Đề Xuất Giải Pháp Cho Ptbv Cộng Đồng Địa Phương.

thu gom rác thải


Biểu đồ 3.5 cho thấy mối quan hệ của chỉ số LSI với Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải, đây là mối quan hệ tương hỗ. Nhìn trên biểu đồ ta có thể nhận thấy rõ ràng tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải tăng thì chỉ số LSI cũng tăng lên, tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải thấp thì chỉ số LSI cũng thấp. Có thể kết luận rằng vấn đề môi trường là một thành phần cần được chú trọng trong phát triển bền vững của địa phương.

3.5. Đề xuất giải pháp cho PTBV cộng đồng địa phương.

3.5.1. Phân tích SWOT cho khu vực nghiên cứu:

SWOT là chữ viết tắt của các từ tiếng anh: Strenght (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội), Threat (đe dọa). Phân tích SWOT giúp xác định rõ 4 mặt trên để lựa chọn các chiến lược, giải pháp tối ưu, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tránh sa vào các quyết định chủ quan. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các xã, từ đó xác định các chiến lược phát triển bền vững cộng đồng địa phương.

Bảng 3.7: Phân tích SWOT cho khu vực nghiên cứu



Ma trận SWOT

Điểm mạnh S

(Strenght)

- Vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển kinh tế toàn diện, đa dạng.

- Các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, hệ thống giao thông đường

thuỷ - bộ thông suốt.

Điểm yếu W (Weakness)

- Xuất phát điểm kinh tế thấp, tốc độ phát triển chưa cao. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ cấu kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt tuy được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ đảm bảo và không

đồng đều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 10



- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Có nhiều cảnh quan đẹp, sông, núi, biển...

- Thừa kế nhiều ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống.

- Nguồn tài nguyên nhân văn độc đáo gắn liền với lịch sử dân tộc.

- Nguồn nhân lực dồi dào, ngày càng được bổ sung về chất

lượng.

- Tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp khó lường trước dẫn đến nhiều thiệt hại cho ngành kinh tế.

- Hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý còn nhiều bất cập, việc tiếp cận kinh tế thị trường, KHCN chậm.

- Trình độ dân trí thấp và không đồng đều.

- Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách, chuyển

giao công nghệ.

Cơ hội O (Opportunity)

- Tham gia vào mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Quy mô thị trường phát triển nhanh và mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu.

- Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án, công trình phát triển KT

– XH.

- Được sự quan tâm phát triển đặc biệt của tỉnh, nhất là lĩnh vực kinh tế biển, thuỷ hải sản...

Chiến lược SO

- Chiến lược phát triển KT – XH, tăng trưởng GDP của toàn huyện.

- Mở rộng thị trường, quy hoạch, xây dựng các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất...

- Chiến lược đô thị hoá, phát triển hệ thống đô thị rải đều trên lãnh thổ.

- Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư bên ngoài để thúc đẩy phát triển KT –

XH.

Chiến lược WO

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, cho sinh hoạt và bảo vệ môi trường sống, chống thiên tai.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ quản lý nhạy bén với nền kinh tế mở.

- Chiến lược GD – ĐT nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý thức của các cấp quản lý và toàn bộ các cá thể trong cộng đồng phù hợp với xu thế phát triển.

- Nâng cao khả năng tự lực của cộng đồng.



- Phát triển VH – XH tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế.

- Rà soát, bổ sung

quy hoạch phát triển KT – XH.


Đe dọa T (Threat)

- Tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường đáng chú ý.

- Ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai đến chất lượng và môi trường sống.

- Tuy có đầu tư bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhưng chất lượng nguồn tài nguyên vẫn còn thấp.

Chiến lược ST

- Chiến lược đầu tư nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Chiến lược thu hút, huy động, nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào phát triển KT – XH, bảo vệ môi trường.

Chiến lược WT

- Chiến lược bảo vệ môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững

- Nâng cấp bảo vệ chất lượng môi trường sống, phòng ngừa và hạn chế sức công phá của thiên tai.

- Nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường, tránh các ảnh hưởng xấu từ phát triển KT

– XH đến môi trường, tránh nguy cơ đe doạ từ bên ngoài đến chất lượng

môi trường.


3.5.2. Đề xuất các giải pháp phát triển cộng đồng.

3.5.2.1. Các giải pháp quy hoạch phát triển KT – XH.

a. Về kinh tế.

- Giải pháp vốn đầu tư: Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư thực hiện quy hoạch cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, đồng thời phải xác định được nguồn vốn chủ lực, có vai trò quyết định để tập trung huy động.

- Giải pháp ứng dụng KHCN: Nâng cao dân trí, đưa nhanh tiến bộ KHCN vào cuộc sống. Khuyến khích tăng cường triển khai các ứng dụng KHCN phục vụ cho nông nghiệp, CN – XD, sản xuất kinh doanh, nâng cao

chất lượng hàng hoá sản phẩm. Lựa chọn, tiếp thu và tăng cường đầu tư làm chủ KHCN hiện đại nhập vào địa phương. Phối hợp tạo điều kiên cho nghiên cứu KHCN và ứng dụng cơ sở nghiên cứu.

- Giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế: Thực hiện nhất quán đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần cùng với việc tiếp tục đổi mới, hỗ trợ, khuyến khích khu vực kinh tế quốc doanh, tạo dựng các chủ doanh nghiệp. Giúp đỡ các cơ sở về thông tin, giới thiệu sản phẩm... khuyến khích giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện.

- Giải pháp về thị trường: Tích cực mở rộng thị trường, cải thiện môi trường cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Giải quyết đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Nâng cao khả năng tự lực, tự cạnh tranh, chủ động và có lộ trình hợp lý trong hội nhập kinh tế.

- Giải pháp về đất đai: Cần phải quy hoạch sử dụng đất với tầm nhìn dài hạn nhất là quy hoạch sử dụng cho các điểm đô thị, cụm, điểm công nghiệp... Các công trình xây dựng phải được bố trí quy hoạch tổng thể, hợp lý.

- Thực hiện cải cách hành chính: Tiếp tục cải cách hành chính để tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động phát triển kinh tế. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị các cấp. Xây dựng và van hành đầy đủ, kịp thời các quy chế, cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy đân chủ, sáng tạo cho hệ thống hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Quy hoạch về hạ tầng cơ sở: Nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải một cách hợp lý và khoa học, phù hợp với quy hoạch chung. Hệ thống điện phải được tập trung huy động, đầu tư phát triển, nâng cao mạng lưới cung cấp truyền tải liên tục, ổn định, giảm sự cố tổn thất điện năng. Hệ thống thuỷ lợi cần được cải tạo nâng cấp đảm bảo cho tưới tiêu và phục vụ cho đời sống cư dân. Mở rộng, nâng cấp quy hoạch bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dịch vụ thông tin kịp thời, hiệu quả cho mục đích phát triển.

b. Về xã hội.

- Giải pháp về dân số và nguồn nhân lực: Cần phải phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp cho người lao động. Phát triển các chính sách xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo cân bằng cho mọi cá nhân trong xã hội.

- Quy hoạch phát triển GD – ĐT: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục từ THCS đến PTTH, đưa ra các giải pháp khắc phục chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền. Tăng cường xây dựng đội ngũ quản lý và giáo viên, nhân viên theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu và chuẩn về chất lượng. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đảm bảo kiến thức cho các em. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục , phát triển rộng khắp các tổ chức khuyến học.

- Quy hoạch phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Tăng cường khả năng khám chữa bệnh về cả dịch vụ, kỹ thuật chăm sóc bình đẳng cho mọi cư dân. Chủ động phòng chống kịp thời các dịch bệnh, nâng cấp cho hệ thống bệnh viện huyện và các trạm y tế cấp xã.

- Quy hoạch phát triển văn hoá thông tin, TDTT: Hoàn thiện các thiết chế văn hoá thông tin từ huyện tới cơ sở. Xây dựng các nhà văn hoá tại tất cả các cụm dân cư. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phổ biến chủ trương của Đảng và nhà nước, hiệu quả trong các phong trào văn hoá, TDTT.

- Về an ninh, quốc phòng: Đẩy mạnh công tác quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tăng cường công tác bảo vệ pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c. Về môi trường.

- Quy hoạch nước sạch và vệ sinh nông thôn: Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, đưa các mô hình chăn nuôi ra xa nguồn nước và khu nhà ở. Quy hoạch khu xử lý môi trường tại các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề. Xúc tiến quá trình xây dựng nhà máy chế

biến rác với công nghệ cao. Gắn liền việc kiểm soát ô nhiễm, với quản lý và nâng cao chất lượng môi trường sống đảm bảo cho phát triển bền vững.

Tổ chức thực hiện quy hoạch: Sau khi quy hoạch KT – XH cần phải công khai hoá, cụ thể hoá bằng các kế hoạch phát triển, liên tục rà soát, giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Xây dựng chương trình hành động và các chương trình hành động theo định hướng của quy hoạch tổng thể KT – XH của khu vực để đảm bảo được sự thống nhất cùng nhau phát triển.

3.5.2.2. Các giải pháp về quản lý và giáo dục môi trường.

a. Các giải pháp về quản lý môi trường.

Vấn đề môi trường của khu vực đang đặt vào mức cảnh báo do đó để khắc phục vấn đề để đáp ứng xu thế phát triển bền vững thì vai trò của các cấp quản lý rất đáng được quan tâm. Để nâng cao năng lực và chất lượng quản lý môi trường thì các xã phải thực hiện tốt các hoạt động:

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: khai thác hợp lý tài nguyên biển, rừng, đất, nước, khoáng sản. Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt ưu tiên khôi phục, tái tạo nguồn tài nguyên với những chính sách, biện pháp, kỹ thuật hợp lý.

- Chống tình trạng thoái hoá đất, sử dụng bền vững tài nguyên đất bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất, quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, quản lý tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm, tạo lớp phủ thực vật cho đất.

- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm. Mở rộng và nâng cấo hệ thống thuỷ lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng. Khuyến khích công tác bảo vệ đã có và sáng tạo mới. Lồng ghép việc thực hiện các chương trình phongg chống thiên tai với chương trình phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện cụ

thể của từng vùng.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh nông thôn, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh trên Thị trấn và các xã, xúc tiến quá trình xây dựng nhà máy chế biến rác với công nghệ mới. Nâng cao hiệu quả của cống dẫn nước thải và hệ thống xử lý nước thải.

- Khuyến khích việc phân loại rác thải từ nguồn để phục vụ công nghệ tái chế, hình thành các phong trào quần chúng về phân loại rác thải ngay tại nhà; chăm lo vệ sinh môi trường sống, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- Tất cả các khu, cụm, điểm công nghiệp đều phải có hệ thống thu gom rác thải và bố trí hệ thống xử lý nước thải và bố trí hệ thống xử lý nước thải chung do Ban quản lý hoạt động cụm, điểm công nghiệp quản lý.

- Các dự án đầu tư phát triển phải đề cập đến phương án xử lý chất thải, nước thải, phải dành quỹ đất thích hợp để xây dựng hệ thống xử lý thu gom chất thải, diện tích cây xanh phù hợp, vừa đảm bảo cảnh quan, vừa bảo vệ môi trường.

- Các dự án đầu tư vào công nghiệp phải có đánh giá tác động môi trướng và các cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường. Phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ phù hợp với công nghệ, ngành, hàng sản xuất. Bố trí thành nhóm, ngành hàng, tập trung hoá để thuận tiện trong việc xử lý chất thải, BVMT.

- Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch để kiểm soát và hạn chế được lượng chất thải.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra môi trường công nghiệp, làng nghề, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

b. Các giải pháp Giáo dục môi trường.

Trên thực tế, vấn đề môi trường của các xã rơi vào tình trạng như hiện nay là chủ yếu do ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường của người dân kém. Vậy, giáo dục môi trường là một biện pháp rất hữu hiệu để mở rộng

sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng môi trường. Muốn thực hiện được điều đó cần phải thực hiện các biện pháp giáo dục sau:

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền các kiến thức về môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống, sức khoẻ cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, loa đài hay các buổi sinh hoạt cộng đồng.

- Thường xuyên tổ chức các buổi phát động, các tuần lễ vệ sinh môi trường, các buổi tuyên truyền về vệ sinh môi trường trong các trường học, các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh, từng xã.

- Khuyến khích, kêu gọi và sử dụng các biện pháp thu hút sự tham gia của người dân trong các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực xung quanh nhà ở 1 lần/1 tháng tốt hơn.

- Thực hiện đưa nâng cao kiến thức về môi trường cho các em học sinh ngay vào các buổi học ngoại khoá, các lớp bổ túc văn hoá, các cơ quan...

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí