Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 2


nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt Nam chưa có QHSD đất, quy hoạch QHLN cấp vi mô được xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai, vì vậy việc tiến hành QHLN còn thiếu cơ sở thực hiện.

Năm 1990 Tổng cục quản lý ruộng đất có ban hành bản hướng dẫn QHSD đất vi mô theo thông tư số 106/ĐKTĐ [25]. Nhiều tỉnh thực hiện quy hoạch vi mô theo hướng dẫn này. Tuy nhiên, khi triển khai gặp những khó khăn về phương pháp chưa thống nhất. Dù sao quy hoạch vi mô cũng là tiền đề để thay đổi cách nhìn về quy hoạch cấp xã trong những năm tiếp theo. Khi khảo sát 5 tỉnh Trung tâm miền núi phía bắc Việt Nam Reichenberg năm 1992 cho rằng quy hoạch vi mô ở Việt Nam nên được nghiên cứu để phát triển khái niệm quy hoạch cấp xã trên 4 khía cạnh sau [24]:

- Phủ toàn bộ đất đai trong xã, nghĩa là quy hoạch lâm nông nghiệp dựa

trên quy hoạch sử dụng đất trên toàn bộ diện tích hành chính trong xã.

- Phối hợp các kế hoạch và các hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, nghĩa là khi quy hoạch phải đề cập đến quy hoạch của các ngành do cơ quan quản lý nhà nước quản lý.

- Quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho giao đất và cấp giấy chứng nhận để sử dụng đất tốt hơn, tạo điều kiện cho cộng đồng tiến hành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, cơ sở hạ tầng.

- Chuẩn bị và phê duyệt quy hoạch đất theo đúng luật định.

Trong đầu những năm 90, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ra đời năm 1991, Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 và đặc biệt là các Nghị định 02 năm 1994, Nghị định 01 năm 1995, Nghị định 64 năm 1993 là cơ sở tiền đề cho QHLN cấp xã. Cùng lúc ra đời của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhiều người cho rằng quy hoạch vĩ mô là quy hoạch phản ánh hiện trạng và phân chia 6 loại đất sử dụng và 3 loại rừng. Hai định nghĩa mới được xác nhận cho quy hoạch quốc gia và cấp tỉnh. Các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đều cho rằng quan điểm QHLN cấp địa phương nên theo các hướng sau:


Tiến hành nghiên cứu và thực thi khả năng kết hợp QHLN dựa vào chức năng sử dụng của đất với đánh giá tiềm năng của đất.

- Rà soát và xem xét lại hệ thống chính sách nhằm hướng tới đa mục đích sử dụng đất đai bằng việc đa dạng hoá các hoạt động sản xuất trong mỗi bản quy hoạch của cộng đồng.

- Gắn 2 quá trình quy hoạch đất đai với giao đất và coi là 2 bộ phận có quan hệ chặt chẽ để làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất lâm nông nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi cộng đồng.

- Nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp cùng tham gia trong quá trình quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp, xác định và phân tích rõ các chủ thể trong QHLN cấp xã.

Sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch là một khái niệm mới. Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 cho rằng "Điểm quan trọng là thu hút người dân tham gia vào tất cả các giai đoạn trong quá trình QHSD đất và giao đất lâm nghiệp ngay từ khi bắt đầu. Sự tham gia này tất nhiên sẽ khác nhau về phạm vi và mức độ tuỳ theo nội dung hoạt động và giai đoạn tiến hành" [9].

Một số nghiên cứu đáng kể liên quan đến phương pháp quy hoạch

lâm nghiệp cấp xã:

Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về QHSD đất và giao đất lâm nghiệp cấp xã được thực hiện tại xã Tử Nê huyện Tân Lạc và xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp từ năm 1993. Theo Nguyễn Văn Tuấn năm 1996, QHSD đất được coi là một nội dung chính và được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy xã làm đơn vị để lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản, chính quyền xã [34]. Bản đánh giá về trường hợp Tử Nê cho thấy cần phải có một kế hoạch sử dụng đất chi tiết hơn hiện nay thì mới đáp ứng được yêu cầu, tránh được các mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch. Đề nghị ở đây là điều chỉnh và thời sự hoá kế hoạch là hết sức cần thiết.


Chương trình phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 1996-2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm QHLN cấp xã trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cấp thôn và hộ gia đình. Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Văn Nam năm 1998, tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình sử dụng PRA để tiến hành QHSD đất, tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp: xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm 1998 trên toàn vùng dự án có 78 thôn bản được quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp cùng tham gia. Phương pháp QHSD đất dựa trên PRA căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất, với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn [4], [10]. Tuy nhiên, phương pháp trên cũng bộc lộ một số mâu thuẫn giữa nhu cầu của cộng đồng và định hướng của nhà nước và các kế hoạch của tỉnh, huyện. Vấn đề này cũng xuất hiện và được phê phán trong trường hợp ở Yên Châu tỉnh Sơn La. Vấn đề nghiên cứu ở đây là có một phương pháp quy hoạch địa phương sao cho kết hợp hài hoà giữa ưu tiên của chính phủ và nhu cầu của cộng đồng

. Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 đã thử nghiệm phương pháp QHSD đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh và đề xuất 6 nguyên tắc và các bước cơ bản trong quy hoạch cấp xã đóng góp vào phát triển phương pháp quy hoạch. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hoà giữa ưu tiên của chính phủ và các nhu cầu nguyện vọng của nhân dân địa phương; Tiến hành trong khuôn khổ luật định hiện hành và các nguồn lực hiện có của địa phương; Đảm bảo tính công bằng, chú ý đến cộng đồng dân tộc miền núi, nhóm người nghèo và vai trò của phụ nữ; Đảm bảo phát triển bền vững; Đảm bảo nguyên tắc cùng tham gia; Kết hợp và hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng [9].

Từ kết quả thử nghiệm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sông Bé, Vũ Văn Mễ cho rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng sử dụng đất hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của nhà nước và nhu cầu nguyện vọng của người dân. . . ., xem xét mọi vấn đề liên quan đến đất đai và sử dụng tài nguyên [22], [9], [5]. Cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện này phù


hợp với xu thế chung của thế giới hiện nay về áp dụng các phương pháp quy

hoạch tổng hợp.

Giai đoạn năm 1996 và 1997, trong quá trình triển khai dự án Quản lý nguồn nước hồ Yên Lập có sự tham gia của người dân tại Hoành Bồ-Quảng Ninh, tác giả thử nghiệm phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để QHLN cho 3 xã: Bằng Cả, Quảng La và Dân Chủ. Phương pháp PRA được sử dụng để QHLN và xây dựng dự án cấp xã, thôn cho 5 lĩnh vực: QHLN và cây ăn quả cho quản lý rừng phòng hộ, quy hoạch trồng trọt, quy hoạch chăn nuôi và đồng cỏ, quy hoạch phát triển thuỷ lợi và quy hoạch mạng lưới tín dụng thôn bản [10]. Sau 3 năm thực hiện cho thấy bản quy hoạch phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, những hạn chế do thiếu nghiên cứu về đất, phân tích hệ thống canh tác dẫn đến việc lựa chọn cây trồng chưa hợp lý. Kinh nghiệm này đang được đúc rút cho giai đoạn tiếp theo của dự án được triển khai trên 4 xã mới.

Từ những căn cứ trên cho thấy xã có một vai trò, vị trí và chức năng

rất lớn đối với công tác quy họach phát triển lâm nghiệp.

Do vị trí đặc thù của xã so với các cấp hành chính cao hơn, nên luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bá Ngãi[17] đã đưa nêu: Trong quy họach phát triển lâm nông nghiệp cấp xã có 3 chức năng cơ bản sau đây:

+ Thể hiện định hướng và chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước thông qua việc coi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy họach phát triển lâm nông nghiệp cấp trên là những căn cứ cho quy họach phát triển quy họach lâm nông nghiệp cấp xã;

+ Phát huy quyền dân chủ của người dân địa phương thông qua sự tham gia của họ vào quá trình quy họach và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng.

+ Là công cụ quản lý quá trình tổ chức sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.

Chức năng thứ nhất và thứ hai thể hiện vị trí của quy họach phát triển lâm nông nghiệp xã được coi là địa điểm mà ở đó kết hợp hài hòa giữa quy họach vĩ mô và quy họach vi mô, giữa định hướng phát triển và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, giữa lãnh đạo và quyền làm chủ, nguyên tắc tập


trung dân chủ trong sản xuất được thể hiện một cách đầy đủ. Như vậy quyền lãnh đạo và quyền dân chủ trong sản xuất được xác lập ngay trong quá trình quy họach phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Chức năng thứ ba xác định một trong những quyền quản lý Nhà nước cơ bản của cấp xã đối với sản xuất lâm nông nghiệp.

Trong giáo trình Quy họach sử dụng đất của Trần Hữu Viên [37] có đề cập đến chức năng của cấp xã trong công tác QHSD đất như sau: “ Giải quyết các tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, quy họach xác định ranh giới các thôn bản, các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã. Phản ánh các cân đối trong việc phân bổ đất đai để các ngành sử dụng đất xây dựng và phát triển, vừa phù hợp với nhiệm vụ chung vừa không chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, có hiêu quả cao nhất mọi tài nguyên đất đai cả trong giai đọan trước mắt và tương lai. Giúp chính phủ và UBND các cấp thực hiện việc thống nhất quản lý đối với đất đai, trước hết và trực tiếp là UBND cấp xã. QHSD đất cấp xã chi tiết tới từng đơn vị sử dụng làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Theo điều 118 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 1992[8] cấp xã là cấp hành chính thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân. theo luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), chính quyền cấp xã là cấp cơ sở gồm HĐND xã do nhân dân bầu và UBND xã do HĐND bầu, có chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi xã. Như vậy dưới góc độ quản lý Nhà nước, xã là cấp có chức năng hành pháp và quản lý Nhà nước về đất đai, sản xuất: lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp quản lý về kế họach sử dụng đất và sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.


CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:

-Xác định các cơ sở và phân tích, đánh giá quá trình QHSD đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã triển khai tại địa phương để rút ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân.

- Đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

2.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nêu trên đề tài tập trung vào nghiên cứu các

nội dung chủ yếu sau:

- Nghiên cứu những cơ sở QHSD đất sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

- Phân tích quá trình QHSD đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã áp dụng tại địa phương.

- Đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

Để giải quyết những nội dung trên, đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu theo những tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu mà Donovan ( 1997) đã đưa ra.

- Chọn xã nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu những cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. Xã nghiên cứu phải có đầy đủ các hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp để phục vụ cho việc nghiên cứu. Vì vậy đề tài chọn xã Ân Tình là một xã đáp ứng được các tiêu chí trên.

- Chọn thôn nghiên cứu: chọn thôn có cơ cấu đất đai đặc trưng cho toàn xã gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống, đồi núi trọc đồng thời thôn phải tham gia trong vùng dự án quy hoạch. Có mật độ dân cư, trình độ dân trí, phát


triển kinh tế ở mức trung bình so với các thôn khác trong xã. Qua phỏng vấn lãnh đạo xã kết hợp với phân tích những thông tin về điều kiện dân sinh, kinh tế, đề tài chọn thôn Thẳm Mu là thôn đáp ứng các tiêu chí trên làm đối tượng để nghiên cứu.

- Chọn HGĐ; chọn 15 HGĐ phỏng vấn, là những hộ trực tiếp tham gia vào các hoạt động lâm nông nghiệp. Phương pháp lựa chọn theo các nhóm hộ, trong đó 1/3 số hộ khá, 1/3 số hộ trung bình và 1/3 số hộ nghèo để tiến hành phỏng vấn. Danh sách các nhóm hộ do trưởng thôn cung cấp.

2.3.2 Thu thập và phân tích các tài liệu có sẵn tại địa phương

Các tài liệu có sẵn liên quan đến địa bàn nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ xã, huyện và các cơ quan liên quan như chi cục lâm nghiệp, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm và các cơ quan hữu quan khác.

Các tài liệu đã có ở địa phương được thu thập gồm:

- Thu thập các văn bản Nhà nước của trung ương và địa phương có liên quan đến QHSD đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội ở địa phương gồm: đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu thủy văn, dân cư, lao động, tình hình sản xuất lâm nông nghiệp của xã, tình hình thực hiện các chính sách của Nhà nước và của địa phương. Các số liệu được chọn lọc và tổng hợp trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo về tình hình sản xuất lâm nghiệp hàng năm của UBND xã Ân Tình.

2.3.3 Điều tra ngoại nghiệp

2.3.3.1 Phương pháp điều tra nhanh

Phương pháp điều tra nhanh trong 2 đợt bằng các công cụ: phỏng vấn và tiếp xúc lãnh đạo các ban ngành liên quan tại tỉnh và huyện, gặp lãnh đạo xã, thôn và nông dân để thu thập những thông tin cơ bản, xác định các vấn đề để xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu.

2.3.3.2 Phương pháp điều tra chuyên đề

Điều tra chuyên đề được thực hiện trực tiếp tại xã và thôn theo mẫu biểu của các lĩnh vực chính: trồng trọt, lâm nghiệp do cán bộ xã trực tiếp điều tra. Hệ thống mẫu biểu và phương pháp điều tra được thiết kế để điều tra bổ sung các thông tin không có trong tài liệu PRA như:


Lĩnh vực trồng trọt điều tra theo các chỉ tiêu: các thông tin chung về cây trồng; năng suất cây trồng của xã; mức độ thâm canh cây trồng ở thôn; tổn thất cây trồng của xã; đầu tư của xã; thông tin về khuyến nông khuyến lâm thôn bản; tình hình giao đất nông nghiệp.

Điều tra lĩnh vực lâm nghiệp theo các chỉ tiêu: tình hình sử dụng đất lâm nghiệp; tình hình giao đất lâm nghiệp; tình hình quản lý rừng; tình hình đầu tư và phát triển rừng; tình hình lợi dụng rừng; tình hình bảo vệ rừng.

2.3.3.3 Sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

(PRA)

Công cụ PRA được lựa chọn để điều tra bổ sung cho các nghiên cứu chuyên đề được mô tả trong biểu 2.1

Bảng 2.1: Công cụ PRA cho điều tra tại các điểm nghiên cứu


Các công cụ PRA áp dụng

Mục đích điều tra cho các lĩnh vực

Trồng trọt

Cây ăn quả và lâm nghiệp

Xây dựng sa bàn và vẽ sơ đồ thôn

Xác định, đánh giá các khu

canh tác

Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển

Biểu đồ hướng

thời gian

Diễn biến diện tích canh tác

và năng suất

Diễn biến về đất lâm

nghiệp

Phân tích lịch

mùa vụ

Xác định lịch gieo trồng và

thu hoạch

Xác định lịch thu hái lâm

sản

Khảo sát

điểm/đi lát cắt

Phân tích các loại hình canh tác chính

Phân tích các mô hình cây

ăn quả, trồng, khoanh

nuôi bảo vệ rừng

Phân loại kinh tế

HGĐ

Xác định các nhóm hộ gia đình theo tiêu chuẩn giầu nghèo

dựa trên nhận thức của người dân

Phỏng vấn HGĐ

Phân tích tình hình sản xuất, kinh tế hộ và nhu cầu tín

dụng của nhóm hộ gia đình

Phân loại xếp

hạng cho điểm

Phân tích và xác định giống

lúa và hoa màu

Phân tích các giống cây

ăn quả và lâm nghiệp

Phân tích tổ

chức

Phân tích các tổ chức liên quan đến phát triển sản xuất

Thảo luận nhóm

Dự kiến các hoạt

động và ưu tiên

Dự kiến các hoạt

động và ưu tiên

Dự kiến các hoạt

động và ưu tiên

Họp dân

Nối ghép các hoạt động và dự thảo kế hoạch hành động

thôn, thống nhất kế hoạch phát triển xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2023