Thực Trạng Ngành Hàng Tôm Nuôi Ở Tỉnh Quảng Nam Thời Kỳ 2007- 2012

những cồn cát cao liên tục như một bờ đê ngăn cách giữa biển và vùng đất bằng. Ở vùng cát, vẫn có đất ở bậc địa hình xen kẽ, nhiều nhất là dọc các sông. Nối tiếp về phía đất liền giáp đến trung du miền núi được xem là vùng đồng bằng. Vùng đồng bằng và vùng cát ven biển có độ cao tuyệt đối thấp, nên là vùng dễ bị ngập lũ vào mùa mưa. Tình hình thổ nhưỡng tỉnh Quảng Nam có 9 nhóm đất, trong đó các nhóm đất có thể sử dụng hoặc đầu tư sử dụng để nuôi tôm gồm [38] [39]:

- Nhóm đất phù sa chiếm 4,85% diện tích đất tự nhiên (50.626,09 ha) thuộc lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, Trường Giang, bao gồm các huyện Núi Thành, Quế Sơn, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ, Hội An;

- Nhóm đất cồn cát và đất cát ven biển chiếm 2,93% diện tích tự nhiên (30584,4 ha) thuộc các xã ven biển của các huyện gồm huyện Núi Thành, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An.

Tóm lại, với địa hình và thổ nhưỡng ở tỉnh Quảng Nam cho phép địa phương phát triển một nền Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đa dạng các loại cây trồng, con vật nuôi. Với lợi thế vừa có sông, vừa có biển, đảo, kết hợp với các loại đất phù sa ven sông, đất cồn cát ven biển có thể phát triển ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng theo quy mô SX lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh.

2.1.1.4. Sông ngòi, biển và đảo

Quảng Nam có hệ thống sông ngòi được bố trí đều khắp cả tỉnh, hầu hết hệ thống sông suối thuộc lưu vực sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 3.350km2 và sông Vu Gia, với 5.500km2. Hệ thống sông Thu Bồn bao gồm 78 con sông nhỏ, các sông đầu nguồn đều bắt nguồn từ các huyện miền núi phía Nam của tỉnh (Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước, Quế sơn). Hệ thống sông Vu Gia bao gồm 4 con sông nhỏ hợp thành, vùng đầu nguồn sông Vu Gia bắt nguồn từ ba huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang. Vùng đồng bằng được chia cắt bởi các con sông chạy theo hướng tây sang đông như sông Tam Kỳ, sông Trường Giang và sông Ly Ly. Sông Trường Giang có chiều dài 67 km, chiều rộng trung bình 100m, chịu tác động triều cường từ 2 cửa biển là cửa Đại và cửa An Hòa gây mặn vùng đất ven sông, thuận lợi cho phát triển NTTS và nuôi tôm nước lợ. Quảng Nam có chiều dài bờ biển

gần 125 km giáp biển Đông và có các đảo Cù Lao Chàm, đã tạo ra nhiều lợi thế phát triển nghề khai thác, đánh bắt hải sản, cũng như NTTS ven biển, trên cát [38] [39].

Từ đặc điểm tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, sông ngòi, biển và đảo đã tạo cho Quảng Nam nhiều lợi thế để phát triển NTTS. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt giữa các ngành hàng sản phẩm của các quốc gia, với điều kiện này cho phép tỉnh khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS nói chung và phát triển nuôi tôm có hiệu quả, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Theo thống kê năm 2012, Quảng Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 1.043.837 ha, chiếm 3,09% diện tích cả nước. So với năm 2005 diện tích sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội tăng, diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là 149.254 ha, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 802.636ha, chiếm 76,9% diện tích tự nhiên của tỉnh so với năm 2009 tăng 121.805ha tức tăng 17,9%, chủ yếu là do diện tích đất lâm nghiệp tăng 118.294ha (tức tăng 20,9% so với năm 2009). Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản so với năm 2009 tăng 106 ha tức tăng 3,1%. Chủ yếu tăng diện tích nuôi tôm trên cát (phụ lục 3, Bảng 1). Đối với đất chưa sử dụng của tỉnh so với năm 2009, năm 2012 đã giảm 129.622ha, tức giảm 46,5%. Nhưng so với diện tích tự nhiện, đất chưa sử dụng còn chiếm 14,3%, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng 13.005ha. Đây là tiềm năng địa phương có thể đầu tư phát triển cây, con có giá trị kinh tế [7] [9].

Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam - 9

Trong cơ cấu, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng 0,3% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy, với diện tích 3.505ha năm 2012, cùng với số diện tích đất cát ven biển và vùng đất thủy triều của 2 con sông Trường Giang và Đế Võng chưa sử dụng là điều kiện để địa phương phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng có giá trị xuất khẩu cao.

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo thống kê 2012, dân số trung bình năm của tỉnh Quảng Nam là 1.450,1 nghìn người, tăng so với năm 2009 là 27,1 nghìn người, tức tăng 1,9%. Trong tổng

dân số thì dân số thành thị chiếm 19,1%, nông thôn chiếm 80,9%. So với năm 2009 dân số thành thị tăng 12,6 nghìn người (tăng 4,8%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 1,03%, giảm so với năm 2009 là 0,05% [7] [9].

Năm 2012, tổng số lao động của tỉnh là 843,7 nghìn người, trong đó lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 56%. So với năm 2005 thì tỷ trọng này được cải thiện nhiều, giảm 15,3%, so với năm 2009 giảm 5,5%. Tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp so với lao động trong nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng qua các năm có chiều hướng tăng, điều này cho thấy cơ cấu lao động của tỉnh có dịch chuyển theo hướng công nghiệp và dịch vụ nhưng chưa mạnh. Chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 14,35%, ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ chiếm 11% [7] [9]. Vì vậy, để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững thì tỉnh phải có biện pháp để tăng cường chất lượng lao động bằng cách đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động (phụ lục 3, Bảng 2).

2.1.2.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật

Giao thông: Quảng Nam nằm trên các tuyến quốc lộ: 1A, 14B, 14E, 14D, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất. Nội tỉnh có 6. 355 km đường bộ, trong đó có 2.299,6 km đường nhựa, bê tông, 347,6 km đường cấp phối và 3.708km đường đất; mật độ đường 0,61km/km2, 4,4km/1000 dân. Hiện có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có đường liên thôn được bê tông. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 941km đường sông tự nhiên, hiện quản lý và khai thác 313 km trên 11 sông chính.

Hệ thống điện, thủy lợi: Đến năm 2012, có 100% số xã có điện lưới, 96,9% hộ nông thôn sử dụng điện sinh hoạt, 100% số xã có điện thoại tại trụ sở xã. Đối với vùng dọc sông Trường Giang và vùng cát ven biển hệ thống lưới điện đã phủ dọc theo hướng Bắc - Nam, các vùng nuôi tôm ở các huyện hệ thống lưới điện quốc gia được xây dựng đến tận ao nuôi. Đối với nuôi tôm, đây là điều kiện cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển nuôi tôm theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất.

Về thủy lợi, toàn tỉnh có 73 hồ chứa, 728 đập dâng và 230 trạm bơm điện với tổng năng lực tưới trên 71 ngàn ha lúa và 12 ngàn ha màu. Hệ thống kênh thủy lợi

thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa, bê tông hóa, đáp ứng tưới tiêu khoảng 91% diện tích lúa nước vùng trung du và đồng bằng. Đối với vùng nuôi tôm, hệ thống thủy lợi chưa được chú trọng đầu tư, hệ thống kênh cấp thoát nước do người nuôi đầu tư mang tính chắp vá, gây khó khăn trong công tác quản lý, ô nhiễm môi trường.

Cơ sở hạ tầng khác: Tính đến ngày 31/12/2012, có 100 % số xã đã có điện thoại tại trụ sở xã, toàn tỉnh có 1.123,1 nghìn thuê bao điện thoại và internet, tăng hơn so với năm 2009 là 88,4 nghìn thuê bao (8,54%); 98,79% số xã có trạm y tế; 19,7% số xã có trường trung học phổ thông, 87,24% số xã có trường trung học cơ sở; 100% số xã có trường tiểu học, 90,6% số xã có trường mẫu giáo [7]. Đây là điều kiện để người dân, đặc biệt hộ gia đình tiếp nhận thông tin khoa học kinh tế - kỹ thuật; trao đổi với các chủ thể kinh tế khác nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất.

2.1.2.4. Phát triển kinh tế, xã hội

Quảng Nam tái thành lập tỉnh vào năm 1997, quy mô nền kinh tế từng bước tăng nhanh. Thời kỳ 2005-2012 kinh tế của tỉnh tăng liên tục, bình quân hàng năm tăng 12,2%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành Công nghiệp - Xây dựng, bình quân hàng năm tăng 19,7%, tiếp đến là ngành Dịch vụ - Thương mại, bình quân hàng năm tăng 13,3%, nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy sản bình quân hàng năm tăng 1,9%. Trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, tốc độ tăng bình quân của nhóm ngành Nông - Lâm - Thủy sản tăng chậm, thấp hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước (3,03%), tuy nhiên so với các tỉnh Nam trung bộ thì tốc độ tăng của nhóm ngành này khá cao và giữ vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và nhất là chiến lược bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh Quảng Nam (phụ lục 3, Bảng 3).

Năm 2012, GDP của tỉnh đạt 30,9 ngàn tỷ đồng (giá cố định năm 2010) tăng 125,3 ngàn tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2005-2012 là 12,3%. Cơ cấu GDP của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, nhóm ngành Nông, Lâm, Thủy sản vẫn tăng về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong GDP. Nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng, Dịch vụ - thương mại tăng cả số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2012, GDP nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng 18% so với năm 2005, thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,4%. So với các nhóm ngành khác tốc độ tăng không lớn, tuy nhiên đối với sự phát triển

kinh tế nông nghiệp, nông thôn thì tốc độ tăng này hết sức có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống của người dân. Trên thực tế, bộ mặt nông thôn đang từng bước thay đổi diện mạo, kinh tế tự cung, tự cấp từng bước xóa bỏ, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn đang hình thành và phát triển (xem phụ lục 3 Bảng 4, Bảng 5).

8000

6000

4000

2000

0

5626

5943

6059

5990

5965

6307

6402

6853

370

1817

399

1894

2008

443

223

490

247

457

2481

494

2645

525

2891

558

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất lâm nghiệp

Giá trị sản xuất thủy sản


4

7

Giá trị sản xuất (tỷ đồ

Năm 2012, giá trị sản xuất nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đạt 5,98 ngàn tỷ đồng, so với năm 2005 tăng 18%, thời kỳ 2005-2012 giá trị sản xuất nhóm ngành này tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,5%. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng 66,5%, trong khi đó ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp 5,4% và ngành thủy sản chiếm tỷ trọng là 28,1%, so với cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm ngành này năm 2005 thì kết quả chuyển dịch theo hướng tích cực còn chậm.


Năm

Đồ thị 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Quảng Nam thời kỳ 2005-2012

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng so với năm 2005 là 59,1%, thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,9%. Trong nội bộ nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cho thấy, tốc độ này tăng khá cao hơn cả nông nghiệp và thủy sản. So với năm 2005 thì giá trị NTTS năm 2012 tăng 219,8%, giai đoạn 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 18,1%. Mặc dù, trong cơ cấu ngành thủy sản tỷ trọng NTTS thấp hơn ngành khai thác, đánh bắt, nhưng xu hướng tỷ trọng qua các năm tăng dần, nếu năm 2005 chỉ chiếm 19,3% thì đến năm 2009 tỷ trọng NTTS chiếm 40,6% và có xu hướng giảm dần, nhưng đến năm 2012 có xu hương tăng hơn so với 2 năm trước đó (chiếm tỷ trọng 38,8%).


Tỷ đồn

4000


2000

0


50.5


09.


555


769


1004.8 902 954 1121

3

4

3

.7

.3

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số Khai thác

Dịch vụ Nuôi trồng

Đồ thị 2.2. Giá trị sản xuất ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản Quảng Nam thời kỳ 2005-2012 (giá so sánh năm 2010)

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

Trong NTTS, giá trị sản xuất tôm nuôi chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 chiếm tỷ trọng 60,46%, trong khi đó cá chiếm 17,05% và nuôi khác 22,49% . Chính vì vậy, con tôm được coi là con nuôi chủ lực của ngành NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất tôm nuôi là 33,36%, đây là mức tăng thấp hơn cá và các loại nuôi khác, ảnh hưởng đến tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành NTTS (xem phụ lục 3, Bảng 6).

Tóm lại, đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đã tạo ra những tiềm năng và thế mạnh để phát triển ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố tác động tích cực, còn những nhân tố gây bất lợi, ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp cụ thể để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững là vấn đề hết sức cần thiết [7].

2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012

2.2.1. Thực trạng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2.2.1.1. Diện tích nuôi tôm

Đến năm 2012, DT nuôi tôm toàn tỉnh là 1639 ha, Núi thành là huyện có DT nuôi tôm lớn nhất và là nơi có ngành nuôi tôm phát triển hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Năm 2007, huyện Núi thành đạt DT nuôi tôm lớn nhất là 1628 ha, nhưng những năm tiếp theo DT có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2007-2012 tốc độ giảm bình quân hàng năm 11,78%. Các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An diện tích nuôi tôm đều có xu hướng giảm, riêng huyện Thăng Bình thời kỳ 2007-2012 có tốc độ tăng bình quân hàng 3,53%. Nhìn chung, DT nuôi tôm toàn tỉnh thời kỳ 2007-2012 có tốc độ giảm bình quân hàng năm 7,27% (phụ lục 3, Bảng 8). Nguyên nhân DT có xu hướng

giảm chủ yếu là do các địa phương phần lớn không kiểm soát được tình hình dịch bệnh, môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm chưa được đầu tư một cách đồng bộ để đáp ứng với việc ứng dụng các quy trình công nghệ nuôi tôm bền vững, đặc biệt là đối với nuôi tôm sú. Bên cạnh chịu ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố kỹ thuật, thì DT nuôi tôm còn chịu sự tác động của giá cả sản phẩm tôm từ thị trường thế giới, đặc biệt giá cả nhập khẩu tôm ở các nước có sản lượng nhập lớn như Nhật, Mỹ, EU [8].

Như vậy, phát triển nuôi tôm ở Quảng Nam thể hiện rõ nét qua tình hình diễn biến DT nuôi tôm qua các năm. Muốn nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững cần phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm loại bỏ và khắc phục những nhân tố tác động tiêu cực đến quá trình nuôi tôm.

Trên cơ sở diễn biến DT nuôi tôm của các huyện (thành phố) thời kỳ 2007- 2012, quy mô DT trong cơ cấu diện tích nuôi tôm toàn tỉnh thì DT nuôi tôm ở 3 địa phương: Núi Thành, Thăng Bình và Hội An luôn chiếm tỷ trọng cao.

Qua đồ thị 2.3, cho thấy DT nuôi tôm năm 2012 của 3 đơn vị huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Hội An chiếm 82% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh, huyện Núi Thành chiếm 53,08%, Thăng Bình chiếm 17,63% và thành phố Hội An là 11,29%. Như vậy, để phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi của tỉnh cần phải có các giải pháp tác động vào 3 địa phương có quy mô diện tích lớn. Từ các thông tin trên, luận án tập trung vào nghiên cứu 3 địa phương đại diện cho các đơn vị khác trong tỉnh.

2.2.1.2. Đối tượng nuôi tôm của tỉnh Quảng Nam

Nuôi tôm ở Quảng Nam trải qua một quá trình hình thành và phát triển theo xu thế chung của cả nước. Quá trình này được chia làm 2 thời kỳ, thời kỳ từ 1997-2007 đối tượng nuôi tôm chủ yếu là tôm sú. Những năm đầu nuôi tôm sú phát triển mạnh do NS tôm cao, nhưng bắt đầu từ năm 2005 thì tình hình dịch bệnh trên tôm sú lây lan trên diện rộng, NS nuôi giảm mạnh; thời kỳ 2007 đến 2012, nuôi tôm thẻ chân trắng được thử nghiệm thành công đạt NS cao bình quân 6 tấn/ha/vụ có nơi đạt 9-10 tấn/ha/vụ và đối tượng nuôi tôm chủ yếu là tôm thẻ chân trắng [3] [7] (phụ lục 3 Bảng 7).

Năm 2007 cơ cấu DT nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 4,1%, tôm sú 95,9% nhưng đến năm 2012 thì cơ cấu diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên 82,2% còn tôm sú chỉ chiếm 17,8%. Thời kỳ 2007 đến 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng bình

quân mỗi năm 249,8 ha, tốc độ tăng bình quân hằng năm 68,9%, tôm sú giảm bình quân mỗi năm 400 ha, tốc độ giảm bình quân hằng năm 33,77%. Điều này cho thấy ngành nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đã chuyển dịch cơ cấu đối tượng nuôi tôm theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

2007 2008 2009 2010 2011 2012


tôm thẻ chân trắng Tôm sú


Đồ thị 2.3. Cơ cấu diện tích nuôi tôm ở Quảng Nam theo đối tượng nuôi thời kỳ 2007-2012

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012

2.2.1.3. Hình thức nuôi tôm

Hầu hết các vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam tồn tại 2 hình thức nuôi tôm chuyên canh và luân canh, trong đó hình thức nuôi chuyên canh là chủ yếu, còn nuôi luân canh 1 vụ tôm và 1 vụ nuôi các loại thủy sản khác như: cua, cá… chỉ có một số hộ với quy mô nhỏ lẻ. Hình thức nuôi tôm chuyên canh tôm với các phương thức nuôi QCCT, BTC và TC. Phương thức nuôi quảng canh không còn tồn tại trong nuôi tôm ở địa phương. Trong thời kỳ 2007-2012 cơ cấu diện tích nuôi tôm có sự chuyển biến theo hướng giảm dần diện tích nuôi QCCT và BTC, tăng diện tích nuôi TC với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Tỷ trọng diện tích nuôi QCCT và BTC giảm từ 72,1% và 23,8% năm 2007 xuống 0,2% và 17,6% năm

2012, đồng thời nuôi TC tăng tương ứng từ 4,1% năm 2007 lên 78.08% năm 2012. Năm 2006, do nuôi tôm thẻ chân trắng thử nghiệm thành công và năm 2007 bắt đầu được nuôi với quy mô diện tích 98 ha theo phương thức TC. Phương thức nuôi TC đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, có khả năng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường (phụ lục 3, Bảng 10).

Để đáp ứng nhu cầu về VSATTP đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước, ngành nuôi tôm ở Quảng Nam phải áp dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm “sạch”. Tuy nhiên,

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí