Số Lượng Lao Động Và Số Cơ Sở Kinh Doanh Lưu Trú 2015


Biểu đồ 3 Số lượng lao động và số cơ sở kinh doanh lưu trú 2015 Nguồn Tổng 1


Biểu đồ 3: Số lượng lao động và số cơ sở kinh doanh lưu trú 2015

( Nguồn: Tổng Cục Thống kê Quảng Ngãi)

Theo số liệu từ hai cuộc điều tra hàng năm là điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt 178,53 tỷ đồng. Trong đó khối doanh nghiệp đóng góp 64,66 tỷ đồng (36,22%); khối cá thể đóng góp 113,87 tỷ đồng (63,78%).


Biểu đồ 4 Tỷ trọng doanh thu dịch vụ lưu trú theo thành phần kinh tế 2015 2

Biểu đồ 4: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ lưu trú theo thành phần kinh tế 2015

( Nguồn: Tổng Cục Thống kê Quảng Ngãi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Số lượt khách quốc tế được phục vụ bởi các cơ sở kinh doanh lưu trú là

21.438 lượt, trong đó khách quốc tế ngủ qua đêm là 11.262 lượt, khách trong ngày là 10.176 lượt; chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân phục vụ, chiếm

93,32% trong tổng số lượt khách ngủ qua đêm và chiếm 98,35% trong tổng số lượt khách trong ngày.

Số lượt khách trong nước do các cơ sở lưu trú phục vụ là 1.386.413 lượt, trong đó khách ngủ qua đêm đạt 337.439 lượt, với số lượt khách do các cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 70,02%; khách trong ngày đạt 1.048.974 lượt, khách do các cơ sở kinh doanh cá thể phục vụ chiếm tới 85,15%.

Từ biểu đồ 1 và biểu đồ 4 ở trên, và từ số liệu về lượt khách trong nước và khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ, ta thấy doanh thu chủ đạo của ngành dịch vụ lưu trú chính là khối doanh nghiệp. Chính khối này đã tạo ra nguồn doanh thu cao, chất lượng phục vụ tốt, và nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nếu tiếp tục phát triển theo hướng tăng số lượng doanh nghiệp, giảm cá thể thì ngành dịch vụ lưu trú sẽ tăng trưởng ổn định, bền

b. Ăn uống:

Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v... Các tiện nghi này có thể nằm trong các cở sở lưu trú hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí.v.v... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.

Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan ở Quảng Ngãi những năm qua cũng đã bước đầu phát triển. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức.

Khách du lịch Quảng Ngãi thường ăn các món ăn đặc sản như: Món don, kẹo gương đậu phụng, quế Trà Bồng, cá bống sông Trà, kẹo mạch nha, cá cơm, mắm nhum, cá niên, đường phèn, đường phổi, tỏi Lý Sơn…là những món ăn nổi tiếng ở Quảng Ngãi du khách có thể thưởng thức để cảm nhận nét độc đáo và tinh tế nền ẩm thực của vùng đất này.

2.1.2.2. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lữ hành

Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do KDL chi trả gồm thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và từ các dịch vụ khác v.v...

Ở nước ta nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch chưa tập hợp được đầy đủ. Vì vậy, theo thống kê sự đóng góp của ngành Du lịch trong nền kinh tế nói chung thường vẫn còn khiêm tốn.

Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, nguồn thu từ du lịch của Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2014 có mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,72%/năm.

Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ: Lưu trú chiếm 32%; ăn uống: 57%; vận chuyển 1,2%; lữ hành: 1,3%; mua sắm: 2,5%, còn lại các nguồn thu khác hơn 6%. Cơ cấu nguồn thu nằm trong tình trạng chung của du lịch Việt Nam là chủ yếu từ ăn uống và lưu trú, thiếu dịch vụ đi kèm.

Có thể nhận thấy, mặc dù mức chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình đều đạt mức chung cả nước nhưng vì lượng khách còn ít đặc biệt là khách du lịch quốc tế nên tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Quảng Ngãi không cao.

Sở dĩ ngành Du lịch Quảng Ngãi đạt được những kết quả trên là nhờ những điều cơ bản sau:

- Tỉnh Quảng Ngãi đã sớm xác định được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Từ đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch.

- Bước đầu đã có được sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện thị trong tỉnh đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

- Nhận thức về phát triển kinh tế du lịch trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư tại các trọng điểm du lịch đã được nâng cao lên

một bước và đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn đã được chấn chỉnh và nâng lên một bước.

Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động du lịch Tỉnh còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch ở huyện Lý Sơn chưa tương xứng với tốc độ phát triển du lịch; số lượng cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết; các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực... còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút du khách lưu trú dài ngày; nhiều dự án đầu tư du lịch kéo dài, chậm tiến độ, hiệu quả thấp, chưa có khu, điểm du lịch nào hoàn chỉnh để đưa vào khai thác sử dụng… đã ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Quảng Ngãi

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút KDL của Tỉnh

2.2.1. Các nhân tố vĩ mô

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Quảng Ngãi có nhiều cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã được Nguyễn Cư Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà, Long Đầu hí thủy, La Hà thạch trận, Liên Trì dục nguyệt, Hà Nhai vãng độ, Cổ Lũy cô thôn, An Hải sa bàn, núi Thạch Bích tà dương, Vân Sơn, Thiên Bút phê vân, Thạch Cơ điếu tấu. Ngoài ra bãi biển Sa Huỳnh cũng được coi là một danh thắng của Quảng Ngãi, gần giống như Lăng Cô của Huế. Có thể đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên theo địa hình như sau:

a) Tài nguyên du lịch ở vùng đồi núi và trung du: Với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú với khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ; hệ thống

các thác nước như thác Trắng, thác nước Trịnh...; cảnh quan các sông, hồ nước, các thắng cảnh như núi Cà Đam, núi Thiên Ấn, núi Long Đầu...

Núi Cà Đam (tên chữ là Vân Phong), nằm ở phía Tây Nam của huyện Trà Bồng và phía Đông Nam của huyện Tây Trà. Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi thấy hình núi cao vọt lên giữa lớp lớp núi. Núi Cà Đam được xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm 1945. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cà Đam được chọn làm căn cứ địa của tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).Cà Đam có khí hậu mát mẻ, thích hợp phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi.

Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2 km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100 m nhưng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ hướng nào nhìn núi cũng có hình thang cân, đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ xanh tốt. Người xưa gọi là “Thiên Ấn niêm hà” (ấn trời đóng trên sông). Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi được xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả miền Trung.

Núi Long Đầu nằm không xa núi Thiên Ấn, ngay sát quốc lộ 1A, cạnh phía Bắc cầu Trà Khúc. Vào mùa lũ, nước sông Trà Khúc dâng cao, nước cuộn xoáy nơi vực sông dưới chân núi, người xưa hình dung như đầu rồng đang giỡn nước nên gọi là Long Đầu hý thủy, gắn với chuyện vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà.

Ngoài ra còn các núi như Thạch Bích (huyện Sơn Hà), Cao Muôn (huyện Ba Tơ), núi Lớn (huyện Mộ Đức). Rừng núi ở Quảng Ngãi tương đối hùng vĩ, là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

b) Tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo: Với đường bờ biển dài gần 130 km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú

và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là Mỹ Khê, Sa Huỳnh và đảo Lý Sơn.

Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10 km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy cô thôn, Thạch Cơ điếu tẩu và An Hải sa bàn. Bờ biển Sa Kỳ - Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm với bãi cát vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát bên bờ biển xanh ngắt, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng và tắm biển. Cửa Sa Kỳ có mỏm núi cao An Vĩnh với nhiều phiến đá tự nhiên hình thoi như được bàn tay con người gọt giũa và sắp đặt, với hang đá lộ thiên có tên gọi là Hầm Rượu, những vết đá lõm như dấu bàn chân được người dân nơi đây đặt tên là "bàn chân ông khổng lồ" và chơi vơi ngoài mép nước là tảng đá nhô cao được đặt tên là “Thạch cơ điếu tẩu”. Phía Bắc cửa biển có bãi cát lớn hình tròn và lõm ở giữa với tên gọi là An Hải sa bàn.

Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những gành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với những động cát vàng rực, những đàm nước xanh biếc. Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng...

Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ưa khám phá và thiên nhiên hoang dã được quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia. Trên đảo có bốn di tích quốc gia: Đình làng An Hải, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa - Trường Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (lễ khao thề lính Hoàng Sa). Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn được thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng. Đảo Lý

Sơn với các giá trị đặc trưng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ Khao thế lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu được đầu tư khai thác hợp lý sẽ tạo nên được những sản phẩm có đặc trưng riêng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vất thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực.v.v... đều là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

a) Di tích lịch sử - văn hóa: Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 29 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 171 di tích cấp tỉnh. Các di tích này được chia thành các nhóm di tích khác nhau, bao gồm:

- Nhóm các di tích khảo cổ học.

- Nhóm các di tích lịch sử, cách mạng.

- Nhóm các di tích kiến trúc, nghệ thuật.

* Nhóm di tích khảo cổ học: Bao gồm nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh, nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa và các di tích thành lũy.

+ Nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh: Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh, thuộc huyện Đức Phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là

đồ gốm Sa Huỳnh với những trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sóng nước rất độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách. Mộ chum Sa Huỳnh cũng là một loại di vật độc đáo của nền văn hóa này thể hiện mối quan hệ gắn bó với các cư dân hải đảo Đông Nam Á và thế giới quan của người tiền sử ở đây.

+ Nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa.

- Các di tích đền tháp, mặc dù không còn tháp nào nguyên vẹn, song các phế tích đền tháp ở huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thị xã Quảng Ngãi... đã cho thấy một phong cách riêng biệt trong điêu khắc tượng Chàm.

Bên cạnh đền tháp còn có nhóm các tượng và Bia ký Chàm. Các tượng Chàm ở Quảng Ngãi đều thuộc giai đoạn Trà Kiệu muộn (thế kỷ thứ IX, X), được tìm thấy ở Sơn Tịnh. Một vài bi ký có dạng văn tự Sankrit khắc chìm được tìm thấy ở Đức Phổ, Long Thạnh.

- Các di tích thành lũy:

Di tích Trường Lũy: Trường Lũy một công trình phòng vệ quân sự cổ tại tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài hơn 130 km đi qua tám huyện của Quảng Ngãi và hai huyện của Bình Định, trong đó đoạn Quảng Ngãi có chiều dài hơn 100 km. Trường Lũy không những là công trình quân sự từ thế kỷ 17 mà còn là điểm giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư thời bấy giờ. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cấp quốc gia ngày 9/3/2011. Đây là điểm tài nguyên du lịch có giá trị tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử. Thành Châu Sa (Sơn Tịnh): Thành cổ Châu Sa nằm trên tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ - Dung Quất, cách thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía Đông Bắc, phía nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp sông Hàm Giang về cảng biển Sa Kỳ. Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ IX. Thành cao 5 m, được đắp bằng đất, hình vuông, gồm thành nội và thành ngoại, mỗi cạnh thành ngoài dài 800 m. Thành Châu Sa, hiện được các nhà khảo cổ quan tâm, tương lai sẽ thu hút khách tham quan, nghiên cứu.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 23/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí