Hệ Thống Sản Phẩm, Chất Lượng Và Giá Cả Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh Quảng Ngãi

giao lưu với các tỉnh trong toàn quốc. Ga Quảng Ngãi thuộc diện trung bình là điểm dừng của nhiều chuyến tàu Bắc - Nam.

Bộ giao thông vận tải và tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện một số dự án phát triển hệ thống giao thông đường sắt:

* Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngoài ra khi phương án tuyến đường sắt cao tốc hình thành, Quảng Ngãi sẽ có cơ hội thuận lợi phát triển du lịch.

* Nâng cấp mở rộng các ga Bình Sơn, Đức Phổ lên 4 đường đón tiễn, ga Quảng Ngãi thành nhà ga khu vực 6 đường đón tiễn

Trong lúc hệ thống đường bộ còn nhiều hạn chế, vận tải biển chưa phát triển thì vận tải đường sắt vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với vận chuyển hành khách và hàng hóa của tỉnh.

+ Giao thông đường thủy: Gồm có đường sông, đường biển và cảng biển.

* Đường sông: Tiềm năng của mạng lưới đường sông ở Quảng Ngãi là hiện thực nhưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phương tiện vận chuyển còn lạc hậu, khối lượng vận chuyển đường sông chưa đáng kể, việc tổ chức vận chuyển hành khách bằng đường sông chưa được quan tâm. Giao thông đường sông hiện nay chủ yếu được dùng cho vận tải các loại hàng hóa.

* Đường biển: Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km với hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khá phát triển gồm 2 cảng chính Dung Quất và Sa Kỳ, ngoài ra còn các bến cảng nhỏ khác như cảng Cổ Lũy, cảng cá Lý Sơn, cảng cá Sa Huỳnh, cảng Mỹ Á…Tuy nhiên các cảng có thể kết hợp khai thác phát triển du lịch đường biển và đường sông gồm các cảng Lý Sơn, cảng Sa Kỳ, cảng Cổ Lũy, trong đó cảng Sa Kỳ và cảng Lý Sơn giữ vị trí quan trọng.

Theo quy hoạch giao thông đường biển khu kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ xây dựng cảng tổng hợp Bến Đình tại đảo Lý Sơn là cảng tổng hợp địa phương, phục vụ trực tiếp cho huyện

đảo Lý Sơn; tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2016 - 2020, tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông thủy và công trình bến cập tàu trong đó ưu tiên tuyến sông Kinh Giang phục vụ phát triển du lịch.

+ Đường không: Tỉnh Quảng Ngãi hiện không có sân bay nhưng nhờ nằm gần sân bay Chu Lai (Quảng Nam) vì vậy có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch từ sân bay này cho giai đoạn những năm tiếp theo.

b. Hệ thống cung cấp điện

- Thực trạng: Nguồn điện ở Quảng Ngãi được cung cấp từ lưới điện quốc gia theo hệ thống đường dây 500 kV, 220 kV và 110 kV chạy theo hướng Bắc Nam qua hệ thống trạm biến áp 200 kV (Dốc Sỏi), 110 kV (Dung Quất, Mộ Đức, Tịnh Phong, Tư Nghĩa) và các trạm trung gia khác. Ngoài nguồn phát điện diesel tại chỗ phụ vụ cho huyện đảo Lý Sơn.

Đến nay hệ thống điện ở Quảng Ngãi đã cấp 100% xã, phường, thị trấn với trên gần 100% số hộ của 12 huyện đất liền và thành phố Quảng Ngãi.

Việc điều tiết và cung cấp điện cho tỉnh hiện nay tạm thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều khu vực và công trình đòi hỏi mức tiêu thụ điện lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng điện vẫn còn nhiều bất cập: Đường chuyển tải điện cũ kỹ lạc hậu, tổn thất điện năng lớn, các trạm biến áp, hạ thế còn ít, công suất thiết kế thấp, kinh phí để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới còn hạn hẹp, giá điện tiêu dùng vùng nông thôn còn cao.

- Kế hoạch và dự án phát triển

+ Dự án đường cáp ngầm cấp điện cho đảo Lý Sơn dài 26 km xuất phát từ cảng Sa Kỳ, cấp điện cho đảo với cấp điện áp 22 kV, công suất 10 MW cấp điện cho hai xã của huyện đảo từ lưới điện quốc gia.

+ Các dự án cấp điện bằng năng lượng gió kết hợp pin mặt trời, các nhà máy thủy điện nhỏ cho các khu vực còn khó khăn.

+ Giai đoạn 2013-2015 phấn đấu hoàn thành và đưa vào vận hành 5 nhà máy thủy điện với công suất 175 MW, gồm: Nước Trong (16,5 MW), Đakring (125 MW), Huy Măng (1,8 MW), Đakring 2 (12 MW) và Sơn Tây (18 MW); Giai đoạn 2016-2020 thêm 4 nhà máy với tổng công suất 157 MW, gồm: Sơn Trà 1 (42 MW), Trà Khúc 1 (36 MW), Đakba (19,5 MW), Đakre (60 MW); tiếp tục các dự án cấp điện nông thôn; xúc tiến đầu tư nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp với công suất 1.200 MW.

Với những kế hoạch phát triển và hiện trạng cấp điện như hiện nay, khả năng cung cấp điện cho hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng trong giai đoạn tới ở Quảng Ngãi là hoàn toàn đảm bảo.

c. Hệ thống cấp, thoát nước

- Hệ thống cấp nước

+ Nguồn nước: Quảng Ngãi có trữ lượng nguồn nước ngầm không đáng kể, hiện nay chủ yếu khai thác nguồn nước mặt của hệ thống sông, hồ.

*Nước ngầm: Theo đánh giá của Tổng cục Địa chất Thủy văn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 3 khu vực có nước ngầm là vùng Đông bắc sông Vệ (28.139 m3/ngày), vùng Mộ Đức - Đức Phổ (12.224 m3/ngày), khu vực thành phố Quảng Ngãi (20.000 m3/ngày). Chất lượng nước rất tốt nhưng do lưu lượng ít, chỉ nên khai thác dưới dạng lỗ khoan khai thác riêng lẻ.

* Nước mặt: Tổng lượng nước mặt của toàn tỉnh khoảng 13,4 tỉ m3/năm, phân bố không đều theo địa hình và thời gian. Các con sông chính cung cấp nước ngọt là: sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông vệ và Trà Câu. Trên các con sông này có khả năng đắp các đập để tạo hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Tình hình cung cấp nước đô thị: Tổng công suất các nhà máy nước trên địa bàn Quảng Ngãi hơn 46.120m3/ngày đêm, trong đó riêng địa bàn thành phố Quảng Ngãi hơn 2.000 m3/ngày đêm; Dung Quất hơn 15.000 m3/ngày đêm; thị trấn Đức Phổ hơn 2.000 m3/ngày đêm; thị trấn Bình Sơn hơn 1.200 m3/ngày

đêm; thị trấn Mộ Đức hơn 1.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cấp nước sinh họat và cho các khu dịch vụ.

+ Tình hình cung cấp nước nông thôn: Đến nay tỉnh đã xây dựng gần 50 công trình cấp nước thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn. Các công trình cấp nước sinh hoạt đã đem lại hiệu quả xã hội cao, trừ một số công trình miền núi như Ba Vì (Ba Tơ), Long Sơn (Minh Long), Phổ Châu (Đức Phổ)…Nhìn chung hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu đời sống và phát triển du lịch ở vùng sâu, vùng xa.

- Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải: Chỉ có ở khu vực thành phố và một số thị trấn, đường ống cũ nát, gây thẩm thấu, ô nhiễm, còn lại phần lớn nước thải được thải thẳng ra ao, hồ, sông mà không qua xử lý.

Chất thải rắn vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng quy cách gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung.

d. Thông tin và truyền thông

- Thông tin: Đến nay, toàn tỉnh có 2 bưu cục trung tâm; 15 bưu cục cấp huyện, 13 bưu cục khu vực. Ngoài các dịch vụ cơ bản như bưu phẩm, bưu kiện nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, quà tặng…đã được hình thành và mở rộng.

- Viễn thông và Internet

Mạng chuyển mạch đã được trang bị ba hệ thống tổng đài, 92 đài viễn thông với dung lượng tổng cộng hơn 150.000 số, 50 DSLAM với hơn 7.000 cổng. Hiệu suất sử dụng mạng hơn 90%, cao nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Mạng thông tin di động: Trên địa bàn có 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động là Vinaphone, Mobiphone, GMS của Viettel mobile, Sphone, EVN, mạng 092 của dự án hợp tác Telecom và Hutchison Telecomunicaition Trung Quốc.Hiện có 542.230 thuê bao. Sóng điện thoại di động phủ khắp tỉnh và hải đảo, thuận lợi cho hoạt động của khách du lịch.

Mạng Internet và VoIP: Hiện tại đã có gần 5.000 thuê bao các loại.

Tổng thuê bao điện thoại cố định toàn tỉnh giảm, đến năm 2011 chỉ còn

93.465 thuê báo do nhu càu sử dụng mạng di động tăng nhanh.

Hạ tầng thông tin, tuyền thông theo định hướng phát triển của Chương trình hành động 28-Ctr/TU ngày 07/9/2012 đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch.

f. Hệ thống đô thị

Hiện nay Quảng Ngãi có 2 thành phố: Quảng Ngãi và Vạn Tường và các đô thị Dốc Sỏi, Châu Ổ, Di Lăng, Đức Phổ, sông Vệ, thị trấn Sơn Tịnh mới, Thạch Trụ, Nam sông Vệ, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Lý Sơn.

Hướng phát triển mới thành phố Quảng Ngãi lên đô thị loại II, Vạn Tường lên loại III và là trung tâm của khu kinh tế Dung Quất, các đô thị loại 4 khác là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cả về nhu cầu đối với du lịch cũng như đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch.

2.2.2. Các nhân tố vi mô

2.2.2.1. Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo.

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...

Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành Du lịch Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...

Du lịch tham làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như trồng tỏi Lý Sơn, mạch nha, kẹo gương Đức Tân (Mộ Đức), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ).v.v... gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên như cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng... đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch

2.2.2.2. Chính sách xúc tiến, quảng cáo và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp du lịch

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tiềm năng, thế mạnh về du lịch được quan tâm, hình thức tuyên truyền đa dạng: Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Ngãi, các tỉnh bạn và Trung ương.

Thông qua tổ chức các sự kiện lớn đã quảng bá hình ảnh con người, du lịch Quảng Ngãi tới đồng bào, du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do kinh phí ít, thiếu sự hỗ trợ của doanh nghiệp nên hiệu quả chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

2.3. Đặc điểm nguồn KDL đến Quảng Ngãi

2.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch đến Quảng Ngãi

- Phân theo đối tượng KDL đến Quảng Ngãi

Bảng 2.1. Thống kê về các thị trường khách đến Quảng Ngãi



TT


CHỈ TIÊU

Đơn vị tính


Năm 2009

Giai đoạn 2010-2013

2010

2011

2012

2013

I

TỔNG SỐ

KHÁCH

lượt

313.000

330.000

365.000

426.511

468.841

1,1

Khách du lịch

quốc tế đến

lượt

20.000

25.000

27.400

30.268

36.389

1,2

Khách du lịch nội

địa


293.000

305.000

337.600

396.243

432.452

1.3

Các thị trường

chính

%







Hàn Quốc

%

9

10





Trung Quốc

%

17

19




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 8



Mỹ.

%

10

12





Nhật Bản

%

13

14





Đài Loan

%

1

1





Úc

%

2

3





Thái Lan

%

2

3





Pháp

%

16

17





Malaysia

%

2

2





Singapore

%

2

2





Các thị trường

chính

%

16

17




(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)

Theo số liệu bảng 2.1. cho thấy thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn, chiếm hơn 90% thị phần. Số lượng khách nội địa đến Quảng Ngãi năm 2009 là 293 000 lượt, đến năm 2013 tăng lên 432 452 lượt. Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng, chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng biển, công vụ...Khách nội địa, đặc biệt là khách có lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ có chất lượng tốt.

Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng khách đến Quảng Ngãi, nhưng có chiều hướng tăng dần. Số lượng khách quốc tế đến Quảng Ngãi năm 2009 là 20 000 lượt, đến năm 2013 tăng lên 36 389 lượt. Khách quốc tế đến Quảng Ngãi bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu từ Đà Nẵng - trung tâm phân phối khách khu vực miền Trung. Sở thích của KDL quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương, du lịch sinh thái và một số là khách thương mại công vụ tại các khu công nghiệp. Đặc điểm là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt.

Phân thị trường khách quốc tế theo quốc tịch cho thấy KDL quốc tế đến Quảng Ngãi chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từng bước mở rộng

sang các tỉnh Nam Lào. Nguồn khách quốc tế du lịch vào Quảng Ngãi năm 2010 như: Nhật Bản (14%); Hàn Quốc (10%); Pháp (17%); Trung Quốc là quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 19% năm 2010 trong tổng số lượng khách Quốc tế đến Quảng Ngãi.

- Phân theo nghề nghiệp: Khách tới Quảng Ngãi chiếm số lượng lớn nhất là các doanh nhân (du lịch nghỉ dưỡng); tiếp đến là học sinh sinh viên (du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa như văn minh sa huỳnh…); đến viếng hương tại nghĩa trang Trường Sa.

- Độ tuổi đến nhiều nhất là từ 24-34 tuổi.

- Giới tính: Nam giới nhiều hơn nữ giới.

2.3.2. Đặc điểm tiêu dùng du lịch của KDL đến Quảng Ngãi

2.3.2.1. Mục đích chuyến đi

Bảng 2.2. Mục đích chuyến đi của khách



TT


CHỈ TIÊU

Đơn vị tính


Năm 2009

Giai đoạn 2010-2013

2010

2011

2012

2013

1.1

Mục đích thăm

quan

Lượt

khách







Du lịch nghỉ dưỡng

%

60

80





kết hợp công việc

%

30

10





Thăm thân

%

5

5





Mục đích khác

%

5

5




(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)

Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lượng khách du lịch nói chung đến với Quảng Ngãi chưa nhiều, chủ yếu là khách công vụ, một lượng nhỏ là khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách là "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường xanh Tây Nguyên", nhưng khách dừng chân ở Quảng Ngãi rất ít.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2024