Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 11


KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ


1.KẾT LUẬN.

Qua quá trình điều tra và nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững địa phương của khu vực, đề tài xin đưa ra một số kết luận như sau:

1.1 Thực trạng của hoạt động phát triển KT – XH khu vực đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển KT – XH nhưng việc khai thác, phát huy tiềm năng của khu vực lại không hiệu quả, vốn đầu tư và nguồn nội lực còn hạn chế. Hoạt động phát triển chưa được quy hoạch hợp lý, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Việc quan tâm tới bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống cộng đồng chưa được chú ý làm ảnh hưởng tới phát triển bền vững của khu vực.

1.2. Từ các tiêu chí: Phát triển kinh tế bền vững, phát triển xã hội bền vững, bảo đảm các mục tiêu về bảo vệ môi trường, đề tài đã xác định được các chỉ thị đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương.

1.3. Đề tài đã tính toán kết quả chỉ số LSI cho từng khu vực cụ thể như sau: Thị Trấn Hậu Lộc: 0,907 tương ứng với mức độ phát triển bền vững; xã Lộc Tân: 0,747; Lộc Sơn: 0,645; Tiến Lộc: 0,778; Văn Lộc: 0,762; Mỹ Lộc: 0,747; Thịnh lộc: 0,781; Hoa Lộc: 0,764 kết quả tính toán chỉ số LSI cho 7 xã còn lại tương ứng với mức độ phát triển khá bền vững. Như vậy, chỉ số LSI được xây dựng cho khu vực thể hiện mức độ phát triển bền vững địa phương là từ khá bền vững đến bền vững. Sự ảnh hưởng tới mức độ bền vững của khu vực chủ yếu tập trung ở một số vấn đề: Kinh tế phát triển không đồng đều và mang tính tự phát, quy hoạch phát triển KT – XH chưa đồng bộ, đặc

biệt đáng chú ý tới các vấn đề về môi trường như: một số lượng lớn cư dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, rác thải gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân chính là do ý thức cộng đồng, sự quản lý thiếu sát sao của các cấp chính quyền.

1.4. Việc xác định được tính tương quan giữa chỉ số LSI với một số tiêu chí phản ánh sự phát triển bền vững của khu vực như: Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi không bị SDD, thiếu cân, còi xương; Tỷ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải giúp đề tài có thể nhìn nhận được tính bền vững của địa phương một cách khách quan hơn, từ đó xác định được các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tính bền vững của khu vực để đưa ra các giải pháp hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.5. Đề tài tiến hành phân tích SWOT cho khu vực nghiên cứu, xác định được các chiến lược phát triển. Sau đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao tính bền vững cho quá trình phát triển bền vững KT – XH, và bảo vệ môi trường của khu vực.

1.6. Phương pháp kiến tạo chỉ số trong đánh giá PTBV hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, do thiếu khả năng về kinh phí cũng như công nghệ việc áp dụng phương pháp này vào thực tế Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy phương pháp kiến tạo chỉ số hoàn toàn có khả năng phát triển mạnh ở nước ta và chúng ta có thể tạo lập cho mình một phương pháp tiến bộ hơn, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện hơn lại thu được kết quả khách quan, chính xác hơn.

Nghiên cứu chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương (LSI) tại một số xã thuộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá - 11

2. TỒN TẠI.

Do hạn chế về điều kiện phương tiện, kinh phí, thời gian và không gian lãnh thổ quá rộng nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu được 8/27 xã và Thị trấn của huyện Hậu Lộc. Việc đánh giá mức độ bền vững của các xã tập trung ở các khu vực lân cận Thị trấn nên kết quả đánh giá mức độ bền vững địa phương cho huyện Hậu Lộc chưa thực sự khách quan và toàn diện.

Các chỉ thị sử dụng để xây dựng chỉ số chưa đầy đủ để phản ánh rõ về nhiều mặt của PTBV, bên cạnh đó là một số ý kiến đánh giá của các cá nhân được điều tra còn chủ quan và chưa thực sự chính xác. Từ các yếu tố đó nên đề tài chưa thực sự có cơ sở chính xác cho việc hoạch định, quy hoạch phát triển KT – XH và đưa ra các giải pháp tối ưu cho phát triển bền vững của khu vực.

3. KIẾN NGHỊ.

3.1. Việc xây dựng chỉ số đánh giá mức độ phát triển bền vững địa phương LSI tại một số xã của huyện Hậu Lộc mới được xây dựng lần đầu. Do đó, cần có những nghiên cứu tiếp theo và điều chỉnh các chỉ thị đơn sao cho phù hợp bên cạnh đó là mở rộng quy mô, phạm vi điều tra rộng hơn, cần có những nghiên cứu thực tế với nhiều xã, huyện ở các khu vực khác nhau để hoàn thiện chỉ số LSI.

3.2. Các giải pháp đưa ra nhằm cải thiện tính bền vững của địa phương còn mang tính lý thuyết nên cần phải tiến hành áp dụng thực tế để bổ sung và hoàn thiện hợp lý hơn. Cần lựa chọn các giải pháp mang tính thực thi và bao quát cao để áp dụng nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

3.3. Bên cạnh việc phát triển KT – XH đồng bộ hơn, các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư cần phải quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ kế hoạch và đầu tư (1999), Tiến trình hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

2. Bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014.

3. Phùng Khánh Chuyên, Sử dụng phương pháp kiến tạo chỉ số BSI và LSI đánh giá mức độ bền vững của sự phát triển ở phường Thọ Quang – Quận Sơn Trà – TP Đà nẵng, tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2 (31) – 2009.

