Điều Kiện Về An Ninh, Chính Trị Của Đất Nước

lịch, chính sách về đầu tư du lịch, giáo dục và đào tạo, định hướng thị trường du lịch...

1.3.1.3. Điều kiện về an ninh, chính trị của đất nước

Quá trình phát triển của ngành Du lịch cho thấy chỉ những nơi nào có bầu không khí hòa bình, tình hình chính trị ổn định, xã hội an toàn thì nơi đó mới có điều kiện tốt để du lịch phát triển. Mối quan hệ tốt của các quốc gia thể hiện ở đường lối chính sách và các ưu đãi ngoại giao đối với hoạt động du lịch mà các quốc gia dành cho nhau là một điều kiện quan trọng để du lịch phát triển. Tình hình chính trị, trật tự xã hội đảm bảo sự an tâm, yên ổn về mặt tâm lý của khách du lịch. Họ có thể tự do đi lại, giao tiếp, gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu... mà không có sự lo sợ hoặc gặp trở ngại nào. Các biến cố chính trị như nội chiến, khủng bố, chiến tranh tôn giáo, sắc tộc... có ảnh hưởng rất xấu đến khả năng thu hút khách du lịch, làm cản trợ hoặc ngưng trệ các hoạt động du lịch.

Ngoài ra, thiên tai, hạn hán, bão lụt, các loại dịch bệnh... cũng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch do KDL bị đe dọa về tính mạng và doanh nghiệp du lịch không dám mạo hiểm trong kinh doanh.

1.3.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất của ngành Du lịch

Hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu lưu trú được xây dựng nhiều và phát triển, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của KDL, làm tăng tính phục vụ và tăng giá trị gia tăng của điểm đến hơn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất chung của xã hội bao gồm: Mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, các công trình công cộng... Mục đích của việc xây dựng các công trình này là để phục vụ nhu cầu dân cư địa phương.

Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định nhịp độ phát triển du lịch, góp phần quyết định chất lượng dịch vụ hàng hóa. Số lượng, chất lượng, mức độ hiện đại, khả năng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần quyết định sự phát triển du lịch của quốc gia, địa phương. Cụ thể hơn, chúng góp phần quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch; qua đó, quyết định mức độ khai thác

tài nguyên du lịch và thỏa mãn nhu cầu du lịch. Vì vậy, việc phát triển du lịch thường gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Một trong những biểu hiện quan trọng của hệ thống này đối với hoạt động du lịch là những tác động từ kết quả của quá trình phát triển của hệ thống giao thông vận tải. Ngày càng có nhiều loại hình giao thông và số lượng phương tiện vận chuyển tăng nhanh chóng cùng với sự gia tăng về tốc độ vận chuyển,tính an toàn, sự tiện nghi làm gia tăng thêm sự thoải mái, tiện lợi giá cả giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chuyến du lịch của các tầng lớp dân cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1.3.1.5. Cộng đồng dân cư địa phương

Xét trong mối quan hệ tổng thể của ngành Du lịch, cộng đồng dân cư địa phương có vị trí khá quan trọng. Chúng như là một nhân tố có sự tác động hai mặt đến việc thu hút khách du lịch, đến sự triển hoạt động du lịch địa phương, vùng, quốc gia.

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi - 4

Một mặt, lối sống độc đáo của cộng đồng của dân cư là một nguồn tài nguyên hấp dẫn có thể sử dụng khai thác cho hoạt động du lịch. Chúng thể hiện qua các phong tục tập quán, cách ứng xử với cộng đồng, xã hội, môi trường tự nhiên... Đây là nét văn hóa thú vị và có sức hút rất lớn đối với khách du lịch. Ngoài ra, khi du lịch phát triển sẽ làm tăng thêm nhận thức của cộng đồng dân cư. Ngược lại, qua các hoạt động tích cực của mình như thái độ, cách cư xử..., cộng đồng dân cư địa phương giúp cho khách du lịch hiểu rõ hơn giá trị văn hóa của dân tộc, đất nước mình.

Mặt khác, cộng đồng dân cư địa phương có thể gây những ảnh hưởng xấu đến khách du lịch nếu nhận thức của họ đối với sự phát triển của du lịch không đúng đắn. Một trong những góp phần lớn của cộng đồng dân cư địa phương vào lợi ích kinh tế du lịch là việc sản xuất ra các mặt hàng thủ công cung cấp cho khách du lịch như một loại hàng hóa lưu niệm. Nhu cầu hàng hóa này tăng lên đem lại cho người dân khoản lợi lớn có khả năng khiến họ chạy theo lợi nhuận trước mắt nên sản xuất cẩu thả, làm mất đi nét đặc trưng- vốn là đặc điểm thu hút KDL. Hậu quả là làm giảm sức thu hút hấp dẫn khách. Hơn nữa, việc làm mất đi

hình ảnh đẹp, sa sút khả năng thu hút còn thể hiện ở thái độ đối xử với khách du lịch của người dân địa phương.

Vì vậy, dân cư địa phương và các thành phần của chúng góp phần không nhỏ cho việc thu hút, khai thác khách du lịch của địa phương, vùng và quốc gia.

1.3.2. Các nhân tố vi mô

1.3.2.1. Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu của đoạn thị trường khách của mình chính là nhân tố đầu tiên thu hút khách du lịch. Sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng sẽ phù hợp với mọi thành phần, lứa tuổi, thị trường gửi khách, khả năng kinh tế, trình độ... của khách. Vấn đề doanh nghiệp cần qua tâm để thu hút khách là làm sao để tạo ra được một hệ thống sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách nhằm khẳng định được đẳng cấp sản phẩm, vị thế của mình trên thị trường.

Chất lượng sản phẩm nói chung được thể hiện ở chất lượng phục vụ du lịch. Đây là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các giải pháp hoặc là cạnh tranh về giá hoặc là cạnh tranh về chất lượng phục vụ. Và bản thân chất lượng cũng là một nhân tố góp phần quyết định giá của dịch vụ du lịch. Cơ sở kinh doanh du lịch nào có khả năng đảm bảo phục vụ khách du lịch với chất lượng cao sẽ thu hút được khách du lịch có khả năng thanh toán cao, tăng uy tín trên thị trường. Muốn đảm bảo cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt trước hết cần một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng; các dịch vụ hàng hóa không chỉ của ngành Du lịch mà của những ngành khác có liên quan cũng cần đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch ở doanh nghiệp được nghiên cứu như sau :

- Đối với khách sạn, chất lượng hàng hóa và dịch vụ thể hiện ở chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn và chất lượng đội ngũ nhân

viên phục vụ. Về cơ sở vật chất kỹ thuật chúng ta đánh giá chất lượng theo các tiêu chí tiện nghi (số lượng của trang thiết bị đáp ứng theo các tiêu chuẩn phân hạng; chất lượng đảm bảo về giá trị sử dụng, tính hiện đại và tiện lợi...), tính thẩm mỹ (đẹp về hình thức, thiết kế bên trong và bên ngoài, hài hòa về màu sắc, không gian, thể hiện tính độc đáo...), vệ sinh và an toàn. Đối với đội ngũ lao động, chúng ta đánh giá theo các tiêu chí nhất định và đây là yếu tố cần quan tâm và dễ áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng hơn cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Đối với sản phẩm lữ hành, chất lượng sản phẩm được hiểu là mức độ phù hợp giữa đặc điểm nội dung, thiết kế chương trình du lịch với việc thực hiện chúng. Nói cách khác, đó còn là mức độ cảm nhận của khách du lịch trên thị trường mục tiêu so với mong đợi của họ về sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm lữ hành được đánh giá ở chất lượng thiết kế (sự kết hợp hài hòa, hợp lý của lộ trình, lịch trình với đặc điểm tâm sinh lý của khách, tính hấp dẫn, độc đáo của tài nguyên du lịch, uy tín, chất lượng của nhà cung cấp dịch vụ trong chương trình và mức giá) và chất lượng thực hiện chương trình (các dịch vụ bán, đăng ký giữ chỗ, chất lượng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên điều hành và hướng dẫn viên, điều kiện và môi trường tự nhiên xã hội...).

Để nâng cao chất lượng phục vụ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tìm các giải pháp hợp lý để quản lý các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

+ Các nhân tố bên ngoài: Bao gồm khách du lịch cùng các nhu cầu, sở thích, mong đợi của họ, các nhà cung ứng (các dịch vụ mang tính chất kinh tế và phi kinh tế), hệ thống các đại lý, hệ thống cơ sở hạ tầng (đường sá, bưu điện, điện nước, bệnh viện, trường học...) môi trường tự nhiên xã hội (dân cư, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng...). Các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhưng bản thân các doanh nghiệp du lịch rất khó kiểm soát.

+ Các nhân tố bên trong: Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, qui trình công nghệ... Bản thân các doanh nghiệp có khả năng kiểm soát sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến chất lượng sản phẩm du lịch.

Cùng với chất lượng, giá cả sản phẩm là yếu tố khiến khách du lịch ra quyết định mua nhanh hay chậm. Cùng với mức chất lượng, khách sẽ chọn nhà cung cấp nào có giá sản phẩm thấp hơn. Cùng một mức giá, khách sẽ chọn sản phẩm có chất lượng cao hơn. Giá cả và chất lượng sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp định giá trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố sau:

+ Các nhân tố bên trong: Mục tiêu của doanh nghiệp (lợi nhuận, thị phần...), chính sách marketing-mix, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm, sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời của mình...

+ Các nhân tố bên ngoài: Cấu trúc thị trường, cung cầu thị trường, tính thời vụ, các quy định của nhà nước về giá, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các biến động của môi trường vĩ mô, đối tượng khách hàng... Các nhân tố này doanh nghiệp có thể và không thể kiểm soát một các tương đối.

Do giá cả là yếu tố quyết định để xác định lợi ích kinh tế của hai bên mua và bán nên mức giá doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo phù hợp với mức chi tiêu của người tiêu dùng và đảm bảo trang trải được chi phí của doanh nghiệp.

Chính sách giá là nhân tố thu hút khách du lịch, từ đó vươn ra chiếm lĩnh thị trường. Việc lựa chọn chính sách giá phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như pháp luật, các chủ trương chính sách, chế độ quản lý của nhà nước, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm, nghiên cứu tổng nhu cầu sản phẩm, đặc điểm thị trường cạnh tranh và các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm.

1.3.2.2. Chính sách xúc tiến, quảng cáo và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp du lịch

Nền kinh tế thị trường vận hành theo các quy luật kinh tế như giá cả, cạnh tranh, cung cầu... buộc người sản xuất phải sản xuất ra cái thị trường cần chứ không phải cái mình có. Và để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành hoạt động xúc tiến bán hàng để một mặt tác động mạnh vào tâm lý người mua. Chính sách xúc tiến được thực hiện qua các phương pháp như hội nghị khách hàng, hội thảo, quà tặng, các ấn phẩm quảng

cáo... Cao hơn là các doanh nghiệp tiến hành xây dựng chính sách quảng cáo vì nó là phương tiện bán hàng và hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh.

Sản phẩm du lịch có tính vô hình, khó kiểm định chất lượng nên rất khó bán. Thông qua các công cụ quảng cáo để kéo khách du lịch đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Các công cụ này không chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn gây ảnh hưởng đến khách du lịch thông qua cách trang trí, trình bày, thiết kế ấn tượng kích thích sự tò mò, thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua.

Để có một chính sách xúc tiến đúng đắn, hiệu quả, thu hút khách hàng, đạt mục tiêu quảng cáo, doanh nghiệp cần xây dựng cho được chương trình quảng cáo có tính khoa học, tiến hành các bước nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm ở tất cả các góc độ, từ tổng quát đến chi tiết, cụ thể. Ngoài việc đạt mục tiêu quảng cáo của mình, chính sách xúc tiến phải gắn với chính sách giá và sản phẩm để doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

1.4. Các giải pháp thu hút KDL

1.4.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách

Công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách sẽ giúp các địa phương tập trung hướng tới được nguồn khách chủ yếu để hướng tới tùy thuộc vào độ tuổi giới tính mức chi trả của đối tượng khách. Từ đó sẽ giúp đưa ra các sản phẩm mang tính đặc thù phụ vụ nhu cầu của khách hàng.

1.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

Đối với công tác thu hút khách du lịch, việc xây dựng một sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương thường rất khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của nguồn tài nguyên và định hướng quan điểm phát triển của các nhà quản lý. Đối với khách du lịch, việc lựa chọn một điểm đến thường dựa vào mức độ đặc sắc, danh tiếng của điểm đến nào đó, thể hiện ở các khía cạnh như tài nguyên, hệ thống các dịch vụ, cơ sở phục vụ... Vậy nên, một địa phương muốn thực hiện các hoạt động thu hút khách du lịch, trước hết phải có một quy hoạch, định hướng và quan điểm khai

thác phát triển du lịch làm sao vừa khai thác được các điều kiện của địa phương vừa thỏa mãn được yêu cầu của khách du lịch đồng thời giảm tối đa sự trùng lắp giữa các địa phương khác nhau. Nói cách khác, xây dựng một sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương sẽ mở ra khả năng thu hút khách du lịch rất lớn.

1.4.3. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành liên vùng cao. Để phục vụ một khách du lịch, chúng ta thấy có sự góp mặt của nhiều ngành nghề, đơn vị khác nhau như: Các đơn vị kinh tế (doanh nghiệp khách sạn, vận chuyển, ăn uống...) và các đơn vị phi kinh tế (hải quan, an ninh...); các đơn vị phục vụ trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển...) và các đơn vị phục vụ gián tiếp (ngành kinh doanh thương mại, nông sản, thực phẩm...). Để du lịch phát triển mạnh và đúng hướng, chúng ta cần một cơ quan nhà nước đứng ra điều hành, liên kết các đơn vị có liên quan để đề ra giải pháp phát triển du lịch thích hợp, đúng với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế địa phương, quốc gia. Các cơ quan này chịu trách nhiệm quy hoạch định hướng phát triển du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch ở tầm vĩ mô, phối hợp liên ngành, liên vùng để cùng làm du lịch, cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc, triển khai các chương trình hành động quốc gia/địa phương về du lịch... Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản quản lý và khuyến khích phát triển du lịch về các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các loại thuế, các ưu đãi trong đầu tư...

Đồng thời cũng phải xây dựng môi trường du lịch lành mạnh cho cả các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch. Điểm du lịch không phát triển nếu nơi đó không đảm bảo được an ninh, an toàn cho khách. Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch mua hàng, hàng rong đeo bám khách... tại các điểm tham quan là một trong những vấn đề cần giải quyết để đảm bảo an toàn cho khách. Trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn cho khách tại các điểm tham quan như phao cứu

sinh trên thuyền, gia cố lan can bậc cấp tại các điểm du lịch bắt buộc khách phải leo trèo... Để phát triển các loại dịch vụ bổ sung về đêm cho khách du lịch, nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh như tăng cường kiểm tra trật tự trị an của khu phố, tạo sự an tâm tin tưởng trong lòng khách. Tại các doanh nghiệp, nên chú trọng các vấn đề đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch qua việc trang bị, bảo trì các thiết bị an ninh, các biện pháp để tuyên dương nhân viên có công lao trong việc bảo vệ khách...

Một công việc không kém phần quan trọng trong hoạt động thu hút KDL là sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Nói cách khác, cộng động dân cư địa phương là một trong những nhân tố quyết định nên hoạt động thu hút khách du lịch. Nhận thức của dân cư giúp tạo ấn tượng tốt trong lòng khách du lịch, đời sống và các phong tục tập quán tạo ra giá trị sản phẩm du lịch... Các nhà quản lý du lịch nên có các chương trình giáo dục nhận thức cho dân chúng về các đóng góp tích cực của du lịch vào đời sống của người dân, vai trò của người dân trong việc tạo ra sản phẩm, cách thức cư xử với khách du lịch, và các biện pháp để người dân tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của mình khi khai thác kinh doanh.

Dân cư địa phương còn là một nguồn nhân lực lao động tốt bổ sung trong tương lai. Việc giáo dục nhận thức từng bước như thế sẽ bồi dưỡng kiến thức tư duy kinh doanh du lịch cho mai sau. Đây là giải pháp cần chú ý vì không chỉ giúp dân cư nhận thức về du lịch mà còn là bước chuẩn bị nhân lực cho việc phát triển du lịch ở các thế hệ tiếp theo

1.4.4. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch

Do tài nguyên du lịch là nguồn tài nguyên hữu hạn, trong quá trình tổ chức kinh doanh, nguồn tài nguyên du lịch của chúng ta sẽ bị biến dạng, thay đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực, chủ quan và khách quan. Nếu chúng ta khai thác không có mục đích định hướng rõ ràng sẽ làm giảm thời gian khai thác tài nguyên có hiệu quả cho kinh doanh du lịch. Xu hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững hiện nay là một xu thế tất yếu. Vì vậy, trong kinh doanh

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 23/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí