giải trí… Liên kết khai thác để phát triển du lịch thì các điểm du lịch cần hạn chế đến mức thấp nhất sự trùng lặp về sản phẩm văn hóa. Để có được điều đó, ngành du lịch phải có một quy hoạch mang tính tổng thể. Trên cơ sở thế mạnh của từng địa danh du lịch, Thành phố sẽ đẩy mạnh liên kết giữa các địa danh với nhau nhằm tạo ra các chương trình du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Không những liên kết giữa các địa danh mà còn liên kết vùng, miền, liên kết giữa các trung tâm du lịch khác trong cả nước với các nước trong khu vực để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm văn hóa.
Hiện nay, VMQTG là một điểm tham quan được sự lựa chọn của rất nhiều tour du lịch của các công ty du lịch như: Vietravel, Viet Sail travel, Green Lotus travel, Saigontourist Hà Nội… Chương trình citytour tham quan Hà Nội thường là: buổi sáng tham quan phố cổ, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, Lăng Bác, chùa Một Cột; buổi chiều tham quan bảo tàng Dân tộc học và VMQTG. Bên cạnh đó, trong nghị quyết về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội sẽ lập và triển khai quy hoạch 6 cụm du lịch: trung tâm Hà Nội; cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì; cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn; cụm du lịch núi Sóc - hồ Đồng Quan; cụm du lịch Vân Trì - Cổ Loa; cụm du lịch Hà Đông và phụ cận. Lập và triển khai quy hoạch phát triển khu du lịch Ba Vì - Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2030. Vì vậy, ban quản lý di tích cần chủ động quảng bá, hợp tác với các công ty du lịch trên địa bàn Thủ đô nhằm phát huy di tích trong các chương trình du lịch của nhiều công ty trong thời gian tới.
4.3.7. Vấn đề tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch
Quảng bá, tuyên truyền là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch, là công cụ hữu hiệu giúp du khách biết tới sản phẩm du lịch.Việc cung cấp thông tin cho khách du lịch về "thương hiệu điểm đến" là một việc làm quan trọng và cần thiết. Thực tế, lượng thông tin mà khách du lịch biết về di sản còn chưa nhiều. Vì vậy, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch tại điểm du lịch tới du khách, trước hết công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cần được đặt lên hàng đầu. Cần tăng cường quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông đại chúng về tầm quan trọng và GTDS. Giới thiệu, tuyên truyền với du khách nước ngoài về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Tạo sự thu hút đối với cộng đồng để VMQTG không chỉ là nơi tôn vinh Nho giáo mà là nơi tôn vinh việc học tập giáo dục và là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội thiết thực. VMQTG không nên bó hẹp hoạt động của mình mà cần phát huy lợi thế về địa điểm để trở thành nơi hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa như: Hội khuyến học; thi thư pháp; phát động phong trào học tập; thi đua; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa địa phương; nơi truyền đạt và trình diễn các loại hình nghệ thuật… tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, du khách đến với di tích thông qua các hoạt động du lịch tại VMQTG: du lịch khám phá, thưởng ngoạn; du lịch khảo sát, nghiên cứu khoa học; du lịch tham dự các hoạt động văn hóa - xã hội, vui chơi, giải trí; du lịch thực hành nghi lễ tâm linh; du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều nhu cầu.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt, có vị trí quan trọng trong hệ thống các di tích trên địa bàn Thủ đô Hà Nội với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Vì vậy, việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về di tích cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa nhằm truyền tải hình ảnh và những giá trị: lịch sử; biểu tượng văn hiến; văn hóa giáo dục; văn hóa tâm linh; cảnh quan kiến trúc, thẩm mỹ, nghệ thuật…đến với du khách trong và ngoài nước.
Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong Trung tâm và du khách tới tham quan di tích về việc nhận thức giá trị di sản, việc thực hiện Luật DSVH.
Qua quá trình nghiên cứu, trao đổi với du khách, NCS đặt ra câu hỏi để nâng cao nhận thức của cộng đồng với việc bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản tư liệu thế giới thì cần phải làm gì? Ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng:
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Giá Trị Di Sản Văn Hóa Với Sự Phát Triển Du Lịch Ở Thủ Đô Hà Nội Nói Chung
- Những Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Khai Thác Giá Trị Của Di Sản Văn Hóa Với Sự Bất Cập Về Thể Chế Liên Quan
- Bàn Luận Về Sự Phát Huy Các Giá Trị Di Sản Văn Hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 21
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 22
- Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 23
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Cần tạo điều kiện cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp cận các phương tiện truyền thông mới như các trang mạng xã hội, các cuộc thi tìm hiểu…xây dựng trang thông tin điện tử bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc… Muốn truyền bá văn hóa thì phải có yêu cầu ngoại ngữ. [Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sơn, Hà Nội, 2/2018].
Để thu hút khách du lịch đến với di tích, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về di tích: xây dựng logo, video clip…một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu di tích của mọi lứa tuổi, đối tượng du khách. Thiết kế, biên tập lại tờ gấp giới thiệu di tích đến du khách với hình thức đẹp, chất liệu giấy in tốt. Nội dung giới thiệu nêu bật được giá trị đặc thù của di tích. Tờ gấp ngoài tiếng Việt, Anh, Pháp, cần bổ sung tiếng Nhật Bản và Hàn quốc.
Bố trí phòng chiếu phim về lịch sử di tích, lịch sử giáo dục khoa thi cử Nho học Việt Nam.
Tăng cường hợp tác với các cơ quan báo chí trong nước, các website và tạp chí chuyên đề về DSVH, lịch sử - văn hóa. Quảng bá, giới thiệu khu di tích trong các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam trên một số kênh truyền thông hướng đến thị trường du lịch tiềm năng.
Tổ chức hội thảo khoa học, các hoạt động văn hóa - xã hội. Chú trọng phát triển du khách tiềm năng. Việc phát triển du khách tiểm năng sẽ giúp cho việc xây dựng "thương hiệu điểm đến" của khu di tích ngày càng cao.
4.3.8. Vấn đề xây dựng mô hình quản lý kết hợp giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám để phát triển văn hóa và du lịch
Thứ nhất, thời gian qua, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG là đơn vị đảm đương việc quản lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di tích; Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về VMQTG Tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ công chúng, khách tham quan di tích…cho Sở Văn hóa & Thể thao. Đặc biệt tổ chức và phục vụ các dịch vụ du lịch, đáp ứng nhiều nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, do hạn chế về quyền chủ động, nhân lực, tài chính, công cụ quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Sở, trong khi phải chịu trách nhiệm một khu di sản văn hóa lớn, có giá trị tầm cỡ quốc tế và chứa đựng trong nó sự phong phú và đa dạng các GTDS. VMQTG gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý một cách hiệu quả và bền vững. Vướng mắc về nhân lực bảo tồn…, đặc biệt là đơn vị chưa được giao đủ thẩm quyền và tính chủ động linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề phát huy khu di sản
như: tu bổ di tích, lập các dự án đầu tư, các dịch vụ du lịch…Với phân cấp như hiện nay, VMQTG gặp nhiều khó khăn trong việc hợp tác với các cơ quan quản lý ngang cấp về du lịch, cơ sở hạ tầng…
Thứ hai, hiện nay mở rộng phạm vi hoạt động của VMQTG sang cả lĩnh vực khai thác du lịch, dịch vụ du lịch nhằm tăng cường nguồn tài chính cho công tác tu bổ và phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch. Bên cạnh đó, giảm thiểu các khả năng xung đột trong mối quan hệ giữa phát huy GTDSVH với phát triển du lịch.
Những năm qua, hai vấn đề này về mô hình hoạt động phát huy GTDS VMQTG (cụ thể mô hình hoạt động của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG) đã được Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội quan tâm. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn xác định: "Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thượng hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên sản phẩm du lịch".
Bên cạnh đó, Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo của Thành ủy Hà Nội đã đề cập đến những vấn đề hạn chế và nguyên nhân của Sở Du lịch Hà Nội:
Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao…Chưa có các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao. Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ để tạo thành chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh. Cơ chế chính sách, định hướng phát triển, phương thức hoạt động, phong cách phục vụ của ngành du
lịch chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách và tiềm năng phát triển của du lịch Thủ đô.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại nêu trên chủ yếu là do: Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; hoạt động du lịch còn manh mún, thiếu đồng bộ, phần lớn doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp; việc hợp tác, liên kết, phát triển du lịch giữa Hà Nội với các địa phương trong nước và quốc tế chưa được chú trọng; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng môi trường, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành còn gặp nhiều khó khăn; chưa xây dựng được cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư có tiềm lực vào phát triển du lịch.
Từ việc nhận thức rõ những hạn chế này, Luận án xây dựng mô hình đối với VMQTG, đó là:
Nâng cao quyền hạn và năng lực con người (con người - đội ngũ chuyên môn về phát huy giá trị di sản văn hóa và dịch vụ du lịch) của Trung tâm Hoạt độngVăn hóa Khoa học VMQTG thành một đơn vị chuyên ngành về bảo tồn, khai thác và phát huy GTDS tương đương cấp Sở. Đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động sang một số việc dịch vụ du lịch, nâng tầm trở thành một trung tâm chuẩn mực về bảo tồn, khai thác, phát huy GTDS với phát triển du lịch của quốc gia và khu vực.
Hiện nay VMQTG là đơn vị vừa tiến hành công tác khai thác các GTVH vừa tiến hành công tác dịch vụ du lịch và là đơn vị chức năng trực thuộc Sở của Thành phố. Nếu nâng cấp hoạt động của đơn vị này thành tương đương cấp Sở sẽ giúp VMQTG có thẩm quyền cao hơn trong việc thực thi các hoạt động của mình một cách chủ động và kịp thời. Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo đã đặt ra vấn đề: "Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô, đặc biệt bảo đảm các sản
phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch xanh".
Mô hình hoạt động của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG thực hiện theo Quyết định Số 584/QĐ - SVHTT ngày 29/5/2017. Hiện nay VMQTG vẫn đang hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức như đã được phân công từ năm 2017 đến nay (xem hình 4.1).
Kết quả nghiên cứu của luận án này cho thấy: Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG mới chỉ dừng ở phạm vi bốn hoạt động sau: Hành chính - Tổng hợp; Nghiên cứu - Sưu tầm; Giáo dục - Truyền thông; Duy tu - Môi trường (xem hình 4.1).
Để giải quyết những tồn tại hiện nay trong mối quan hệ giữa phát huy GTDSVH với phát triển du lịch tại VMQTG. Hình thành một mô hình hoạt động hiệu quả hơn, cần thiết phải đẩy nhanh lộ trình hiện thực hóa hoạt động đề xuất bổ sung rút ra từ nghiên cứu của luận án này như sau:
Ngoài chức năng tư vấn và trợ giúp cho Sở Văn hóa & Thể thao, cho UBND Thành phố Hà Nội về: quản lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di tích Quốc gia đặc biệt VMQTG. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về VMQTG; Tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ công chúng, khách tham quan di tích. Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG cần được trao quyền trực tiếp thêm các hoạt động sau:
- Tổ chức các dịch vụ du lịch nhằm khắc phục tình trạng không hấp dẫn trong quá trình hoạt động quảng bá di sản văn hóa, nâng cao chất lượng trải nghiệm di sản cho du khách và kém chủ động trong vấn đề bảo tồn và tu bổ di tích.
- Nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến khai thác và phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch (các sản phẩm du lịch di sản văn hóa mới khám phá).
- Quản lý các dịch vụ du lịch về phát huy GTDSVH phi vật thể VMQTG, nghiên cứu phục hồi và khai thác các nghề thủ công truyền thống,
lễ hội và nghi lễ truyền thống, phong tục, tập quán, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
- Tổ chức đưa vào thực hiện các sản phẩm du lịch di sản văn hóa.
Ủy ban nhân dân thành phố
Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG
Phó Giám đốc Trung tâm
Phó Giám đốc Trung tâm
Phó Giám đốc Trung tâm
Phòng Hành chính -
Tổng hợp
Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm
Phòng Dịch vụ du lịch
Phòng Giáo dục -
Truyền thông
Phòng Duy tu -
Môi trường
Hình 4.1. Mô hình Tổ chức quản lý di sản văn hóa
Văn Miếu - Quốc Tử Giám với phát triển du lịch do Luận án đề xuất
Như vậy, với mô hình trên (05 phòng), bổ sung thêm chức năng Dịch vụ Du lịch. Nếu thực hiện hóa mô hình mới về hoạt động DSVH với phát triển du lịch tại VMQTG là một sự thay đổi về nhận thức và hành động của đơn vị về dịch vụ du lịch. Mô hình này sẽ giảm thiểu số lượng các bên có liên quan chính trong công tác phát huy di sản và du lịch tại di tích. Điều này đồng nghĩa với khả năng giảm thiểu các vấn đề mâu thuẫn và những vấn đề đặt ra giữa bên khai thác và bảo tồn GTDS vốn có xu hướng xuất hiện thường xuyên tại di sản về nhu cầu, mục tiêu của các bên liên quan hay sự thay đổi cân bằng quyền lực… Với thay đổi này, mối quan hệ giữa khai thác và phát huy GTDSVH với phát triển du lịch tại VMQTG sẽ có cơ hội chuyển sang trạng thái "rất hấp dẫn" trong thời gian tới.
Bên cạnh xây dựng mô hình, cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành.
* Đối với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành: Ban hành và sử dụng các công cụ tăng cường khai thác GTDS đối với phát triển du lịch; Các công cụ chỉ đạo và kiểm soát như pháp luật, quy định, cấp phép; Quy hoạch sử dụng không gian di tích cho phép và kiểm soát phát triển du lịch tại di tích...
* Đối với Thành phố Hà Nội: Quản lý nhà nước về tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá của Hà Nội trên nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, đẩy mạnh thực hiện nội dung quản lý nhà nước về du lịch.
* Đối với Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Triển khai áp dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác GTDS để phát triển du lịch theo hướng bền vững; Xây dựng định hướng và tổ chức các hoạt động du lịch trong di tích; Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ khai thác giá trị di tích trong phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tổ chức các hoạt động bảo tồn và khai thác GTDS phục vụ phát triển du lịch.
* Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: Tham gia, hỗ trợ xây dựng kế hoạch quản lý di sản phục vụ phát triển du lịch; Phối hợp khảo sát, thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch; Phối hợp đào tạo và sử dụng hướng dẫn viên tại các di tích lịch sử văn hóa; Cam kết thực hiện các nội dung định hướng phát triển bền vững, có trách nhiệm.
Tiểu kết
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát đề tài, tác giả luận án nhận thấy một số vấn đề đang tồn tại, đặt ra với việc phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay như sau: Mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác và giữ gìn giá trị di sản văn hóa; mâu thuẫn giữa yêu cầu khai thác giá trị của di sản văn hóa VMQTG và sự bất cập về thể chế liên quan; mâu thuẫn giữa nguồn nhân lực để giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa VMQTG với phát triển du lịch. Đồng thời, đưa ra vấn đề cần bàn luận về các GTDSVH