* Nhóm di tích lịch sử, cách mạng: Đối với du lịch Quảng Ngãi, nhóm di tích lịch sử, cách mạng gắn liền với các cuộc kháng chiến của cả dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Tiêu biểu là khu di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thuộc huyện Ba Tơ, di tích chiến thắng Vạn Tường thuộc huyện Bình Sơn; di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng; di tích địa đạo Đàm Toái (huyện Bình Sơn, bán đảo ba Làng An); di tích chiến thắng Ba Gia.v.v...
+ Di tích khởi nghĩa Ba Tơ: Quần thể bao gồm nhiểu điểm di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động và thị trấn Ba Tơ, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi chừng 60 cây số về phía Tây Nam. Di tích được công nhận cấp quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. Tại đây còn có thể kết hợp khai thác bản sắc văn hóa dân tộc Hre.
+ Quần thể di tích chiến thắng Vạn Tường: Quần thể di tích thuộc huyện Bình Sơn, cách thành phố Quảng Ngãi 25km về phía Đông Bắc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 147/VH-QĐ ngày 24/12/1982. Đây là điểm tài nguyên có ý nghĩa du lịch tìm hiểu, nghiên cứu khoa học quân sự, đặc biệt là trong bố trí chiến trận phối hợp để đối phó và đập tan một cuộc hành quân ” tìm diệt” quy mô lớn.
+ Khu chứng tích tích Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khê): Đây là nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/3/1968 - một vụ thảm sát đẫm máu gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được công nhận và là di tích lịch sử quốc gia. Hiện nay tại đây địa phương đã xây dựng một tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật, hình ảnh về những tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/3/1968. Tất cả các địa điểm trong làng mà quân Mỹ tiến hành thảm sát đồng bào ta đều được dựng bia để tưởng niệm những đồng bào bị giặc sát hại và ghi lại tội ác này của quân đội Mỹ.
* Nhóm các di tích kiến trúc, nghệ thuật: Tiêu biểu là chùa Thiên Ấn thuộc huyên Sơn Tịnh, chùa Ông thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa.
+ Chùa Thiên Ấn: Chùa được xây trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là sông Trà Khúc, dưới chân núi phía tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp. Chính điện có tên gọi là Đại Hùng Bửu điện, có đặt tượng Phật Thích Ca, tượng A-Di-Đà, Di Lặc. Đặc biệt chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2 m được gọi là chuông thần và giếng nước sâu 15 m được gọi là giếng Phật. Cách chùa Thiên Ấn 200 m là nơi an táng cụ Huỳnh Thúc Kháng. Chùa Thiên Ấn không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ngãi, mà còn nổi tiếng khắp miền Trung.
+ Chùa Ông: Chùa được xây dựng vào năm Tân Tỵ 1821. Đây là ngôi chùa đẹp, mặc dù qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ.
b) Làng nghề thủ công truyền thống: Một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng là các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Ở Quảng Ngãi cũng có một số nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ du lịch như:
- Nghề làm đường phổi, nghề làm đường phèn, nghề làm kẹo gương ở Tư Nghĩa.
- Nghề làm gốm ở Mỹ Thiện (Bình Sơn); Đông Thành, Đại Lộc (Sơn Tịnh); Thành Hiếu, Chỉ Trung (Đức Phổ); Bồ Đề (Tư Nghĩa).
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Về An Ninh, Chính Trị Của Đất Nước
- Đầu Tư, Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Xã Hội Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Và Cơ Sở Kỹ Thuật Của Ngành Du Lịch
- Số Lượng Lao Động Và Số Cơ Sở Kinh Doanh Lưu Trú 2015
- Hệ Thống Sản Phẩm, Chất Lượng Và Giá Cả Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi
- Mức Chi Tiêu Bình Quân Và Thời Gian Lưu Trú Bình Quân Của Khách
- Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Đến Tỉnh Quảng Ngãi
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Nghề đúc đồng ở làng Chú Tượng huyện Mộ Đức. Nơi đây đã đúc cho chùa Thiên Ấn chiếc chuông vào thế kỷ 18.
- Nghề chế tác sừng ở các xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn, Tịnh Bình thuộc huyện Sơn Tịnh. Cũng như nghề đúc đồng, nghề chế tác sừng có thể được nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch.
- Nghề chằm nón lá ở Tư Nghĩa, nghề dệt thổ cẩm ở Ba Tơ.
c) Lễ hội: Quảng Ngãi có một số lễ hội như lễ hội cầu ngư (hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông), lễ hội đua thuyền tứ linh, tết ngã rạ của dân tộc Cor (Trà Bồng), lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng), lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý
Sơn) trong đó lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và lễ hội Điện Trường Bà có giá trí cao đối với du lịch.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, huyện Lý Sơn: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm với ý nghĩa tri ân những chiến binh (nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa) đã hy sinh khi phụng mệnh triều đình ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống đấu tranh gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Năm 2013, lễ hội được trao Bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đình An Vĩnh là một trong những tài nguyên du lịch có ý nghĩa của tỉnh Quảng Ngãi.
Lễ hội Điện Trường Bà, huyện Trà Bồng: Được tổ chức vào các ngày 15- 17/4 âm lịch tại huyện Trà Bồng với nhiều hoạt động đặc sắc thể hiện lòng thờ kính, biết ơn đối với Thánh mẫu Thiên Yana và các vị thần khác được nhân dân địa phương. Lễ hội Điện Trường Bà là lễ hội thể hiện thông điệp đầu tiên có nội dung gắn tình đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc mở mang bờ cõi và phát triển đất nước.
d) Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số: Các dân tộc Ca Dong, Cor, Hrê ở Quảng Ngãi có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách tham quan, tìm hiểu. Trong sinh hoạt canh tác, nhân dân các dân tộc vùng cao đã có những sáng tạo độc đáo trong lao động. Nghề luyện sắt làm công cụ lao động của người Ca Dong, nghề dệt thổ cẩm của người Hrê... cũng là những nét hấp dẫn đối với du khách cần được trân trọng nghiên cứu để phục vụ mục đích du lịch, đem lại nguồn lợi cho chính cư dân các dân tộc ở đây.
Đặc biệt là những vốn văn hóa, văn nghệ dân gian như kể H'mon, hát cachoi, calêu của người Hrê, múa càdháo, thổi amáp của ngưòi Cor, biểu diễn Chinktan, ching h'liêng của người Ca Dong ngày nay đang có nguy cơ bị mai một hết. Cần phải nghiên cứu khôi phục và bảo vệ, góp phần làm đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi. Nhất là trong xu thế hiện nay, du lịch thế giới đang hướng vào những khu vực miền núi, nơi có những nhóm dân tộc thiểu số sinh sống.
e) Tài nguyên du lịch nhân văn khác
* Hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hệ thống các bảo tàng tương đối đa dạng và hấp dẫn khách du lịch. Đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ khách tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu mảnh đất con người và lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Ngãi. Điển hình là:
- Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tại thành phố Quảng Ngãi, trưng bày các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi và lịch sử con người Quảng Ngãi qua các thời kỳ
- Khu chứng tích Sơn Mỹ tại Tịnh Khê, Sơn Tịnh, trưng bày hình ảnh tội ác của đế quốc trong vụ thảm sát Mỹ Lai.
- Bảo tàng đội du kích Ba Tơ, thị trấn Ba Tơ, Ba Tơ, trưng bày hình ảnh liên quan đến đội du kích Ba Tơ và văn hóa dân tộc H're.
- Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường, Bình Hải, Bình Sơn, trưng bày hình ảnh liên quan đến chiến thắng Vạn Tường.
- Bảo tàng cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi, thị trấn Trà Xuân, Trà Bồng trưng bày hình ảnh liên quan đến đến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng ngày 28 tháng 8 năm 1959, và đồng khởi Bến Tre năm 1960, văn hóa dân tộc Cor.
- Phòng trưng bày Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, Phổ Cường, Đức Phổ, trưng bày hình ảnh các dụng cụ y tế phục vụ chữa trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội quân khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, về Đặng Thùy Trâm.
- Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh với quy mô quốc gia đang được xây dựng tại Phổ Thạnh, Đức Phổ.
* Các công trình thành tựu kinh tế kỹ thuật: Khu kinh tế Dung Quất, đập thủy lợi Thạch Nham đều trở thành điểm tài nguyên tham quan du lịch…
* Các món ăn đặc sản: Ở Quảng Ngãi có những đặc sản biển phong phú và là xứ xở của mía đường. Có những món ăn bình dị nhưng độc đáo, đậm đà bản sắc quê hương như mắm nhum có vị ngon đặc biệt dùng chấm rau sống hay ăn với bún hoặc thịt luộc...; hoặc món cá bống kho tiêu, hay "canh don nấu với măng vòi"... Đặc biệt Quảng Ngãi là quê hương của cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế, đường phèn, đường phổi và kẹo gương rất nổi tiếng.
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia
- Phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi và chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam.
- Đảm bảo góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bảo đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch.
- Phát huy lợi thế địa phương, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch.
- Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
2.2.1.4. Điều kiện về an ninh, chính trị của khu vực
Quảng Ngãi là một tỉnh có tình hình an ninh, chính trị tương đối tốt. Vì vậy, đây là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch. Đến Quảng Ngãi du khách sẽ không bao giờ lo sẽ gặp biểu tình, hoặc bất ổn chính trị tại đây.
- Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm tốt trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch ; xử lý nghiêm các hành vi cướp giật, hành hung, lừa đảo khách du lịch. Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lữ hành, các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú trọng hướng dẫn khách tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán và tín ngưỡng của địa phương.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tổ chức cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các trung tâm du lịch trong cả nước. Tổ chức ký kết thỏa thuận về du lịch đưa đón khách tham quan ở các doanh nghiệp lữ hành quốc tế để thực hiện mở các tuyến du lịch với Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực, nhằm khai thác nguồn khách du lịch bằng đường bộ trục hành lang Đông - Tây và đường hàng không đến các tỉnh miền Trung, đến Quảng Ngãi và ngược lại
2.2.1.5. Cộng đồng dân cư địa phương
a. Dân cư: Dân cư Quảng Ngãi có lịch sử hình thành gắn liền với lịch sử khai phá mảnh đất này. Thoạt tiên họ là chủ nhân của nền văn minh Sa Huỳnh, sau đó là Chăm Pa. Cho đến đầu thế kỷ thứ 15 những người Việt đầu tiên vào bám trụ khai phá đã mở đầu cho công cuộc Nam tiến của Đại Việt...
Đến năm 2012 dân số Quảng Ngãi có khoảng 1.223.994 người, với mật độ trung bình hơn 237 người/km2. Tuy nhiên sự phân bố dân cư không đều giữa các huyện trong tỉnh. Trong khi có những địa phương mật độ dân số cao, lên tới trên dưới 2.000 người/km2 như thành phố Quảng Ngãi (3.036 người/km2, huyện đảo Lý Sơn: 1.776 người/km2), thì có huyện mật độ dân số dưới 100 người/km2 (như Ba Tơ: 45 người/km2, Sơn Tây: 47 người/km2 và Tây Trà 53 người/km2). Dân cư nông thôn chiếm hơn 85%.
Điều đáng chú ý là trình độ dân trí của Quảng Ngãi khá cao, có tới hơn 90% dân số biết chữ, trong khi tỷ lệ trung bình cả nước dưới 90%. Trình độ dân trí phát triển cũng là điều kiện để Quảng Ngãi thực hiện thành công chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo báo cáo của UBND tỉnh thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên rất thấp. Nếu năm 1995 tỷ lệ này là 1,8% thì đến nay chỉ còn xấp xỉ 1%.
b. Dân tộc: Ở Quảng Ngãi, bên cạnh người Kinh khoảng 1.060.968 người là chủ yếu còn có các dân tộc Ca Dong (một nhánh của người Xê Đăng)
với khoảng 17.763 người; dân tộc Cor với khoảng 28.480 người; dân tộc Hrê với khoảng 116.245 người và 538 người các dân tộc khác sinh sống chủ yếu trong các huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây.
