Năng Suất, Sản Lượng Và Giá Trị Sản Xuất Tôm Nuôi Ở Tỉnh Quảng Nam

hiện nay tỉnh mới triển khai thí điểm ở 2 xã Cẩm Thanh (Hội An), Tam Hòa (Núi Thành) với tổng diện tích 30 ha về quy trình nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap. Do đó, trong thời gian đến cần phải có biện pháp cụ thể để bồi dưỡng và hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cũng như phổ biến nhân rộng mô hinh nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap trên các vùng nuôi tôm. Đây là một yêu cầu bức thiết để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam [10] [45].

2.2.1.4. Hình thức tổ chức nuôi tôm

Thực tiễn của quá trình phát triển nuôi tôm ở các địa phương tỉnh Quảng Nam cho thấy mang tính tự phát chạy theo phong trào, không theo quy hoạch và kế hoạch của Tỉnh. Chính vì vậy, các loại hình tổ chức sản xuất như doanh nghiệp, HTX sản xuất với quy mô lớn được cấp phép thành lập và tổ chức SX không thể có. Hình thức tổ chức nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là hộ gia đình, thời kỳ từ năm 2007 đến 2012, có tốc độ tăng bình quân hàng năm chậm 1,77%. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là tổ chức theo kiểu SX nhỏ lẻ, và có tính độc lập tương đối; sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, nguồn vốn SX chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ nhiều nguồn. Loại hình trang trại nuôi tôm có số lượng ít, thời kỳ 2007 đến 2012 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 19,14% (xem phụ lục 3, Bảng 9).

Từ năm 2006, ở một số địa phương trong tỉnh có xây dựng tổ cộng đồng nuôi tôm nước lợ. Mục đích của tổ cộng đồng là nhằm cùng nhau giải quyết các khó khăn trong nuôi tôm, nhằm phát triển bền vững. Năm 2012, toàn tỉnh có 50 tổ cộng đồng với hơn

1.500 hộ tham gia [10] [12]. Qua đánh giá chung của ngành cho thấy các tổ cộng đồng này phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong phòng chống dịch bệnh thiên tai, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình SX. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế nhất định như chưa kết nối được thị trường tiêu thụ, và thị trường các yếu tố đầu vào như TACN, TTYTS; giải quyết ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là năng lực hoạt động chưa cao, chưa thật sự gắn kết với các lợi ích cụ thể đối với các thành viên tham gia; hơn nữa chưa có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức xã hội.

2.2.1.5. Năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Năng suất và sản lượng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 không ngừng tăng lên. Sản lượng tôm nuôi năm 2012 đạt 12,34 ngàn tấn, tăng 9,04 ngàn tấn so với năm 2007, bình quân mỗi năm tăng hơn 1,81 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân hàng

năm 30,15%. Trong sản lượng tôm nuôi của tỉnh thì sản lượng tôm thẻ chân trắng chiếm tỷ trọng lớn 82,98% năm 2008; 98,35% năm 2012. Năm 2009 là năm sản lượng tôm đạt 10,92 ngàn tấn, mức đạt cao nhất trong thời kỳ 2007-2012, nhưng sau đó năm 2010 và năm 2011 sản lượng giảm, năm 2011 chỉ đạt 8,65 ngàn tấn giảm mạnh so với năm 2009 là 2,28 ngàn tấn. Nguyên nhân chủ yếu là năm 2011 tuy DT nuôi tôm tăng hơn so với năm 2009 và năm 2010 nhưng do thời tiết nắng nóng làm 200 ha vụ 1 bị bệnh môi trường, vụ 2 ít dịch bệnh nhưng mật độ thả nuôi thấp làm cho NS thu hoạch bình quân chung giảm (phụ lục 3, Bảng 11).

Năm 2012, DT nuôi tôm giảm xuống thấp nhất, nhưng do thời tiết thuận lợi, chất lượng con giống tốt, người nuôi thực hiện đúng lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật thâm canh nên tôm ít dịch bệnh làm NS tôm thu hoạch bình quân tăng cao nhất (8,61 tấn/ha) so với các năm trong thời kỳ 2007-2012 làm cho sản lượng tôm nuôi cao nhất so với các năm từ 2007-2012 (phụ lục 3, Bảng 12). Đối với từng đối tượng nuôi cho thấy: NS thu hoạch tôm thẻ chân trắng luôn cao hơn NS thu hoạch tôm sú. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm sinh lý mỗi loại tôm nuôi khác nhau nên năng suất khác nhau, tôm thẻ chân trắng cho phép nuôi với mật độ cao từ 50-200 con/m2, trong khi đó tôm sú mật độ tối đa từ 15-25 con/m2 trong điều kiện nuôi TC và BTC. Nuôi tôm thẻ chân dịch bệnh ít xảy ra hơn so với tôm sú, thời gian nuôi ngắn từ 2 đến 3 tháng là thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Giá trị sản xuất (

đồng)

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 10

1000


500


0


2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năm

150

121,2

23.99

223.01 276.51

611.64

19,97

59.15

489.49 591.15

20.77 940.82

tốc độ tăng hàn

năm (%)

100

50

0


Giá trị sản xuất tốc độ tăng hàng năm


Đồ thị 2.4. Giá trị sản xuất tôm nuôi và tốc độ tăng hàng năm ở Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Nhìn chung, NS tôm nuôi những năm trước năm 2008 thấp hơn những năm sau năm 2008. Điều này do hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn nuôi tôm sú, tuy nhiên NS tôm nuôi bình quân chung không ổn định. Chính vì vậy, bắt buộc các

cấp chính quyền địa phương, người nuôi tôm trong 4 năm trở lại đây đã điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi (từ chỗ chủ yếu nuôi tôm sú chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là chủ yếu), hình thức nuôi, tăng cường các biện pháp quản lý con giống, biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ nuôi.

Giá trị sản xuất tôm nuôi năm 2012 theo giá thực tế đạt 940,82 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 397,82 tỷ đồng, so với năm 2011 là 451,33 tỷ đồng; bình quân mỗi năm tăng 163,9 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 33,36 %. Năm có giá trị sản xuất tôm nuôi cao nhất là năm 2012, tiếp theo là năm 2009. Đây là 2 năm có giá trị sản lượng cao nhất trong thời kỳ 2007-2012. Nguyên nhân là do sản lượng của 2 năm này tăng; đồng thời giá tôm nuôi tiếp tục tăng nên giá trị sản xuất tôm tăng cao nhất (phụ lục 3 Bảng 12, Bảng 13 và Bảng 14).

2.2.2. Nguồn cung con giống, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh cho nuôi tôm

2.2.2.1. Nguồn cung tôm giống

Nguồn cung tôm giống đóng vai trò rất quan trọng đối với ngành nuôi tôm, nó là khâu đầu tiên trong CCSPTN, nó có khả năng ảnh hưởng đến các khâu còn lại của chuỗi cung. Nguồn cung tôm giống ở tỉnh Quảng Nam phụ thuộc vào đối tượng tôm nuôi. Đối với tôm sú, nguồn cung trực tiếp từ 32 trại giống SX tôm sú trong tỉnh. Năm 2012, đã sản xuất 300 triệu con, chỉ cung cấp nuôi trong tỉnh là 30 triệu con, số lượng giống tôm sú thừa xuất bán cho các hộ nuôi tôm sú ngoài tỉnh. Đối với tôm thẻ chân trắng, hiện tại trong tỉnh chưa có cơ sở SXTG. Nguồn cung giống tôm thẻ chân trắng từ các cơ sở SXTG ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Bênh cạnh, kênh phân phối chủ yếu từ các cơ sở sản xuất có thương hiệu như: Công ty TNHH Việt - Úc, Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung, CP Việt Nam, Uni-President Việt Nam cung cấp tôm giống trực tiếp đến hộ nuôi, còn có một số cơ sở SXTG thẻ chân trắng chưa có thương hiệu cung cấp thông qua 30 trại lưu giữ giống trên địa bàn tỉnh với số lượng 570 triệu con vừa cung cấp cho hộ nuôi trong tỉnh, vừa cung cấp cho các tỉnh lân cận. Năm 2012, số lượng tôm thẻ chân trắng thả nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 2,3 tỷ con [10] [11] [12].

Về công tác quản lý chất lượng con giống, đối với tôm sú, do các cơ sở sản xuất giống ở trên địa bàn tỉnh nên việc kiểm tra, giám sát được toàn bộ quá trình sản

xuất giống từ khâu chọn tôm bố mẹ sinh sản đến con giống xuất bán. Đối với tôm thẻ, việc kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ. Hầu hết tôm giống lưu thông trên địa bàn chưa kiểm dịch, vai trò quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, giám sát tôm giống còn nhiều hạn chế [13]. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành NTTS của tỉnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.2.2. Nguồn cung thức ăn công nghiệp và TTYTS cho nuôi tôm

Năm 2012 trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến TACN cho tôm gồm Công ty TNHH Hoa Chen Núi Thành, Công ty Uni - President Điện Bàn, Công ty Phát triển nguồn lợi thủy sản, Doanh nghiệp tư nhân Việt Hoa, Long Phú, NC99, trong đó có 2 công ty vốn đầu tư nước ngoài (100%) sản xuất thức ăn thủy sản. Sản lượng chế biến thức ăn thủy sản ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007-2012 có tốc độ phát triển bình quân 135,65%, trong đó TACN cho tôm nuôi là 134,63%/năm. Thị phần sản phẩm TACN cho tôm cung cấp từ các cơ sở chế biến TACN cho tôm trong tỉnh cho các hộ nuôi chiếm tỷ trọng tương đối lớn 65,5%, số còn lại là nguồn thức ăn tôm do các công ty ở ngoài tỉnh cung cấp như: gồm Công ty TNHH Hoa Chen Núi Thành, Công ty Uni - President Điện Bàn, Công ty Phát triển nguồn lợi thủy sản, Doanh nghiệp tư nhân Việt Hoa, Long Phú, NC99… Theo Chi cục NTTS Quảng Nam, các cơ sở chế biến TACN trong tỉnh chỉ mới khai thác 67% công suất thiết kế. Nguyên nhân, do tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường làm giảm diện tích nuôi, dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ TACN cho tôm. Hệ thống đại lý bán thức ăn tôm được phân cấp và phân phối thức ăn tôm đến hộ nuôi rất đa dạng. Trong những năm qua, việc quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn tôm chưa chặt chẽ (xem phụ lục 3 Bảng 16, Bảng 17) [11] [12] [13]. Nguồn cung TTYTS cho hộ nuôi tôm chủ yếu được cung cấp từ các công ty sản xuất TTYTS ở ngoài tỉnh (tập trung chủ yếu ở TP.Hồ Chí Minh), đa dạng về chủng loại, phẩm cấp và được phân phối chung với hệ thống đại lý thức ăn cho tôm.

2.2.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến tôm ở tỉnh Quảng Nam

2.2.3.1.Tình hình chế biến tôm

Qua khảo sát chung trên địa bàn tỉnh năm 2012, toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp chế biến hàng đông lạnh, 5 doanh nghiệp chế biến hàng khô, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tập trung vào chế biến các mặt hàng xuất khẩu hải sản khô và

thủy hải sản đông lạnh. Thời kỳ 2007-2012, do ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái nền kinh tế thế giới và chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ Việt Nam, các công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh giảm khả năng huy động vốn vay ngắn hạn, nên hạn chế sản lượng chế biến mặt hàng tôm đông lạnh để xuất khẩu vì giá tôm nguyên liệu thường cao hơn các mặt hàng thủy sản khác. Theo báo cáo của Sở Công Thương và Niên giám thống kê của tỉnh Quảng Nam trong danh sách mặt hàng xuất khẩu thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh thì sản lượng chế biến tôm chiếm tỷ trọng thấp bình quân 6,73% trong tổng sản lượng chế biến thủy sản hàng năm. Thời kỳ 2007-2012, sản lượng thủy sản chế biến có tốc độ phát triển bình quân 104,44%/năm; trong đó, sản lượng chế biến tôm giảm 4,3%/năm (xem phụ lục 3, Bảng 16). Hiện tại sản phẩm tôm nuôi sau khi thu hoạch, các nhà thu gom mua và cung cấp chủ yếu cho các nhà máy chế biến thủy sản ở thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua đây cho thấy, năng lực chế biến thủy sản nói chung và SPTN nói riêng đối với ngành chế biến thủy sản của tỉnh Quảng Nam còn hạn chế, cần phải có quy hoạch đầu tư nâng cao năng lực chế biến để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam.

2.2.3.2.Tình hình tiêu thụ tôm

Thị trường tiêu thụ tôm nuôi ở Quảng Nam khá phong phú, tôm được tiêu thụ tại các chợ ở các địa phương trong tỉnh; đồng thời là nguồn cung cấp lớn cho các chợ ở thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, so với thị trường xuất khẩu tôm nuôi, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng thấp.


100%

50%


95.7 95.2 95.7 94.6 84.5 89.1

0%4.3 4.8 4.3 5.4

15.5

10.9

2007 2008 2009 2010 2011 2012

T ỷ trọng sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa T ỷ trọng sản lượng tôm nuôi xuất khẩu


Đồ thị 2.5. Cơ cấu sản lượng tôm nuôi tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở Quảng Nam thời kỳ 2007-2012

Nguồn: Các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện Thăng Bình, Điện Bàn, Xuy Duyên, Núi Thành, Thành phố Tam Kỳ, Hội An ở Quảng Nam

Năm 2012 so với năm 2007 sản lượng tôm tiêu thụ nội địa tăng trên 1.174 tấn, thời kỳ 2007-2012 có tốc độ tăng bình quân hàng năm 50,1%. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng cao, người dân có nhu cầu cải thiện cơ cấu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn. Hệ thống tiêu thụ nội địa cho thấy ngày càng được mở rộng, đặc biệt hệ thống bán lẻ các sản phẩm tươi sống, đông lạnh tại các chợ, siêu thị ngày càng phát triển. Đây là dấu hiệu biểu hiện cho đời sống của người dân được cải thiện theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam (phụ lục 3 Bảng 17, Bảng 15).

Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy tình hình tiêu thụ nội địa còn có những vấn đề cần phải quan tâm như chất lượng tôm bán thường kém chất lượng hơn tôm xuất khẩu, giá tôm cao hơn so với thu nhập của một số bộ phận dân cư. Sản phẩm tôm nuôi bán tại các chợ chưa qua kiểm tra chất lượng về VSATTP, việc TXNG sản phẩm tôm nuôi là vấn đề rất khó khăn hiện nay đối với các cơ quan chức năng của nhà nước.

Đối với nước ta nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng nên phần lớn tôm nuôi được dùng cho chế biến. Năm 2012 so với năm 2007 sản lượng tôm dùng cho xuất khẩu tăng trên 7 ngàn tấn, giai đoạn từ năm 2007-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm 22,8%. Hiện tại sản lượng tôm xuất khẩu thông qua hệ thống thu gom mua từ các hộ nuôi tôm rồi bán lại cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu ở thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn. Theo VASEP cho thấy hệ thống các công ty chế biến tại khu vực miền Trung hằng năm thiếu nguồn tôm nguyên liệu, hầu hết chưa khái thác hết công suất của nhà máy. Tuy nhiên, khả năng sản xuất còn mất cân đối giữa công nghệ hiện tại và nhu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định của các nước nhập khẩu, các mặt hàng chế biến còn chưa đa đạng, thiếu tính đổi mới. Các công ty chế biến và xuất khẩu chưa gắn kết với hộ nuôi để tạo vùng nguyên liệu và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để hộ nuôi tôm đầu tư thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định thúc đẩy ngành hàng tôm nuôi phát triển bền vững [49] [55].

2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

CCSPTN là một hệ thống các tổ chức tham gia, thực hiện các hoạt động chuyên môn hóa ở từng giai đoạn từ các hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào cho

nuôi tôm, chế biến và phân phối SPTN đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó, hộ nuôi tôm là tác nhân trung tâm sản xuất ra SPTN, hoạt động của tác nhân này ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các tác nhân ở cả dòng thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung này. Vì vậy, phương pháp tiếp cận của luận án là phương pháp tiếp cận hệ thống. Nghiên cứu CCSPTN ở Quảng Nam là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi. Qua đó đề xuất hệ thống giải pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

2.3.2. Khung nghiên cứu CCSPTN

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cách tiếp cận nghiên cứu CCSPTN, luận án xây dựng khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Khung nghiên cứu tập trung vào những nội dung sau:

Mô hình CCSPTN, bao gồm các thành phần, như cấu trúc CCSPTN, các tác nhân tham gia và quá trình tạo giá trị, dòng sản phẩm vật chất, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất, nó được hỗ trợ bởi các dòng chảy trong chuỗi và các dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy, phương pháp phân tích chuỗi cung là phương pháp chủ đạo của quá trình nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.

Phân tích quá trình tạo giá trị, để thấy được vai trò và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân trong chuỗi. Trong đó, hộ nuôi tôm được xác định là tác nhân trung tâm của CCSPTN. Như đã trình bày, hộ nuôi là chủ thể nuôi tôm, tác nhân chuyển hóa các nguồn lực và lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng thành sản phẩm. Vì vậy, khi hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của các tác nhân khác ở cả dòng thượng nguồn và hạ nguồn của CCSPTN và ngược lại; nếu hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cao, thì hiệu quả kinh tế hoạt động của các tác nhân khác trong chuỗi cũng được nâng cao. Thực tế cho thấy, năng suất và hiệu quả nuôi tôm của hộ ảnh hưởng đến thông lượng dòng SPTN là điểm gây nghẽn trong chuỗi cung này. Do đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ là vấn đề hết sức có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với công tác hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó hộ tìm kiếm cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng của mình. Chính vì vậy, luận án sử dụng phương

Thu gom

Cơ sở chế biến và xuất khẩu

Bán buôn

Bán lẻ

Người TDTN

Thu gom

Cơ sở chế biến và xuất khẩu

Bán buôn

Bán lẻ

Người TDTN

NI DUNG PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG SẢN PHM TÔM NUÔI

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI

Thng kê kinh tế

Người TDTN

CÁC NHÓM NHÂN TỐ ẢNH ỞNG

Nhóm nhân tố điều kin tnhiên

Hạch toán tài chính

Cơ sở chế

Các dịch biến và

vụ hỗ trợ xuất khẩu

Nhóm nhân tố vhộ nuôi tôm

Phân tích chuỗi cung

Bán lẻ

- Hu cn

- Tài chính

- Kthut

Thu gom

Nhóm nhân tthị trường

Hàm sn xuất

Bán buôn

Chính ph

Xác định lợi thế cnh tranh

Qun lý CCSPTN

Chuyên gia

shtng vùng nuôi và dch vhtr

SWOT

Cung cấp đầu vào

Hệ thng giải pháp để hoàn thiện CCSPTN nhm nâng cao hiệu quả kinh tế, khnăng cnh tranh và phát triển bn vững ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam

Hộ nuôi tôm

Quá trình to giá tr

Dòng sản phẩm vt cht Dòng tài chính

Dòng thông tin

pháp hàm sản xuất để xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ; qua đó, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ gia đình, là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của các tác nhân khác trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam.


Cung cấp đầu vào

Hộ nuôi tôm

Cung cấp đầu vào

Hộ nuôi tôm

Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Tác giả

Khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Quảng Nam là xuất khẩu, vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng này là điều có ý nghĩa quan trọng. Nếu ngành hàng tôm nuôi của tỉnh có khả năng cạnh tranh điều đó không những đảm bảo lợi ích của các tác nhân trong chuỗi mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành hàng này của địa phương. Vì vậy, để đánh giá khả năng cạnh tranh của SPTN, luận án sử dụng phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí