Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Vũ Thị Hiệp


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hà Nội, năm 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Vũ Thị Hiệp


NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN


Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi


Hà Nội, năm 2009


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người đặc biệt là đồng bào sống ở vùng nông thôn miền núi có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng.Tuy nhiên trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt phát nương làm rẫy làm cho môi trường sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mất rừng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Việc quy họach, đặc biệt là quy họach bảo vệ và phát triển rừng đã được chú trọng và triển khai ở nhiều địa phương và bước đầu đã thu được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại như quy họach rừng chưa sâu rộng, tư tưởng của quy họach bảo vệ và phát triển rừng chưa chú trọng đến nhiều mặt liên quan trong sản xuất lâm nghiệp. Mặt khác vấn đề quy họach thường tập trung ưu tiên quy họach cấp quốc gia, tỉnh, huyện mà ít chú ý đến cấp địa phương(xã) cho nên quy họach ở cấp xã cò nhiều vấn đề chưa rõ ràng và cần đưa ra thảo luận.

Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ở nước ta, cấp xã có vị trí rất quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn nói chung và vùng miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nói riêng, có thể nói xã là cánh tay nối dài của chính quyền cấp huyện do đó cần hiểu rõ thêm vị trí của cấp xã trong việc quy họach bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. Trong phát triển kinh tế xã hội của nông thôn, miền núi nước ta, quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã có sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm giúp người dân có kế họach bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.

Tuy nhiên hiện nay quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã đang còn nhiều vấn đề như hạn chế về quan điểm quy họach, phương pháp tiến hành


lập quy họach, hệ thống chính sách phức tạp, không thống nhất và khó áp dụng cho từng địa phương, sự phân định ranh giới, tiêu chuẩn phân chia các lọai rừng và đất rừng chưa cụ thể gây khó khăn cho công tác quy họach. Quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm và phần lớn các quy họach dựa trên bản đồ hiện trạng và dựa trên sự phân định ranh giới ba lọai rừng và phân bố đất đai mà chưa áp dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của thị trường.

Hơn nữa việc quy họach bảo vệ và phát triển rừng phần lớn đang được thực hiện dựa vào phương pháp từ trên xuống do vậy hạn chế sự tham gia của người dân. Phương pháp quy họach thường xem nhẹ mối quan hệ tổng hòa giữa các yếu tố liên quan vì vậy thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn khi đề ra định hướng, chiến lược phát triển cũng như các giải pháp kinh tế, xã hội và kỹ thuật trong quá trình quy họach bảo vệ và phát triển rừng

Ân Tình là xã miền núi cao, nằm xa trung tâm huyện Na Rì. Người dân sống hoàn toàn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn...chính vì lẽ đó vấn đề quản lý, bảo vệ rừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng của địa phương còn nhiều bất cập. Mặt khác, xã mới chỉ được tiến hành QHSD đất vào năm 2006, còn vấn đề bảo vệ và phát triển rừng thì chưa hề có một quy hoạch, kế hoạch nào.

Trước tình hình thực tế của địa phương và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo vệ và phát triển rừng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn” nhằm góp phần vào phát triển cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã từ đó đưa ra một tiến trình quy họach bảo vệ phát triển rừng cấp xã tại địa phương.



1.1 Thế giới

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngay từ thế kỷ 17 quy hoạch lâm nghiệp đã được xem như là một chuyên ngành bắt đầu bằng các quy hoạch vùng. Theo Olschowy [52] vào thời gian này quy hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu được xem như là một lĩnh vực phát triển ở mức cao trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất. Đến thế kỷ 19 với các khái niệm “lập địa hợp lý”, “Năng suất sử dụng”( Weber, 1921) đã mở đầu thời kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên cơ sở QHSD đất theo địa lý với vùng sản xuất là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất lâm nghiệp.

Thập kỷ 30 và 40 tại Châu Âu quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là Cộng hoà Zimbabwe, Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn QHSD đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng rừng [51]. Năm 1966 Hội đất học của Mỹ Và Hội nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong QHSD đất. Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai vào năm 1929, tiếp theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscovin. Kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí [50]. Hạn chế của quy hoạch này là tạo việc khai thác rừng quảng canh, không kiểm soát lửa rừng và chống xói mòn.

Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về QHSD đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình QHSD đất. Theo Purnell năm 1988, mục tiêu của QHSD đất đựợc các chuyên gia xác định là “Thiết lập các kế hoạch thực tiễn có khả năng sử dụng tốt nhất các loại đất đai nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau để tăng sản xuất quốc gia, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, đạt các lợi ích xã hội và giải trí”. 4 câu hỏi nền tảng của quy hoạch đất đai là: Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì? Có các phương án sử dụng đất nào? Phương án nào là tốt nhất? Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?.


Khi xây dựng khung đánh giá đất đai, lần đầu tiên tổ chức FAO năm 1976 đã đề xuất cấu trúc khung QHSD đất với 10 điểm chính [42]. Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất được xét như là các bước chính trong quá trình quy hoạch.

Trên cơ sở đó nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp quy hoạch lâm nghiệp cấp địa phương và phương pháp QHLN cấp địa phương có thể được khái quát bằng 2 cách tiếp cận chủ yếu: tiếp cận từ trên xuống (Top-down Approach) và tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up Approach).

Cách tiếp cận thứ nhất được hình thành từ khi có quy hoạch ra đời cho đến nay và được áp dụng cho quy hoạch ngành. Cách tiếp cận này ngày càng bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả vì không có sự tham gia của cộng đồng khi các chương trình thực hiện ở cấp vi mô.

Cách tiếp cận thứ 2 được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh rằng “Sự không thể thiếu được” vai trò của cộng đồng nông thôn trong lập kế hoạch và quản lý tài nguyên của cộng đồng [40].Từ đây thuật ngữ “Quy hoạch dựa vào cộng đồng” (Community-based Planning) bắt đầu xuất hiện [37]. Gilmour năm 1997 đã phân biệt 2 loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển (Classical Approach) và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm (People’s centered Approach) [43, tr.73-91]. Những nghiên cứu của ông về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng.

Trong khuôn khổ quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, hệ thống thông tin số liệu và thu thập số liệu được nhiều tác giả nghiên cứu. Các tác giả Lund và Soda năm 1987 đã đưa ra hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch xây dựng rừng [47]. Trước đó, vào năm 1984, Bohlin đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch trồng rừng [38]. Cuối thập kỷ 70, các phương pháp điều tra, đánh giá truyền thống về điều kiện vật lý sinh học như: điều tra thổ nhưỡng, đánh giá đất đai, vẽ bản đồ. . . ít được nghiên cứu mà thay vào đó là các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA), Nông dân tham gia đánh giá


(PRA), Phương pháp quá trình sáng tạo. Đặc biệt là phương pháp Phân tích

các hệ thống canh tác cho QHSD đất vi mô được nghiên cứu rộng rãi [40].

Tại Châu á, Châu Phi và Nam Mỹ những kết quả thử nghiệm xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch và lập kế hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất cấp địa phương. Luning năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho QHSD đất [49]. Năm 1994 một nhóm chuyên gia tư vấn của FAO đã công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho QHSD đất. Phương pháp này có tên gọi là LEFSA [48], nó có hạn chế là đòi hỏi hệ thống thông tin phân tích lớn, khó áp dụng cho quy hoạch địa phương. Theo Erwin năm 1999, phân tích hệ thống canh tác là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu sử dụng đất hiện tại và phương án sử dụng đất mới, đánh giá các phương án sử dụng đất khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án tốt nhất [41].

1.2 Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã có những chủ trương, chính sách cụ thể

cho việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp xã, cụ thể như:

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” (Điều 18) [8]. Luật đất đai năm 1993 quy định rõ 6 loại đất với 5 quyền sử dụng tuỳ theo từng loại đất và mục đích sử dụng mà được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Luật đất đai nêu rõ trong điều 13 là quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai [21]. Luật Đất đai là cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho QHLN.

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 phân định rõ 3 loại rừng làm cơ sở cho QHLN [22]. Theo biên bản hội thảo quốc gia về “Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp” năm 1997 nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa 2 luật: Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng


trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương, đặc biệt là cấp xã trong quy hoạch và giao đất giao rừng [1]. Bên cạnh đó là văn bản quan trọng nhất về giao đất lâm nghiệp là Nghị định 02/CP lại ít đề cập đến vai trò của cấp xã [5].

Mới đây nhất Nghị định của Chính phủ số 163/1999/NĐ-CP ra ngày 1 tháng 11 năm 1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp có một số điều nói tới nhiệm vụ và quyền hạn cấp xã trong quy hoạch và giao đất lâm nghiệp [6]. Mặc dù, các văn bản pháp quy chưa quy định rõ quyền hạn đầy đủ của cấp xã trong QHLN, nhưng ở các văn bản pháp quy nêu một số điểm quan trọng trong QHSD đất cấp xã như:

Trên địa bàn xã làm rõ 3 loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, làm rõ 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, để tiến hành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đồng cỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống.

UBND xã tổ chức QHSD đất đai trong địa phương và thông qua hội đồng nhân dân và trình lên cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch đất đai được phê duyệt, UBND xã tổ chức cùng nhân dân trong xã tiến hành quy hoạch để lập kế hoạch hoặc xây dựng các dự án phát triển xã cho từng lĩnh vực.

Ban lâm nghiệp xã và địa chính xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác để quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch, lập kế hoạch và xây dựng các dự án cấp xã.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến QHLN cấp địa phương, nhưng bên cạnh đó hiện nay chưa có các quy định cụ thể về QHLN cấp địa phương, đặc biệt là cấp xã. Những điểm liên quan đến quy hoạch lâm nông nghiệp cấp xã chưa được thống nhất. Trên thực tế cấp xã mới có định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp

Các quan điểm về quy hoạch lâm nghiệp cấp xã

Vào đầu thập kỷ 90, các vấn đề QHLN cấp vi mô được nhiều tác giả đề

cập và nghiên cứu. Các nghiên cứu của Reichenberg (1992) [24] và các nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2023