2.2.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Tỉnh
a. Giao thông
* Đường bộ: Tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất là quốc lộ 1A chạy dọc xuyên suốt qua tỉnh với chiều dài 98 km từ Dốc Sỏi đến Phổ Thạnh, nối với các tỉnh lân cận là Quảng Nam ở phía Bắc và Bình Định ở phia Nam.
Quốc lộ 24 là trục ngang quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 69 km qua địa phận các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Ba Tơ. Điểm đầu tuyến (Km 0+0,00) giao với quốc lộ IA tại Thạch Trụ (Mộ Đức), điểm cuối hết địa phận huyện Ba Tơ (Đèo Violăk), tiếp theo nối tuyến sang tỉnh Kon Tum.
Quốc lộ 24B dài 108 km, điểm đầu tại cảng Sa Kỳ, điểm cuối nối vào quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Ba Tiêu huyện Sơn Tây.
Đường Đông Trường Sơn, đoạn qua địa phận Quảng Ngãi đi qua các xã Sơn Mùa, Sơn Bua, Sơn Dung, Sơn Long huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 31 km.
Đường tỉnh gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 581,9 km, trong đó có những tuyến quan trọng như: Đường tỉnh 622 (QL I – Trà Thanh) đã được thống nhất nâng cấp thành QL 24C. Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, với chiều dài 128,6 km. Điểm đầu tại huyện Bình Sơn (giáp khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam), điểm cuối tuyến giáp nối với ĐT 639 của tỉnh Bình Định là trục hành lang kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Nhờ có hệ thống đường bố trí theo kiểu xương cá nên mạng lưới đường bộ cho phép ô tô đi tới hầu hết các xã, giải quyết các nhu cầu về vận chuyển hành khách và hàng hóa trong tỉnh. Tuy nhiên, ngoại trừ các đường quốc lộ, còn
lại những đường tỉnh lộ, huyện lộ và liên thôn xã là đường đất tự nhiên, tỷ lệ đường bê tông nhựa, thâm nhập nhựa rất ít. Nền và chất lượng của hệ thống đường còn kém, hệ thống cầu cống, thóat nước trên các trục đường chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường hay bị bão lũ tàn phá vì vậy các tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng nặng, kinh phí đầu tư, sửa chữa, duy tu lại có hạn nên chất lượng cầu, đường và mạng lưới giao thông bị xuống cấp, việc đi lại nhất là trong mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển của cả nước, hệ thống giao thông đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên chất lượng chưa đảm bảo phục vụ khách du lịch.
Nhà nước, Trung ương và tỉnh chú trọng đầu tư mở rộng và cải tạo nhiều tuyến đường liên tỉnh và nội ngoại tỉnh Quảng Ngãi:
- Cải tạo nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và xây dựng tuyến cao tốc mới Bắc Nam chạy qua phía tây đường sắt, song song với quốc lộ 1A. Tạo điều kiện cho giao thông liên tỉnh theo tuyến xuyên Việt. Tuyến cao tốc đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi được khởi công đầu năm 2013 là cơ hội thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi trong đó có du lịch.
- Quốc lộ 24 và 24B được nâng cấp cải tạo để nâng cao khả năng khai thác cảng Sa Kỳ và thông thương với các tỉnh Tây Nguyên.
- Các tuyến đường đến khu công nghiệp Dung Quất, các tuyến đường đi các huyện miền núi, miền biển, kể cả đường đến các xã vùng cao đang được tích cực triển khai để xe cơ giới đến được hầu hết các xã.
Với những kế hoạch và dự án cải tạo mạng lưới đường bộ, giao thông đường bộ của Quảng Ngãi sẽ có những thay đổi cơ bản. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng.
+ Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi chạy từ ranh giới tỉnh Quảng Nam đến ranh giới tỉnh Bình Định với 10 ga, góp phần đáng kể trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, tạo sự