4. Công an các xã Thịnh Lộc, Thị trấn Hậu Lộc, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Tiến lộc, Hoa Lộc, Lộc Tân (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014.

5. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2005), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển, bài giảng, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Hòe (2000), Dân số, định cư, môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Đánh giá mức độ bền vững địa phương bằng chỉ số LSI và CSA tại thị trấn Mộc Châu - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

9. Trần Thị Nhung, Võ Dao Chi (2013), Phát triển bền vững – lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở Nam bộ và Việt Nam, Tạp chí khoa học xã hội số 1(173) – 2013.

10. Phòng Thống kê dân số UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo tổng kết tình hình dân số năm 2014.

11. Phòng GD – ĐT huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo tổng kết tình hình GD

– ĐT năm 2014.

12. Phòng Nội vụ và niên giám thống kê UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo biến động dân số, số hộ của huyện Hậu Lộc thời kỳ 2004 – 2014 (Thời điểm 1 tháng 12).

13. Phòng Tài nguyên và môi trường UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hậu Lộc 2014.

14. Phòng Tài nguyên và môi trường UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo tình hình sử dụng nước sạch 27 xã huyện Hậu Lộc năm 2014.

15. Phòng y tế UBND huyện Hậu Lộc (2015), Báo cáo số bệnh nhân mắc viêm phổi trẻ em < 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2014.

16. Phòng công an huyện Hậu Lộc (2014): Báo cáo tổng kết năm 2014.

17. Trạm y tế các xã Thịnh Lộc, Thị trấn Hậu Lộc, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Tiến lộc, Hoa Lộc, Lộc Tân (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014.

18. UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo tổng kết hiện trạng phát triển KT – XH huyện Hậu Lộc năm 2014.

19. UBND huyện Hậu Lộc (2014), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Hậu Lộc đến năm 2020.

20. UBND các xã Thịnh Lộc, Thị trấn Hậu Lộc, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Văn Lộc, Tiến lộc, Hoa Lộc, Lộc Tân (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014.


PHỤ LỤC‌

PHIẾU PHỎNG VẤN

( Dành cho cán bộ quản lý, lãnh đạo địa phương)


Với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển KT - XH tại địa phương, xin ông/bà vui lòng chia sẻ một số thông tin dưới đây: Tổng số dân cư sinh sống trên địa bàn xã là:................................người.

Số hộ gia đình của địa phương:.........................................................hộ.

Vấn đề kinh tế.

1. Thu nhập bình quân đầu người của địa phương:...……..triệu/người/năm.

2. Thu nhập có đảm bảo cho cuộc sống của cư dân không?

Rất đảm bảo Tương đối đảm bảo Khó khăn

3. Theo ông /bà tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là?

Nhanh Trung bình Chậm Ý kiến riêng:…… …………..…… ………………………… Về xã hội.

4. Tổng số trẻ sơ sinh bị tử vong trong 1000 ca sinh (IMR):…….……....ca.

5. Tổng số trẻ em dưới 5 tuổi:…………………………..…………………..

6. Tổng số trẻ em bi ̣nhiên khuẩn đường hô hấp cấp (ARI):………………..

7. Tổng số trẻ em trong độ tuổi đến trường (≥6 tuổi):………………...……

8. Tổng số trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học: …….……………

9. Tổng số trẻ vị thành niên của địa phương:.……….……………………..

10. Tổng số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật:……………………………. Tính cho tổng số trẻ vị thành niên vi phạm những tội: Bài bạc, số đề, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp tài sản công dân, sử dụng vật liệu nổ, tai nạn giao thông, phá hoại tài sản công dân…

Về môi trường sống.

11. Số hộ gia đình sử dụng nước trong sinh hoạt từ các nguồn là: (ước tính hoặc tỷ lệ %).

Nước giếng: ………………………...................................hộ.

Nước máy: …………………………...................................hộ.

Nguồn nước khác: ………………........................................hộ.

12. Theo ông/bà chất lượng nước sinh hoạt taị địa phương hiện nay như thế nào?

Đảm bảo vệ sinh

Không đảm bảo vệ sinh

Ý kiến khác :………………………..………………

13. Rác thải trong khu vực được:

Thu gom tại nhà bởi nhân viên môi trường đô thị

Đổ tại khu vực xung quanh nhà

Đổ tại nơi tập trung rác

Hình thức khác :………………………………………...........................

14. Hoạt động thu gom rác thải của địa phương được tiến hành như thế nào?

1 ngày/lần 2 ngày/lần

3 ngày/lần không có biện pháp xử lý. ý kiến khác:................................................................................................

15. Xin ông/bà vui lòng cung cấp những thông tin cá nhân dưới đây:

Họ và tên: ………………..….……. Tuổi: ……..……Nam/Nữ…..…..... Địa chỉ: ………………………………….…….…………….…………… Nghề nghiệp: ………………………..…………………….………….….


Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022