đầu tư để khai thác điểm đến du lịch song vẫn phải đầu tư tôn tạo, bảo vệ tài nguyên nhằm phục vụ lâu dài trong tương lai. Nguồn vốn đầu tư tôn tạo có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách, vay vốn, vốn viện trợ...
1.4.5. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch
Cơ sở vật chất quan trọng không chỉ với đời sống của người dân mà còn phục vụ cho khách du lịch. Trong quá trình thực hiện chuyến đi của mình, khách du lịch sử dụng cả hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng của ngành Du lịch. Vì vậy, đây là một trong những nhân tố thu hút và lưu giữ khách du lịch. Để thực hiện được điều này, điểm du lịch nên đầu tư cải tạo, xây dựng mới không chỉ theo quy hoạch phát triển tổng thể của địa phương mà còn theo quy hoạch phát triển của ngành Du lịch.
Với cơ sở hạ tầng xã hội, dựa trên quy hoạch, và xây dựng nâng cấp các tuyến đường bộ dựa vào lợi thế của tài nguyên và mục đích chung của xã hội. Với cảng biển, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của địa phương phối hợp với ban quản lý cảng ký kết các văn bản về điều kiện ưu tiên để phục vụ khách du lịch như khu vực đón khách, khu vực bán hàng lưu niệm, thủ tục lên đất liền... Phối hợp với cơ quan quản lý hàng không xúc tiến mở các đường bay mới đến thị trường quốc tế, tổ chức các tuyến famtrip, tham gia các chương trình giao lưu quản bá du lịch, tổ chức trung tâm thông tin du lịch tại sân bay...
Với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phù hợp với các thị trường khách cụ thể mà chúng ta nhắm tới. Đầu tư nâng cấp, xây mới các cơ sở vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa đặc biệt để đáp ứng nhu cầu khách du lịch và của cả người dân địa phương. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt chú trọng đến các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức liên doanh, liên kết, hoặc 100% vốn nước ngoài để xây dựng các khu nghỉ biển cao cấp, sang trọng.
1.4.6. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng, thể hiện trình độ phát triển du lịch ở một địa phương, một cấp độ quản lý vĩ mô, các cơ quan quản lý nhà nước nên xây dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực có tính định hướng lâu dài thông qua việc thực hiện các hoạt động như xây dựng các học viện du lịch, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề theo mô hình kết hợp giữa trường học- khách sạn/doanh nghiệp du lịch, tổ chức các hội thi tay nghề hàng năm, tổ chức giao lưu, hội thảo trao đổi khoa học giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch... ; vận động tìm các nguồn tài trợ để xin học bổng cho nhân viên trong Sở du lịch đi tu nghiệp ở nước ngoài hoặc mời các chuyên gia trong nước và nước ngoài đến thảo luận, hướng dẫn...
1.4.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến
Đứng ở tầm vĩ mô, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có những tác động tích cực để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch nhằm đưa hình ảnh du lịch của địa phương đến các thị trường khách trọng điểm hoặc tiềm năng. Các Sở du lịch, Sở du lịch- Thương mại của các địa phương là đơn vị chủ chốt đứng ra làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau để xây dựng một chính sách quảng bá du lịch cho địa phương của mình đúng với sở thích, đặc điểm tâm lý của từng thị trường nhất định trong việc tổ chức các triển lãm, hội chợ, đặt văn phòng đại diện ở nước ngoài, đặt văn phòng thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, tổ chức các đoàn famtrip nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tổ chức các hội thảo nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch, xúc tiến các hoạt động liên kết các ban ngành có liên quan, thành lập hiệp hội du lịch, tham gia các hiệp hội du lịch khu vực và quốc tế, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các cuộc thi nghiệp vụ, thiết kế web-site, tạp chí du lịch và các ấn phẩm du lịch đẹp mắt ấn tượng, có chất lượng cao...
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm của nguồn KDL đối với sự phát triển của điểm đến du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 2
- Phương Tiện Vận Chuyển Khách Du Lịch Tới Điểm Đến Du Lịch.
- Điều Kiện Về An Ninh, Chính Trị Của Đất Nước
- Số Lượng Lao Động Và Số Cơ Sở Kinh Doanh Lưu Trú 2015
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Tỉnh
- Hệ Thống Sản Phẩm, Chất Lượng Và Giá Cả Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nghiên cứu đặc điểm KDL thông qua các nội dung trên chính là nghiên cứu về cầu du lịch. Dựa vào quan hệ cung cầu nên việc phân tích đặc điểm khách là cơ sở để khai thác nguồn cung một cách có định hướng để đầu tư và phát triển nguồn cung hợp lý. Trên cơ sở đó chúng ta đề ra các giải pháp để thu hút khách du lịch đến với địa phương. Thu hút lượng khách lớn sẽ :
- Mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước, địa phương. Thông qua tiêu dùng của khách, nguồn ngoại tệ của chúng ta thu về sẽ tăng lên, biến đổi cán cân thu chi, có tác dụng luân chuyển tiền tệ, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Thu hút được khách du lịch đến điểm du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế còn đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu tại chỗ, nhất là những mặt hàng dễ hư hỏng, ít bị rủi ro, các yêu cầu về đóng gói, bảo quản không phức tạp. Đối với doanh nghiệp, nguồn khách là mục tiêu, quyết định sự sống còn bởi các khoản chi tiêu của khách vào việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ đem lại doanh thu, lợi nhuận cho đơn vị. Sự lớn mạnh về chất lượng và số lượng của nguồn khách quyết định mức độ thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Việc thu hút được khách đến với điểm du lịch sẽ kích thích các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Du lịch tạo ra một khối lượng hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu của khách. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn lao động giỏi để sản xuất ra sản phẩm. Do đặc điểm riêng của mình, nếu không có nguồn khách để tiêu thụ thì sản phẩm sẽ không còn có giá trị. Và qua quá trình tiêu dùng, khách du lịch mới khẳng định chất lượng sản phẩm; cũng từ đó mà số lượng khách du lịch đến điểm du lịch quyết định tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Thu hút được lượng khách lớn còn góp phần khẳng định vị trí của điểm du lịch trên bản đồ du lịch địa phương, quốc gia. Một điểm du lịch nổi tiếng, ngoài lý do về giá trị của nguồn tài nguyên, sản phẩm, nó còn được khẳng định bởi sự
lớn mạnh của nguồn khách đến tại điểm đó. Như vậy, nghiên cứu nguồn khách như trên để làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường khách để có kế hoạch mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ lao động, đa dạng hóa các loại hình du lịch, các dịch vụ bổ sung, hoàn thiện và đổi mới các kế hoạch marketing nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Mang lại hiệu quả xã hội: Thu hút khách du lịch làm tăng hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó góp phần phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của người dân, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói, nâng cao mức sống cho dân cư địa phương...
