Phương Pháp Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Của Sản Phẩm Tôm Nuôi

Phân tích CCSPTN còn bao gồm cả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chuỗi. Đó là, nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố thị trường, nhóm nhân tố thuộc về hộ nuôi tôm, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm nhân tố quản lý chuỗi và nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ hỗ trợ. Các nhóm nhân tố này, tác động trực tiếp hay gián tiếp và ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong chuỗi; ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành hàng này của địa phương.

Tóm lại, khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam đã phản ánh được mối quan hệ mật thiết giữa phân tích chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục đích qua đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu CCSPTN là nghiên cứu các tác nhân trong ngành hàng tôm nuôi, từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho đến xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, chủ thể nghiên cứu bao gồm các cơ sở SXTG, các cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh tôm, hộ nuôi tôm, tác nhân thu gom, bán buôn, bán lẻ, các công ty chế biến và xuất khẩu tôm.

Để có thông tin làm căn cứ thực hiện luận án, chúng tôi chọn điểm đại diện tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu. Qua phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực trạng ngành hàng tôm nuôi cho thấy: Huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Hội An là 3 địa điểm đại diện thu thập số liệu về nuôi tôm của hộ. Vì đây là 3 địa phương có tổng diện tích nuôi tôm chiếm 82%so với diện tích nuôi tôm của tỉnh, có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi cho phát triển nuôi tôm ở Quảng Nam.

Cụ thể, huyện Núi Thành là huyện ven biển nằm phía Nam vùng nuôi tôm của tỉnh, có diện tích tích tự nhiên 53.396,07 ha. Năm 2012, có diện tích nuôi tôm cả vùng cát ven biển và vùng thủy triều sông Trường Giang chiếm 53,08% diện tích

nuôi tôm của tỉnh, với 1.215 hộ nuôi tôm. Huyện Thăng Bình là huyện ven biển nằm ở giữa vùng nuôi tôm có diện tích tự nhiên 38.560,24 ha, năm 2012 có diện tích nuôi tôm cả vùng cát ven biển và vùng thủy triều sông Trường Giang chiếm 17,63% diện tích nuôi tôm của tỉnh, với 435 hộ nuôi tôm.

Thành phố Hội An là địa phương ven biển, nằm ở phía Bắc vùng nuôi tôm của tỉnh có diện tích tự nhiên 6.171,24 ha, có quy mô diện tích nuôi tôm chiếm 11,29% diện tích nuôi tôm của tỉnh lớn hơn các huyện trong khu vực phía Bắc, có vùng nuôi tôm nằm dọc theo sông Đế Võng, với 215 hộ nuôi đại điện cho các địa phương phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

Đối với các tác nhân còn lại chọn số lượng mẫu đảm bảo theo tỷ lệ đại diện cho từng nhóm tác nhân tham gia CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam tương ứng với từng khâu trong chuỗi, bao gồm cả những tác nhân ở dòng thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung này ở trên địa bàn các tỉnh, thành miền trung Việt Nam.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

2.4.2.1.Thông tin và số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Sở Công-Thương Quảng Nam, các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyên, thành phố trong tỉnh, Trung tâm khuyến ngư, Niên giam thống kê tỉnh Quảng Nam. Thu thập các báo cáo khoa học có liên quan đến hoạt động nuôi tôm.

2.4.1.2.Thông tin và số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện các cơ sở sản xuất tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, thuốc phòng và điều trị dịch bệnh cho tôm, các đại lý, hộ nuôi tôm, hộ thu gom, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản, hộ bán buôn và hộ bán lẻ.

Thông tin thu thập bao gồm các thông tin về nguồn lực để thực hiện quá trình hoạt động tạo giá trị, doanh thu, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thông tin và dịch vụ cung cấp vật tư trong từ tác nhân… Nguồn số liệu được điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa vào những bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước, bằng phương pháp điều tra thống kê ngẫu nhiên từ các tác nhân. Để nghiên cứu tác nhân nuôi tôm, chúng tôi điều tra chọn mẫu 270 hộ ở 9 xã đại diện 3 địa phương: huyện Núi Thành, Thăng

Bình và thành phố Hội An. Mỗi địa phương chọn 3 xã đại diện, mỗi xã 30 hộ chiếm từ 25% đến 30% số hộ nuôi ở mỗi xã. Huyện Núi Thành gồm xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Nghĩa. Năm 2012, xã Tam Tiến có 363ha (chiếm 41,72% toàn huyện) là xã ven biển nằm ở phía Bắc Huyện, xã Tam Hòa có 332ha (chiếm 38,16% toàn huyện) nằm ở giữa huyện và xã Tam Nghĩa có 81 ha (chiếm 9,3% toàn huyện), đại diện cho các xã ở phía Nam của Huyện.

Huyện Thăng Bình chọn 3 xã đại diện là xã Bình Hải, Bình Nam, Bình Giang. Năm 2012, xã Bình Hải có DT nuôi tôm 138 ha (chiếm 47,75% toàn huyện) là xã ven biển nằm ở giữa vùng nuôi tôm của huyện, xã Bình Nam có DT nuôi tôm là 94ha (chiếm 32,53% toàn huyện), đại diện cho các xã phía Nam, xã Bình Giang có 20ha (6,9% toàn huyện) nằm ở phía Bắc huyện, đại diện cho các xã ven sông Trường Giang thuộc khu vực phía Bắc. Hội An gồm xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà và Cẩm Châu là 3 địa phương có DT nuôi tôm tập trung lớn. Năm 2012 xã Cẩm Thanh có DT nuôi tôm lớn nhất 104ha (chiếm 56,3% toàn thành phố), phường Cẩm Hà có DT nuôi tôm là 36,4ha, lớn thứ 2 (chiếm 19,69 % toàn thành phố) là phường nằm phía Bắc của thành phố, phường Cẩm Châu có DT nuôi tôm 26,1ha, lớn thứ 3 (chiếm 14,12% toàn thành phố) là phường nằm phía Đông của thành phố.

Đối với các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ SPTN được chọn mẫu ngẫu nhiên: 10 cơ sở SXTG (chiếm 40% số cơ sở SXTG ngoài tỉnh cung cấp trên địa bàn nghiên cứu), 5 cơ sở chế biến TACN trong tỉnh (chiếm 83,3% số cơ sở trên địa bàn), 5 cơ sở chế biến thức ăn ngoài tỉnh (chiếm 71,4% số cơ sở ngoài tỉnh cung cấp trên nghiên cứu), 10 trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh (30% ở địa bàn nghiên cứu), 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 1 (chiếm 100% số đại lý cấp 1 trên địa bàn), 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 2 (chiếm 83,3% số đại lý cấp 2 ở địa bàn nghiên cứu), 10 thu gom lớn (chiếm 45,5% số cơ sở thu gom lớn ở địa bàn nghiên cứu), 10 thu gom nhỏ (chiếm 31,3% số thu gom nhỏ trên địa bàn), 10 hộ bán buôn ngoài tỉnh (chiếm 66,7% số hộ bán buôn ngoài tỉnh có phân phối tôm nuôi của tỉnh trên địa bàn của họ), 6 bán buôn trong tỉnh (chiếm 100% số bán buôn phân phối trên địa bàn tỉnh), 10 hộ bán lẻ ngoài tỉnh (chiếm 23,8% số hộ bán lẻ trên địa bàn ngoài tỉnh có tiêu thụ tôm nuôi của tỉnh), 10 bán lẻ trong tỉnh (chiếm 40% số bán lẻ trên địa bàn nghiên cứu), 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh (chiếm 50% số

cơ sở chế biến và xuất khẩu ngoài tính có tiêu thụ tôm của tỉnh), 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tỉnh (chiếm 83,3% số cơ sở có chế biến và xuất khẩu SPTN của địa bàn nghiên cứu).

2.4.3. Phương pháp phân tích

2.4.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: được sử dụng trong luận án để phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

+ Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu biến động theo thời gian và không gian. Cụ thể so sánh sự biến động diện tích, năng suất, sản lượng tôm nuôi qua các năm; so sánh giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, tỷ suất lợi nhận kinh tế ròng giữa các vụ nuôi; so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra giữa các tác nhân trong CCSPTN.

2.4.3.2. Phương pháp hạch toán tài chính

Để phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình tạo giá trị của từng tác nhân trong CCSPTN, tác giả luận án sử dụng phương pháp hạch toán tài chính để xác định chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí HĐTGT, doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó xác định kết quả và hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và toàn bộ chuỗi cung.

2.4.3.3. Phương pháp phân tích chuỗi cung

Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung để mô tả mạng lưới các tác nhân trong chuỗi và mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi; phản ánh được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi; xác định các tác nhân trong và ngoài của chuỗi quá trình hoạt động tạo giá trị từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuỗi sản phẩm, dựa trên bộ khung là phân tích ngành hàng. Nghiên cứu việc phân chia lợi ích của các tác nhân trong chuỗi, xác định tác nhân nào chi phối chính trong chuỗi, các tác nhân nào cản trở hoạt động của chuỗi.

2.4.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tác giả luận án đã gặp các cán bộ quản lý đầu ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, các cơ quan quản lý liên quan đến ngành hàng tôm nuôi để xin ý kiến đóng góp nội dung khoa học của đề tài. Lấy ý kiến về đánh

giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam thông qua phiếu khảo sát.

2.4.3.5. Phương pháp hàm sản xuất

Là phương pháp phân tích hồi quy tương quan dựa trên mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas với các mối quan hệ giữa một sản phẩm đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào. Tính sản phẩm cận biên, so sánh giá trị sản phẩm cận biên của đầu vào với giá đơn vị của yếu tố đầu vào đó để xác định hiệu quả kinh tế nuôi tôm của yếu tố đầu vào tương ứng (xem phụ lục 1, mục 1.2.1).

2.4.3.6. Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi

Có nhiều phương pháp, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của SPTN. Một trong những phương pháp đó là lợi thế cạnh tranh. Để xác định lợi thế cạnh tranh của SPTN, cần ước lượng hệ số chi phí nguồn lực nội địa.

DRC

=

(Chi phí nguồn lực trong nước) tính bằng đồng nội tệ

(Giá trị sản phẩm- chi phí nhập khẩu) tính bằng ngoại tệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 11

Công thức toán học để tính DRC:



Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức (OER) và với giá bóng của tỷ giá hối đoái (SER, với SER = OER*(1 + FX premium)) để xác định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Nếu DRC/OER = 1 thì nền kinh tế không có lợi và cũng không tiết kiệm được ngoại tệ bằng sản xuất nội địa (sản phẩm sản xuất ra có lợi thế trung lập). Nếu DRC/OER < 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất nhỏ hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế), ngược lại. Nếu DRC/OER > 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất lớn hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế). Tương tự khi tính lợi thế so sánh, nếu DRC/SER < 1 thì sản phẩm có lợi thế so sánh; còn nếu DRC/SER >1 thì sản phẩm không có lợi thế so sánh (xem phụ lục 1, mục 1.2.2).

2.4.3.7. Phương pháp ma trận phân tích SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá điểm mạnh (S), điểm yếu (W), những cơ hội (O) và thách thức (T) đối với CCSPTN, sử dụng kết quả này tích hợp các yếu tố S - O, W - T, S - T, W - O đưa ra các gợi ý đề xuất

các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam trong những năm tới.

2.5. Tóm tắt chương 2

Chương 2 được trình bày những nội dung chủ yếu sau:

Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng tôm nuôi, hay CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Đánh giá thực trạng phát triển của ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, trong ngành hàng này có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa hình thành và phát triển, hoạt động chế biến tôm còn bỏ ngõ, các hoạt động sản xuất giống, TTYTS còn thiếu, phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài tỉnh. Đối tượng tôm nuôi chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng với phương thức nuôi thâm canh. Hình thức tổ chức nuôi chủ yếu là hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán.

Luận án tiếp cận theo quan điểm tích hợp giữa chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cách tiếp cận nghiên cứu CCSPTN, luận án xây dựng khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Khung nghiên cứu này chỉ ra:

- Phân tích CCSPTN trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi và luôn gắn với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở Quảng Nam;

- Các phương pháp nghiên cứu sử dụng phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận án.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Phân tích chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Cấu trúc về CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Theo tài liệu cung cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, kết quả điều tra trực tiếp từ các tác nhân tham gia CCSPTN, luận án xác định cấu trúc của chuỗi cung này nhằm mô tả một cách khái quát dòng sản phẩm vật chất đi qua mỗi tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam như sau:

Người tiêu dùng ngoài tỉnh


Người tiêu dùng nước ngoài


Nhà nhập khẩu nước ngoài

4,4%

Bán buôn trong tỉnh

Hộ nuôi tôm

Thu gom nhỏ

65,8%

Bán lẻ ngoài tỉnh

Người tiêu dùng trong tỉnh

Bán buôn ngoài tỉnh

Bán lẻ trong tỉnh

Cơ sở CBXK thủy sản

87,4% 8,5% 4,1%

Thu gom lớn

95,6%

34,2%






12,7%

CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán gián tiếp

Trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh

CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán trực tiếp cho hộ

87,3%


66,7



100%


33,3%

65,5% 34,5%


Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh

Cơ sở chế biến TACN cho tôm ngoài tỉnh

CSSX thuốc thú y thủy sản ngoài tỉnh

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổng quát CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2012

Sơ đồ 3.1 cho thấy, đây là một chuỗi cung phức tạp và có sự phân công lao động khá chi tiết cho từng tác nhân tham gia trong mỗi giai đoạn của chuỗi, mỗi tác nhân là một mắt xích thực hiện các hoạt động chuyên biệt (cung

cấp tôm giống, TACN, TTYTS cho tôm, nuôi tôm, thu gom, chế biến, bán buôn và bán lẻ). Trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, hộ nuôi là tác nhân trung tâm và chủ yếu sản xuất ra SPTN cung cấp cho thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Căn cứ vào dòng sản phẩm vật chất đi qua hộ nuôi tôm, CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân thành: dòng về phía thượng nguồn (Upsdream) và dòng về phía hạ nguồn (Downstream) của CCSPTN.

3.1.1.1. Dòng về phía thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Dòng về phía thượng nguồn CCSPTN phản ánh các mối quan hệ giữa các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu cho hộ nuôi tôm bao gồm: tôm giống, TACN và TTYTS.


CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán gián tiếp

Trại lưu giữ tôm giống trong tỉnh

Cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh

CSSX tôm giống ngoài tỉnh bán trực tiếp

63,8%

36,2%

Cơ sở chế biến TACN cho tôm ngoài tỉnh

Đại lý cấp 1

66,7%

Hộ nuôi tôm

Cơ sở sản xuất TTYTS ngoài tỉnh

33,3%

Đại lý cấp 2

Sơ đồ 3.2. Dòng thượng nguồn của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2012

Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn cung con giống cho các hộ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đều được cung cấp từ các cơ sở SXTG ngoài tỉnh một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đối với các cơ sở SXTG có thương hiệu như: Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Công ty TNHH Việt - Úc, CP Việt Nam, Uni - President Việt Nam sản xuất tại Bình Định, Bình Thuận đều bán trực tiếp cho các hộ nuôi, chiếm 63,8% số lượng tôm giống cung cấp cho toàn tỉnh. Số lượng tôm giống còn lại chiếm 36,2% được cung cấp bởi các cơ sở SXTG ngoài tỉnh thông qua các trại lưu trữ giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thực tế cho thấy, đối với các hộ nuôi đầu tư thâm canh ở mức cao đều quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng tôm giống khi mua. Vì vậy, họ mua tôm giống trực tiếp từ cơ sở SXTG có uy tín.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022