có 10 % nụ, sau đó chuyển sang bón phân NPK 9-25- 17 liều lượng 20 g/chậu/lần, định kỳ bón 1 tháng 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %. Tiến hành tưới nước, giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ hại định kỳ.

- Mô tả hình thái để phân biệt các mẫu giống mai theo hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1999) và Trần Hợp (2000). Đánh giá các tính trạng hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt theo tài liệu hướng dẫn của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (1998) và theo biểu mẫu mô tả của Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật (2000), mỗi tính trạng quan sát 5 mẫu. Các chỉ tiêu định tính mô tả, đánh giá quan sát bằng mắt. Các chỉ tiêu định lượng theo dõi đo đếm.

2.3.1.2. Nghiên cứu thời điểm phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

- Phương pháp tiến hành:

Thời gian nghiên cứu: 03/2017 - 11/2018.

Thí nghiệm được bố trí tuần tự 1 lần không nhắc lại gồm 20 cây 5 năm tuổi, trồng từ hạt, có chiều cao 93 - 97 cm, đường kính thân 3,3 - 3,5 cm, sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại và các tổn thương cơ giới khác, các cây được


cắt tỉa cành chỉ để lại cành cấp 1, quan sát và theo dõi sự xuất hiện mầm chồi, treo nhãn, đánh dấu những mầm chồi có thời gian xuất hiện cùng thời điểm trong thời gian 7 ngày (tính từ ngày xuất hiện mầm chồi đầu tiên sau khi cắt tỉa cành).

- Phương pháp thu thập số liệu

Sau 1 tháng cắt tỉa tiến hành lấy mẫu, 15 ngày lấy mẫu 1 lần, mỗi lần lấy 10 mẫu. Dùng lưỡi dao mỏng cắt phần nách lá, lá đã có màu xanh đậm trên đoạn cành có cùng độ tuổi.

Sau khi cắt phần nách lá để vào hộp chuyên dụng, đem về phòng thí nghiệm ngâm trong nước Javel (thời gian 5 phút) để tẩy mủ, sau đó cắt mẫu bằng máy cắt lát vi mẫu và để lên kính hiển vi nổi quan sát, ghi nhận đến khi xuất hiện mầm hoa và mầm hoa nhú ra ngoài thân.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội

- Cây 5 năm tuổi, là cây gieo hạt, chiều cao 95 - 100 cm, đường kính thân 3

- 3,5 cm được trồng chậu nhựa có kích thước 40 x 50 cm, mỗi chậu trồng một cây.

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Đất phù sa (đối chứng)

CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)

CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)

CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)

Các công thức được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C

± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.


Thời điểm thí nghiệm: tháng 02/2018

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa mai vàng Yên Tử

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không cắt tỉa (đối chứng)

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng. CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng.

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1. Thời điểm thí nghiệm: tháng 03/2018

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); tưới phân NPK 20-20-15 + TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 24 0C ± 1 0C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Phương pháp cắt tỉa: Dùng kéo cắt cành chuyên dụng, sạch, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực. Dùng kéo cắt bỏ các cành lá già che lấp các cành lá non, những cành bị sâu bệnh và những cành không có khả năng cho hoa.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển thân, lá của mai vàng Yên Tử.

Thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Không bón phân (đối chứng)


CT2: NPK 30 -10-10+TE CT3: NPK 20-20-15+TE CT4: NPK 16-12-8+TE

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; tưới phân DAP 18:46 với liều lượng 20 g/chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 50 %; phun thiorea nồng độ 1,0

%, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 240C ± 10C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

Thời gian thí nghiệm tháng 3/2018 - 8/2018, là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển thân, lá, chồi, phân hóa mầm hoa và ra nụ 10 %.

- Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 3 cây. Mật độ 1 cây/2 m2

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến giai đoạn phát triển nụ và ra hoa của mai vàng Yên Tử.

Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức: CT1: Không bón phân (đối chứng)

CT2: DAP (18 % N - 46 % P2O5) CT3: NPK 10-60-10 + TE

CT4: NPK 9-25-17 + TE

Các công thức được bố trí trên nền giá thể đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1); cây được cắt tỉa 5 lần; tưới phân NPK 20-20-15+TE với liều lượng 20 chậu/lần, 1 tháng bón 1 lần đến khi cây ra nụ 10 %; phun Paclobutrazol nồng độ 400 ppm 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày; phun thiorea nồng độ 1,0 %, phun 1 lần. Xử lý nhiệt độ ở ngưỡng 240C ± 10C. Phun GA3 nồng độ 20 ppm. Tiến hành tưới nước giữ ẩm, nhặt cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023