Tiểu kết chương 1
Dựa trên cơ sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút KDL của điểm đến, giúp đề ra các giải pháp để thu hút khách du lịch đến với địa phương. Thu hút lượng khách lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, mang lại hiệu quả xã hội và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Từ cơ sở lý luận trên sẽ giúp việc phân tích đặc điểm và thực trạng thu hút KDL đến Quảng Ngãi cụ thể và chi tiết ở chương kế tiếp.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI
2.1. Thực trạng phát triển du lịch Tỉnh giai đoạn 2010 – 2015
2.1.1. Quá trình phát triển du lịch Tỉnh
Ví trí địa lý là lợi thế trong giao lưu kinh tế và liên kết phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Ngãi tương đối toàn diện gồm đầy đủ biển đảo, di tích lịch sử văn hóa, bản sắc các dân tộc thiểu số.v.v…là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang từng bước được đầu tư nâng cấp và phát triển liên tục, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế -xã hội trong đó có du lịch.
Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhanh ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
Nguồn lực lao động trong nhân dân khá dồi dào, có trình độ, hệ thống cơ sở đào tạo phát triển; năng lực ứng dụng khoa học công nghệ tương đối cao.
Môi trường đầu tư khá thuận lợi, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
2.1.2. Các kết quả đạt được
- Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế của Tỉnh. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, thu nhập tăng với tốc độ khá cao góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giá trị GDP từ du lịch tăng dần góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Quảng Ngãi để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Thị trường KDL ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa.
- Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo .
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…
- Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách du lịch.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tăng lên đáng kể, chương trình đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm: Chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.
2.1.2.1. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lưu trú và ăn uống
a. Lưu trú
Giai đoạn 2010 - 2014, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh.
Năm 2010 toàn tỉnh mới chỉ có 60 cơ sở lưu trú du lịch với 1.800 buồng, đến nay - năm 2014 có 80 cơ sở với 2.500 buồng. Quy mô cơ sở lưu trú đạt hơn 31 buồng/1cơ sở, tốc độ tăng trưởng là 5,6%/ năm, thuộc vào loại trung bình, phần lớn tập trung tại thành phố Quảng Ngãi
Toàn tỉnh hiện có 3 khu du lịch cấp địa phương, và nhiều điểm tham quan du lịch khác; 10 doanh nghiệp lữ hành, một số tiện nghi thể thao (1 sân vận động, 13 nhà tập và thi đầu, 7 bể bơi), vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo. Đây là những công trình và phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.
Tình hình hoạt động dịch vụ lưu trú (10/11/2015)
Theo số liệu điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm, toàn tỉnh có 737 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Trong đó cơ sở kinh doanh cá thể chiếm đa số với 700 cơ sở (94,98%); doanh nghiệp chiếm tỷ lệ ít chỉ với 37 cơ sở (5,02%).
Biểu đồ 1: Cơ cấu theo loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 2015
( Nguồn: Tổng Cục Thống kê quảng ngãi)
Mặc dù số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú ít hơn nhiều so với số lượng cơ sở kinh doanh cá thể, nhưng về chất lượng cơ sở vật
chất thì tương đối tốt; số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao là 2 cơ sở, đạt tiêu chuẩn 3 sao là 5 cơ sở, tiêu chuẩn 2 sao là 5 cơ sở so với tổng số 37 cơ sở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Biểu đồ 2: Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú năm 2015
( Nguồn: Tổng Cục Thống kê Quảng Ngãi)
Lao động của doanh nghiệp: Có 508 lao động chiếm 35,50% tổng số lao động của các cơ sở kinh doanh lưu trú; so với số lượng cơ sở lưu trú của doanh nghiệp là 37 cơ sở thì tỷ lệ lao động bình quân một doanh nghiệp xấp xỉ đạt 14 lao động.
Lao động của các cơ sở cá thể kinh doanh dịch vụ lưu trú là 923 lao động, chiếm 64,50% tổng số lao động của các cơ sở kinh doanh lưu trú; so với số lượng cơ sở cá thể kinh doanh lưu trú thì tỷ lệ lao động bình quân một cơ sở chưa đến 2 lao động. Cho thấy quy mô của các cơ sở cá thể này còn mang tính nhỏ lẻ, lao động chủ yếu là từ nguồn sẵn có của cơ sở.