Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Thu Hút Khách Du Lịch Đến Tỉnh Quảng Ngãi

Chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch đang được triển khai thực hiện ở các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn… Trong thời gian tới sẽ có nhiều học sinh tốt nghiệp sẽ bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Du lịch.

2.4.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến

- Thực hiện xã hội hoá hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội đầu tư phát triển du lịch, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và mỗi người dân là một thành viên góp phần quảng bá hình ảnh, truyền thống quê hương và con người Quảng Ngãi.

- Hình thành, phát triển các tuyến du lịch trong tỉnh theo hướng tạo sự liên kết giữa phát triển đô thị với các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Hình thành 03 tuyến du lịch:

+ Tuyến du lịch lấy thành phố Quảng Ngãi làm trung tâm nối với huyện Sơn Tịnh, trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như : khu công viên Thiên Bút, khu công viên văn hoá Thiên Ấn, chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ Trương Định, khu du lịch Mỹ Khê.

+ Tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Bình Sơn làm trung tâm nối với huyện Trà Bồng, Lý Sơn trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch Thiên Đàng, khu du lịch sinh thái Vạn Tường, khu du lịch sinh thái Cà Đam - Nước Trong và điểm du lịch biển đảo Lý Sơn.

+ Tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Đức Phổ làm trung tâm nối với huyện Mộ Đức, Ba Tơ trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Sa Huỳnh, quần thể di tích lịch sử "theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm", nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ.

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh với các trung tâm du lịch trong cả nước như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên để hình thành các tuyến du lịch.

- Đẩy mạnh hoạt động kêu gọi đầu tư, thực hiện tốt các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định, áp dụng có hiệu quả cơ chế 1 cửa rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư vào tỉnh.

- Tổ chức hợp tác quốc tế, phát triển du lịch giữa tỉnh với các tỉnh thuộc các nước Lào, Cam-pu chia, Thái Lan và các nước trong khu vực, tiến tới hình thành các tuyến du lịch quốc tế nhằm khai thác nguồn khách du lịch bằng đường bộ trục hành lang Đông- Tây và đường hàng không đến các tỉnh miền Trung, Quảng Ngãi và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong tỉnh, trong nước và kể cả nước ngoài. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo nên những thương hiệu nổi trội của du lịch Quảng Ngãi như : Văn minh Sa Huỳnh,Về với Mỹ Khê, Trở lại với Sơn Mỹ, Hành trình đến Vương quốc tỏi, Hành trình theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm...

- Quảng bá xúc tiến cần theo chương trình thống nhất nhằm đưa lên đầy đủ tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Quảng Ngãi; xây dựng chương trình quảng cáo, trang web, đĩa VCD về du lịch Quảng Ngãi.

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 10

- Tham gia và chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triễn lãm, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của tỉnh với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, các công ty lữ hành về du lịch Quảng Ngãi.

Mỗi năm xây dựng một số sự kiện nổi bật để làm "điểm nhấn", tổ chức các sự kiện lễ hội tránh trùng lặp về sản phẩm và thời gian để thu hút khách du lịch.

2.4.7. Hợp tác phát triển du lịch tỉnh

Nhằm tăng cường hợp tác phát triển du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng, phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên, góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Ngãi phát triển, trong những năm qua ngành Du lịch Quảng Ngãi đã ký

nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội; ký kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi; giữa 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Thực hiện các chương trình ký kết, ngành Du lịch Quảng Ngãi cùng các địa phương đã triển khai được một số hoạt động trên lĩnh vực quảng bá, xúc tiến, xây dựng tour liên vùng…đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút KDL đến địa phương nhiều hơn.

Thông qua chương trình ký kết và được sự hỗ trợ của các tỉnh bạn, ngành Du lịch Quảng Ngãi đã tham gia các kỳ Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE), tham gia ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ và Triển lãm Du lịch tại Hà Nội; tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip, Roadshow tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi, cùng nhiều chương trình Hội thảo chuyên đề về liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Ngãi với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh Tây Nguyên, với tám tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.v.v… Ngành Du lịch thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực hỗ trợ quảng bá du lịch Quảng Ngãi tại các Hội chợ nước ngoài mà Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia hoặc tổ chức, thông qua giới thiệu các ấn phẩm quảng bá du lịch Quảng Ngãi.

Trên lĩnh vực xây dựng tour liên kết và đưa khách về Quảng Ngãi, nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước như: Vietravel, Fiditour, SàiGòn tourist, Lửa Việt, Sadaco, Ánh Dương, Bông sen vàng, Rex tour, Hana tour… đã xây dựng chương trình tour đưa khách về Quảng Ngãi và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là những phân tích chung về đặc điểm KDL nói chung, cũng như nguồn KDL đến Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở: Thực trạng thực tế của địa phương, và các giải pháp mà Tỉnh đã và đang thực hiện để thu hút khách du lịch đến với Quảng Ngãi như: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thiết kế các sản phẩm tour mang tính đặc thù, tăng cường đào tạo và phát

triển năng lực của đội ngũ nhân viên, thực hiện các chính sách marketing quảng bá du lịch địa phương tới mọi người.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Quan điểm phát triển du lịch Quảng Ngãi

- Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước và chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên.

- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, phát triển có trọng điểm để hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, tạo thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh.

- Phát triển du lịch gắn với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực tham mưu của các cơ quan chuyên môn, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.

- Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ngãi

3.2.1. Phương hướng

Phát triển du lịch của tỉnh trở thành một trong những tâm điểm nằm trong chuỗi du lịch miền Trung - Tây Nguyên theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, đảo, núi thế mạnh về hệ thống di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng gắn với quá trình phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường.

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Quảng Ngãi cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2025 là ngành

kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa Quảng Ngãi, thân thiện với môi trường, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những điểm đến đạt mức trung bình khá của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước.

3.2.2. Mục tiêu

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:

- Khách du lịch:

+ Trong năm 2016, thu hút được 700.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 54.000 lượt; tổng thu du lịch đạt 620 tỷ đồng, trong đó thu ngoại tệ là 6,5 triệu USD

+ Đến năm 2020 đạt 950.000 trong đó có 70.000 lượt khách quốc tế; đến năm 2025 đạt 1.350.000 lượt khách, trong đó có 90.000 lượt khách quốc tế.

+ Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đạt 10 - 15%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8 - 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa giai đoạn 2014 - 2020 đạt 7 - 9%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 6 - 7%/năm.

+ Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 2,8 ngày – 3,0 ngày; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 3,0 ngày – 3,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 78 USD – 90 USD/người/ngày đêm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 100 USD/người/ngày đêm.

+ Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 2,4 ngày – 2,9 ngày; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 3,0 ngày – 3,4 ngày. Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2014 - 2020 đạt từ 750.000 VNĐ – 850.000 VNĐ/người/ngày đêm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 900.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ/người/ngày đêm.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2020 đạt 880 tỷ đồng; đến năm 2025 đạt 1.152 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch giai đoạn 2014 - 2015 đạt 17,3 %/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13 %/năm; giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11

%/năm.

- Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có 4.000 buồng và đến năm 2025 có 5.800 buồng, trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lương 3 sao trở lên chiếm 15 – 25% theo từng giai đoạn.

- Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020, tạo việc làm cho 13.000 người, trong đó lao động trực tiếp 4.200 người. Đến năm 2025 có 16.000 lao động trong đó có

5.200 lao động trực tiếp.

- Về văn hoá, xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, các giá trị di tích cảnh quan, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm nghèo, phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần nhân dân, cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các dân vùng sâu, vùng xã…

- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lich cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch vời gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là vùng biển, đảo.

3.3. Các giải pháp để tăng cường thu hút khách đến Quảng Ngãi

3.3.1. Thực hiện và rà soát lại công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Quảng Ngãi

Khẩn trương rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể du lịch của tỉnh để có cơ sở pháp lý lập quy hoạch và dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch theo quy định.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch chi tiết của các khu du lịch : Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Vạn Tường… để đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả.

- Từ năm 2010 đến nay thực hiện hoàn thành công tác quy hoạch các khu, điểm du lịch, dịch vụ đã được xác định trong quy hoạch tổng thể du lịch của Tỉnh tại địa bàn các huyện, thành phố để có cơ sở pháp lý lập các dự án đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch.

- Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt, quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo dự án được duyệt; kiểm tra xử lý kịp thời các dự án đã được cấp phép nhưng không thực hiện đúng, đề nghị thu hồi giấy phép những dự án đầu tư không hiệu quả; không đúng tiến độ để cấp lại cho các doanh nghiệp khác có năng lực, đầu tư.

Quy hoạch, đầu tư phát triển một số điểm tham quan cảnh quan, sinh thái như: Thác Trắng, hồ Đồng Cần (Minh Long), thác Cà Đú (Trà Bồng), suối Chí (Nghĩa Hành), rừng Nà (Mộ Đức), suối Mơ, núi Phú Thọ -Cổ luỹ Cô thôn (Tư Nghĩa), Khu cảnh quan đầu mối công trình thuỷ lợi Thạch Nham (Tư Nghĩa

– Sơn Hà).

Xây dựng đập dâng sông Trà Khúc để tạo cảnh quan khu du lịch 2 bên bờ sông Trà và phát triển dịch vụ du lịch trên sông

3.3.2. Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi

- Xây dựng các làng nghề: Ngoài việc sắp xếp xây dựng các làng nghề truyền thống hiện có như: Làng nghề sản xuất đường phèn, đường phổi, kẹo gương (TP.Quảng Ngãi) tạo thành các sản phẩm phục vụ du lịch; cần phát triển các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Thêu ren (TP Quảng Ngãi ), mây tre đan, chế tác sừng (Sơn Tịnh), dệt thổ cẩm (làng Teng-Ba Tơ), sản phẩm từ cây quế (Trà Bồng), sản phẩm phục vụ khách du lịch như cá bống Sông Trà.

- Xây dựng các làng văn hoá du lịch thôn Tư Cung (Tịnh Khê- Sơn Tịnh) gắn với khu chứng tích Sơn Mỹ, xây dựng làng văn hoá dân tộc thôn Nước Đan (Ba Trang - Ba Tơ) gắn với tuyến du lịch theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, làng văn hoá dân tộc Tịnh Đố (xã Thanh An - Minh Long) gắn với điểm du lịch Thác Trắng (Minh Long)…

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 23/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí