Hoa Lộc | 0,764 | Khá bền vững |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng.
- Tỷ Lệ Hộ Gia Đi ̀ Nh Được Thu Gom Rác Thải (I5)
- Xây Dựng Chỉ Số Lsi Đánh Giá Mức Độ Bền Vững Địa Phương Cho Khu Vực Nghiên Cứu.
- Đề Xuất Giải Pháp Cho Ptbv Cộng Đồng Địa Phương.
- Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 11
- Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015)
Kết quả tính toán LSI tại 8 khu vực xã cho thấy chỉ số bền vững địa phương của các xã hầu hết đạt mức độ khá bền vững trở lên. Riêng khu vực Thị trấn đạt mức bền vững với giá trị 0,907 và xã Lộc Sơn có chỉ số thấp nhất là 0,645, các xã còn có chỉ số LSI dao động từ 0,747 – 0,781.
1.000
0.800
0.600
0.400
0.200
0.000
1
2
3
4
5
6
7
8
LSI 0.907 0.747 0.645 0.778 0.762 0.747 0.781 0.764
Xã
LSI
Mức độ bền vững của các khu vực được thể hiện trên biểu đồ với thứ tự sắp xếp như trên bảng 3.3:
Biểu đồ 3.1: Chỉ số LSI của 8 khu vực xã nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015)
Biểu đồ 3.1 thể hiện mức độ chênh lệch của chỉ số LSI, mức độ chênh lệch giữa các khu vực không cao cho thấy các hoạt động chú trọng phát triển KT – XH ở các khu vực đều được huyện chú tâm phát triển. Tuy nhiên mức độ không đồng đều và có chênh lệch giữa khu vực đô thị và nông thôn là do lợi thế, điều kiện đầu tư và thực hiện của các xã là khác nhau. Qua đây ta có thể nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố ST – MT và XH – NV với mức độ bền vững địa phương. Muốn đạt được tới sự phát triển bền vững phải có được tối đa lợi ích kinh tế, xã hội đồng thời phải bảo vệ hiệu quả môi trường sinh thái. Lý luận này chính là lý luận mô hình quả trứng và thước đo
tính bền vững BS do IUCN đề xuất.
Việc đưa các giá trị phúc lợi sinh thái và phúc lợi XH – NV lên thước đo BS để xác định mức độ bền vững địa phương của khu vực nghiên cứu dựa vào vị trí của từng khu vực trên biểu đồ. Thước đo tính bền vững BS tạo ra một cái nhìn chung nhất, bao quát nhất của cả hệ thống không như việc đánh giá thông qua 5 chỉ số riêng biệt của chỉ số LSI. Bằng cách so sánh cân bằng giữa hai mảng phúc lợi sinh thái và phúc lợi XH – NV, thước đo BS giúp xác định được vấn đề của cộng đồng địa phương gặp phải một cách chính xác nhất. Kết quả hai mảng phúc lợi sinh thái và phúc lợi XH – NV của các xã được thể hiện ở bảng:
Bảng 3.4: Giá trị phúc lợi XH – NV và phúc lợi sinh thái của chỉ số LSI
Xã | Phúc lợi XH – NV | Phúc lợi sinh thái | |
1 | Thị trấn Hậu Lộc | 0,97 | 0,87 |
2 | Lộc Tân | 0,90 | 0,70 |
3 | Lộc Sơn | 0,90 | 0,44 |
4 | Tiến Lộc | 0,99 | 0,60 |
5 | Văn Lộc | 0,90 | 0,66 |
6 | Mỹ Lộc | 0,92 | 0,62 |
7 | Thịnh Lộc | 0,86 | 0,76 |
8 | Hoa Lộc | 0,98 | 0,59 |
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015) Thang bậc BS có thể được bổ sung để tính được các ngưỡng và các tác động phi tuyến bằng cách xác định giá trị BS nằm trong khoảng nào của các
hạng sau:
Bảng 3.5. Xác định khoảng giá trị thang bậc BS
Khoảng giá trị | Mức độ bền vững | |
1 | 100 – 81 (1 – 0,81) | Bền vững |
2 | 80 – 61 (0,8 – 0,61) | Khá bền vững |
3 | 60 – 41 (0,6 – 0,41) | Trung bình |
40 – 21 (0,4 – 0,21) | Kém bền vững | |
5 | 20 – 0 (0,2 – 0) | Không bền vững |
Phúc lợi XH - NV
Phúc lợi
8
6
3
4
5 2
7
1 1
2
3
4
5
1
0.8
0.6
0.4
0.2
sinh thái
0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1
(Thứ tự các xã được thể hiện tương đương trên bảng biểu 3.6)
Biểu đồ 3.2. Thước đo BS đánh giá , mức độ bền vững địa phương
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015)
Qua biểu đồ 3.2 ta có thể kết luận mức độ bền vững địa phương cho 8 khu vực xã nghiên cứu như sau:
- Các xã đều nằm trong khoảng từ trung bình đến bền vững, không
có xã nào ở mức không bền vững và kém bền vững. Có 3 xã nằm ở mức độ trung bình chiếm 37,5% các xã nghiên cứu, 4 xã có mức độ khá bền vững chiếm 50% các xã và 1 xã có mức độ bền vững chiếm 12,5% các xã nghiên cứu.
- Các giá trị phúc lợi XH – NV đều cao hơn so với giá trị phúc lợi sinh thái. Ngoài khu vực Thị trấn có mức độ chênh lệch giữa giá trị phúc lợi XH –NV và phúc lợi sinh thái rất thấp, các xã còn lại mức độ chênh lệch này tương đối cao. Điều này thể hiện tính chất không cân bằng giữa 2 tiêu chí XH
– NV và sinh thái, tính khác biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn trong hoạt động phát triển KT –XH chung của khu vực.
Để đảm bảo cho phát triển bền vững KT – XH thì vấn đề của khu vực cần phải thực hiện trước tiên là khắc phục, nâng cao chất lượng phúc lợi sinh thái sao cho cân bằng với phúc lợi XH – NV, giảm khoảng khác biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn.
3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến một số tồn tại trong phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu:
Chỉ số LSI cho thấy mức bền vững của địa phương đạt từ khá bền vững trở lên, tuy nhiên mức độ bền vững không đồng đều và hoạt động phát triển của các xã vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Quy hoạch phát triển kinh tế: Các hoạt động phát triển kinh tế chưa đồng bộ, mang tính chất tự phát và nhỏ lẻ, có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực đô thị và nông thôn. Việc chỉ đạo của một số bộ phận các cấp lãnh đạo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới do đó việc ảnh hưởng tác động biến động kinh tế không thể tránh khỏi.
- Công tác quản lý môi trường: Công tác quản lý môi trường chưa được chú trọng đầu tư, hoạt động quản lý môi trường mới đang ở bước đầu. Hệ thống xử lý nước thải chưa có, các mô hình chăn nuôi, canh tác với hệ thống cống dẫn thải thấp kém gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Việc lạm dụng thuốc hoá học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và không khí. Các vấn đề môi trường trên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư địa phương, nhất là các hộ sử dụng giếng đào ở xung quanh khu vực có ảnh hưởng. Vệ sinh môi trường đã có hình thức thu gom rác thải, tuy nhiên nhà máy chế biến rác mới đi vào khởi công xây dựng nên các bãi rác tập trung chưa có quy hoạch cụ thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Trình độ dân trí chưa cao: Sự chênh lệch ở trình độ nhận thức của người dân có liên quan trực tiếp tới tính bền vững của các khu vực. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển KT – XH và BVMT nhìn chung chưa cao, hoạt động kinh tế mang tính chất cá nhân, việc đóng góp cho hoạt động BVMT còn tuỳ thuộc vào kinh tế của hộ gia đình, tính tự giác chưa cao... gây hạn chế đến thực hiện và phát huy các dự án phát triển KT – XH bền vững khu vực.
3.4. Tương quan giữa LSI và một số chỉ thị.
Tương quan giữa chỉ số LSI và một số chỉ tiêu có liên quan tới mức độ phát triển bền vững địa phương có thể giúp chúng ta nhận rõ mức độ ảnh hưởng của chỉ số LSI tới hoạt động phát triển cộng đồng.
Các chỉ tiêu so sánh và chỉ số LSI được thể hiện ở bảng:
Bảng 3.6. Giá trị các tiêu chí so sánh với chỉ số LSI
Xã | LSI | Thu nhập/ người/năm (triệu đồng) | Tỷ lệ trẻ dưới 5tuổi không SDD, thiếu cân, còi xương(%) | Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải(%) | |
1 | Thị trấn | 0,907 | 17,84 | 0,939 | 0,828 |
2 | Lộc Tân | 0,747 | 8,11 | 0,845 | 0,582 |
3 | Lộc Sơn | 0,645 | 7,56 | 0,824 | 0,362 |
4 | Tiến Lộc | 0,778 | 8,89 | 0,894 | 0,582 |
5 | Văn Lộc | 0,762 | 8,86 | 0,908 | 0,596 |
6 | Mỹ Lộc | 0,747 | 10,68 | 0,927 | 0,576 |
7 | Thịnh Lộc | 0,781 | 12,15 | 0,853 | 0,727 |
Hoa Lộc | 0,764 | 10,24 | 0,837 | 0,588 | |
Trung bình | 0,766 | 10,54 | 0,878 | 0,605 |
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, đề tài thực hiện, 2015)
3.4.1. LSI và thu nhập bình quân đầu người/ năm:
Thu nhập bình quân đầu người là một tiêu chí quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, nó thể hiện mức sẵn lòng chi trả cho việc chăm sóc sức khoẻ, hay đóng góp các công trình phúc lợi, bảo vệ môi trường... Tuơng quan giữa LSI với thu nhập bình quân đầu người/ năm phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cộng đồng địa phương. Mối quan hệ này được thể hiện qua biểu đồ:
LSI
ì
4
8
1
3
2
5
6
7
T
h
u
n
h
ậ
p
b
n
h
q
uâ
n
đầ
u
n
g
ư
ờ
i
1.00
0.80
0.60
0.40
0.20
0.00
triệu đồng
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
(Thứ tự các xã được thể hiện tương đương trên bảng biểu 3.8)
Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa chỉ số LSI và thu nhập bình quân
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015)
Biểu đồ 3.3 cho thấy mối quan hệ giữa mức độ bền vững địa phương với thu nhập bình quân đầu người không rõ ràng, như một số xã Tiến Lộc, Văn Lộc, Hoa Lộc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với xã Mỹ Lộc nhưng chỉ số bền vững lại cao hơn, hay xã Lộc Tân và xã Mỹ Lộc có chỉ số LSI bằng nhau nhưng thu nhập bình quân đầu người của xã Mỹ Lộc
cao hơn hẳn so với xã Lộc Tân. Từ đó ta có thể kết luận rằng thu nhập bình quân đầu người là nhân tố thúc đẩy cho việc tiếp cận các giá trị phúc lợi của cộng đồng cũng như đầu tư cho các lĩnh vực trong phát triển bền vững như đầu tư cho GD – ĐT, kết cấu cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường... Tuy nhiên mức đầu tư này không phải là chủ chốt.
3.4.2. LSI và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương.
Trẻ em là nền tảng của tương lai, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em cũng là một yếu tố không thể thiếu trong phát triển bền vững do đó chỉ thị tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương cũng được coi là một chỉ thị quan trọng phản ánh mức bền vững của địa phương.
LSI
8
2
7
1
3
4
5
6
1.000
0.800
0.600
0.400
0.200
0.000 %
0.800 0.820 0.840 0.860 0.880 0.900 0.920 0.940 0.960
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương
(Thứ tự các xã được thể hiện tương đương trên bảng biểu 3.8)
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa chỉ số LSI với Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,Đề tài thực hiện, 2015)
Biểu đồ 3.4 cho thấy mối quan hệ của chỉ số LSI và Tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương không rõ ràng. Trên biểu đồ ta thấy xã Thịnh Lộc có chỉ số LSI cao hơn so với xã Lộc Sơn nhưng Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương lại thấp hơn ở xã Lộc Sơn... Chỉ số LSI đánh giá mức độ bền vững trên phạm vi bao quát và toàn diện trong khi chỉ thị Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương là đánh giá trên phương diện mức hiểu biết và quan tâm tới sức khoẻ trẻ em của phụ nữ và cộng đồng. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương chỉ đánh giá được trình độ nhận thức của cộng đồng chứ không ảnh hưởng lớn đến mức độ bền vững địa phương. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của cộng đồng cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tiềm ẩn tới PTBV địa phương.
3.4.3. LSI và Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải.
Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải là chỉ số thể hiện mối quan tâm của cộng đồng và khả năng kiểm soát, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng địa phương. Chỉ thị này có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với mức độ bền vững của địa phương.
1.000
0.800
0.600
0.400
0.200
0.000
LSI
Tỷ lệ hộ gia đình được
thu gom rác thải(%)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
0.907 | 0.747 | 0.645 | 0.778 | 0.762 | 0.747 | 0.781 | 0.764 |
0.828 | 0.582 | 0.362 | 0.582 | 0.596 | 0.576 | 0.727 | 0.588 |
xã
(Thứ tự các xã được thể hiện tương đương trên bảng biểu 3.8)
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa chỉ số LSI với Tỷ lệ hộ gia đình được
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, Đề tài thực hiện, 2015)