Mức Chi Tiêu Bình Quân Và Thời Gian Lưu Trú Bình Quân Của Khách

Mục đích chuyến đi của khách quốc tế tới Quảng Ngãi chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là nghỉ dưỡng ven biển và đảo, với các điểm du lịch hấp dẫn như: Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ưa khám phá và thiên nhiên hoang dã được quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia. Trên đảo có bốn di tích quốc gia: đình làng An Hải, Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (Lễ khao thề lính Hoàng Sa). Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn được thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng. Đảo Lý Sơn với các giá trị đặc trưng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ khao thề lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, hấp dẫn khách du lịch.

Khách du lịch nội địa từ trung ương, các địa phương bạn và các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh thông qua việc tổ chức hội thảo, hội nghị, hoạt động Team Building... và các kỳ nghỉ, du lịch, sự kiện nhân các ngày lễ lớn.

Các điểm du lịch KDL thích đến tham quan tại Quảng Ngãi gồm:

+ Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon. Đảo Lý Sơn là một trong những điểm đến hút khách ở Quảng Ngãi. Khách tới đây chủ yếu với mục đích tham quan.

+ Bãi biển Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là điểm đến lý tưởng của du khách để nghỉ ngơi và tham quan lý tưởng.

+ Núi Răng Cưa thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng với độ cao và hình dạng độc đáo.

+ Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng với bãi cát mịn, không gian mênh mông cùng rừng dương xanh thẳm tuyệt đẹp.

+ Di chỉ khảo cổ giai đoạn “hậu kỳ đồ đá mới” nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, tư liệu quý về giai đoạn “hậu kì đồ đá mới” ở khu vực Nam Trung Bộ.

+ Di tích lịch sử Sơn Mỹ cũng là điểm đến được nhiều du khách quan tâm khi tới Quảng Ngãi.

2.3.2.2. Phương tiện vận chuyển

Khách du lịch quốc tế có thể đến Quảng Ngãi bằng nhiều con đường khác nhau. Khách có thể đến bằng đường không qua cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay Phú Bài - Huế rồi sau đó đi bằng đường bộ đến Quảng Ngãi hoặc theo tuyến du lịch xuyên Việt (kể cả bằng đường bộ và đường sắt).

2.3.2.3. Đi du lịch với ai

Do khách du lịch đến với Quảng Ngãi chủ yếu là khách công vụ với mục đích công tác và nghỉ dưỡng nên họ thường đi với nhóm ít hoặc đông người, tùy vào mục đích chuyến đi và loại hình du lịch khách chọn.

- Khách công vụ đi với mục đích công tác thường đi với nhóm nhỏ từ 4-6 người. Khách công vụ như các doanh nhân, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tới Quảng Ngãi để làm việc.

- Với khách hàng đi với mục đích nghỉ dưỡng thường đi với nhóm số lượng nhỏ như đi cùng bạn bè hoặc đi với các thành viên trong gia đình; hoặc đi với nhóm lớn như nghỉ dưỡng cùng các thành viên trong cơ quan. Khách đi nghỉ dưỡng phân theo nghành nghề chủ yếu là khối văn phòng; chia theo độ tuổi thường là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu,…..

- Với khách hàng đi với mục đích khám phá và trải nghiệm họ thường đi với nhóm nhỏ từ 2-4-6 người. Và khách ở độ tuổi trẻ từ 15-24; chủ yếu là nam giới.

2.3.2.4.Mức chi tiêu bình quân và thời gian lưu trú bình quân của khách

Mức chi tiêu bình quân của KDL quốc tế tăng từ 68 USD một ngày năm 2009 lên 75 USD ngày năm 2013; của khách nội địa từ 550.000 đồng lên

720.000 ngày. (Xem thêm thông tin chi tiết: Tổng quan về cuộc điều tra chi tiêu của KDL quốc tế và nội địa vào Quảng Ngãi bảng 2.1; 2.2; 2.3; phần mục lục 4.1 và tài liệu sách chi tiêu khách du lịch năm 2013 của Tổng cục Thống kê)

Bảng 2.3. Mức chi tiêu và ngày lưu trú của KDL



TT


CHỈ TIÊU

Đơn vị tính

Năm 2009

Giai đoạn 2010-2013

2010

2011

2012

2013

I

TỔNG SỐ KHÁCH

lượt

313.000

330.000

365.000

426.511

468.841

1,1

Khách du lịch quốc tế

đến

lượt

20.000

25.000

27.400

30.268

36.389

1.1.1

Ngày lưu trú bình quân

ngày

2,4

2,5

2,6

2,7

2,7

1.1.2

Mức chi tiêu trong

ngày

USD

68

70

72

74

75

1,2

Khách du lịch nội địa


293.000

305.000

337.600

396.243

432.452

1.2.1

Ngày lưu trú bình quân

ngày

1,8

1,9

2

2,1

2,2

1.2.2

Mức chi tiêu trong

ngày

1000

đồng

550

600

650

700

720

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 9

(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi)

Thời gian lưu trú của khách: Theo bảng thống kê 2.3. thì từ năm 2009 - 2013 thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng từ 2,4 ngày lên 2,7 ngày, khách nội địa từ 1,8 lên 2,2ngày.

2.2.3.5. Thời gian đến Quảng Ngãi du lịch

Khách du lịch có thể tới Quảng Ngãi vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, từ tháng 9 – tháng 12 hàng năm Quảng Ngãi thường nhiều bão và lũ quét vì vậy lượng khách tới Quảng Ngãi thời gian này không nhiều. Thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất, thích hợp cho hoạt động tắm biển và du ngoạn đảo Lý Sơn.

Tùy theo mục đích của chuyến đi mà KDL lựa chọn cho mình những thời điểm thích hợp và lý tưởng nhất như:

- Thông thường khách du lịch nội địa và quốc tế đi du lịch Quảng Ngãi từ tháng 5-9 thời tiết rất đẹp, có nắng, thích hợp với hoạt động tắm lặn biển; nghỉ dưỡng.

- Nếu đi vào khoảng thời gian từ tháng 9 là thời điểm trồng tỏi và đi vào đầu tháng 12 là mùa tỏi Lý Sơn.

- Để tham gia lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18 -19 -20 tháng 3 (âm lịch)

2.2.3.6.Các nhu cầu trong chuyến du lịch

Về ăn uống

Khách du lịch đến Quảng Ngãi thường ăn các món ăn đặc sản như: Món Don, kẹo gương đậu phụng, Quế Trà Bồng, cá bống sông Trà, kẹo mạch nha, cá cơm, mắm Nhum, cá Niên, đường phèn, đường Phổi, tỏi Lý Sơn…là những món ăn nổi tiếng ở Quảng Ngãi bạn có thể thưởng thức để cảm nhận nét độc đáo và tinh tế nền ẩm thực của vùng đất này.

Thông thường KDL nội địa thường ăn theo xuất và setup bàn ăn theo nhóm trung bình từ 6-8 người/bàn. Chi phí cho bữa ăn từ 120000vnđ- 150000vnđ/xuất/khách. Các món ăn chủ yếu là hải sản và các đặc sản của điểm đến. Đến Lý Sơn buổi sáng thưởng thức món Cháo Nhum…...

Với khách du lịch quốc tế thường ăn theo xuất và setup bàn ăn theo nhóm trung bình từ 6 người/bàn. Chi phí cho bữa ăn từ 10usd- 15usd/pax. Các món ăn chủ yếu là hải sản và các đặc sản của điểm đến.

Mua sắm

Khách đến Quảng Ngãi thường mua sắm tại các địa điểm sau:

+ Siêu thị Quảng Ngãi

Địa chỉ: 70 Đại lộ Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi Điện thoại: 055.3829376

Fax: 055. 3717 177

+ Co.op Mart Quảng Ngãi, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Hẻm 242 Nguyễn Nghiêm, Tổ 6, Phường Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

Điện thoại: (055) 3825 555 Fax: (055) 3727 799

Tại mỗi điểm du khách có thể lựa chọn các quà tặng mang tính đặc trưng của điểm đến như: Đến Lý Sơn khách thường mua rất nhiều hành tỏi (Tỏi mồ côi loại tỏi chỉ vùng Lý sơn mới có).

Theo đặc điểm tâm lý của khách theo giới tính thì chi tiêu của nữ giới mua sắm nhiều hơn nam giới.

2.4. Các giải pháp thu hút khách ngành Du lịch Quảng Ngãi đã thực

hiện


2.4.1. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được chủ động tăng cường, tiến

hành thường xuyên, nhằm đưa hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng của tỉnh. Sở đã hướng dẫn các quy định về hồ sơ pháp lý quản lý du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn; triển khai hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Lý Sơn và tập huấn giới thiệu chương trình trải nghiệm cho các hộ homestay ở Lý Sơn. Hướng dẫn hồ sơ và tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định. Tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời hướng dẫn hồ sơ, thủ tục bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng chú trọng hơn đến công tác đầu tư, chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được thành lập mới đã đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ và nhu cầu tham quan, giải trí của khách du lịch. Đến tháng 12/2015, toàn tỉnh có khoảng 275 cơ sở lưu trú với 3.800 buồng, trong đó số lượng nhà nghỉ chiếm khoảng 80%. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 13 doanh nghiệp, trong đó có 02 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch được chủ động thực hiện, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ngãi tại các hội chợ, hội thảo và các sự kiện du lịch trong nước. Nhiều bài viết cùng hình ảnh, video clip giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Ngãi, đặc biệt là du lịch Lý Sơn được đăng tải và phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ấn phẩm quảng bá du lịch được quan tâm đầu tư, đổi mới. Song song đó, du lịch Quảng Ngãi cũng tăng cường hợp tác với các địa phương có kinh nghiệm phát triển du lịch biển

như Đà Nẵng, Quảng Nam. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch Lý Sơn, đón các đoàn famtrip đến khảo sát dịch vụ du lịch Quảng Ngãi, tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)...

2.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

Sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo.

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...

Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành Du lịch Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...

Du lịch thăm làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như trồng tỏi Lý Sơn, mạch nha, kẹo gương Đức Tân (Mộ Đức), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ).v.v... gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm.

Ở Quảng Ngãi có khu chiến tích Sơn Mỹ, bệnh xá Đặng Thùy Trâm: phù hợp cho những người lính mỹ đi thăm lại chiến trường xưa; Do đó, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, Tour du lịch mang tính đặt thù “ Du lịch thăm lại chiến trường sưa; Văn minh Sa Huỳnh,Về với Mỹ Khê, Trở lại với Sơn Mỹ, Hành trình đến Vương quốc tỏi, Hành trình theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm..

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên như cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng... đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch

2.4.3. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch

- Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước và chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên.

- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, phát triển có trọng điểm để hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, tạo thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh.

- Phát triển du lịch gắn với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực tham mưu của các cơ quan chuyên môn, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

- Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2.4.4. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch

Trong chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, vào chiều 21/10/2015, ông Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VHTTDL đã trình bày tham luận về những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch. Tham luận nêu rõ: Trong những năm qua, du lịch Quảng Ngãi đã có những bước chuyển biến nhất định. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư, nâng cấp và phát triển.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến năm 2015 đã tạo việc làm cho hơn 2.900 lao động. Cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch và tuyến đường bộ

gắn với các khu, điểm du lịch ngày càng hoàn thiện; các tuyến đường thủy được đầu tư, đổi mới về phương tiện, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại và tham quan của khách du lịch.

Để phát triển du lịch Quảng Ngãi trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong nhiệm kỳ tới cần tập trung huy động nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương và đặc biệt vốn doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư các cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, địa phương (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn); trong đó chú trọng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án của Tập đoàn Vingroup, Saigontourist, Tập đoàn Mường Thanh trên địa bàn tỉnh. (Trích báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX)

2.4.5. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng lao động du lịch trên địa bàn tỉnh thay đổi tích cực, lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng từ 6% lên hơn 60%; mặc dù lượng lao động chưa qua đào tạo đến năm 2012 còn khá cao (khoảng 30%), nhưng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch đã được ngành Du lịch địa phương quan tâm.

Ngành Du lịch tỉnh đã tổ chức cho cán bộ dự các lớp tập huấn trong và ngoài nước, các chương trình dự án đào tạo nguồn nhân lực EU, hợp tác với Tây Ban Nha và Tổng cục Du lịch tổ chức. Trình độ lý luận chính trị cũng được nâng cao: Lãnh đạo các phòng du lịch cấp tỉnh, phòng văn hóa - thông tin cấp huyện có trình độ trung cấp và cao cấp lý luận chính trị. Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các doanh nghiệp được chú trọng. Ngành Du lịch Quảng Ngãi đã phối hợp với Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng và trên địa bàn tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các cán bộ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 23/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí