Nghiên cứu chi phí - hiệu quả của nilotinib so với imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


AP Accelerated phase Giai đoạn tăng tốc


BCCL Bạch cầu cấp lympho


BCCT Bạch cầu cấp tủy


BCMDT Bạch cầu mạn dòng tủy


BCR-ABL Gen BCR-ABL


BHYT Bảo Hiểm Y Tế


BP Blast phase Giai đoạn chuyển cấp


BVTMHHHCM Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.Hồ Chí Minh

CcyR Complete cytogenetic response Đáp ứng di truyền tế bào toàn

phần


CEA Cost-effectiveness analysis Phân tích chi phí-hiệu quả CER Cost-effectiveness Ratio Chỉ số chi phí-hiệu quả

CHEERS Consolidated Health Economic

Evaluation Reporting Standards

CHR Complete hematologic response

Bảng kiếm đánh giá chất lượng báo cáo Kinh tế Y tế


Đáp ứng huyết học hoàn toàn

CML Chronic myeloid leukemia Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy CLCS Chất lượng cuộc sống

CP Chronic phase Giai đoạn mạn tính


CP-HQ Chi phí-hiệu quả


CPI Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng cs Cộng sự

GIPAP Global Imatinib Patient Assistance Program

Chương trình hỗ trợ bệnh nhân toàn cầu sử dụng thuốc Glivec

HRQoL Health Related Quality of Life Chỉ số chất lượng cuộc sống

liên quan đến sức khỏe


HU Hydroxyure Thuốc Hydroxyure


IFN Interferon – α Thuốc Interferon – α


LYG Life Years Gain Số năm sống đạt được


IM Imatinib Imatinib

ICER Incremental Cost-effectiveness Ratio

Chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả

MMR Major molecular response Đáp ứng sinh học phân tử NL Nilotinib Nilotinib

NST Ph+ Nhiễm sắc thể Philadelphia

dương tính


PF-LYs Progression free life years Số năm sống không tiến triển

bệnh

PSA Probabilistic Sensitivity Analysis

Phân tích độ nhạy xác suất

QALY Quality Adjusted Life Years Số năm sống được điều chỉnh

chất lượng cuộc sống


VĐNB Vòng đời người bệnh

VPAP Viet Nam Patient Assistance Program

Chương trình hỗ trợ bệnh nhân Việt Nam sử dụng thuốc Glivec, Tasigna

SCT Stem cell transplantation Cấy ghép tế bào gốc SHPT Sinh học phân tử

RCT Randomized Controlled Trial Thử nghiệm lâm sàng ngẫu

nhiên có đối chứng


TKI Tyrosine kinase inhibitor Thuốc ức chế men tyrosine

kinase


TNM Tumor, Node, Metastatis Khối u, Hạch bạch huyết, Di

căn


VHHTMTW


Viện Huyết Học - Truyền Máu

Trung Ương

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế Giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chi phí - hiệu quả của nilotinib so với imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1. 1. Phân loại đáp ứng điều trị BCMDT giai đoạn mạn tính 12

Bảng 1. 2. So sánh các phương pháp phân tích kinh tế dược 15

Bảng 1. 3. Chi phí thành phần theo quan điểm chi trả [89] 18

Bảng 1. 4. Xác suất chuyển đổi trạng thái bệnh 22

Bảng 1. 5. Các phương pháp giải quyết tính không chắc chắn 25

Bảng 2. 1. Kỹ thuật PICO 47

Bảng 2. 2. Tổng hợp các biến số phân tích 50

Bảng 3. 1. Đặc điểm bệnh nhân BCMDT trong các nghiên cứu 53

Bảng 3. 2. Xác suất dịch chuyển trạng thái bệnh 57

Bảng 3. 3. Tổng hợp thông tin khảo sát chi phí 58

Bảng 3. 4. Đặc điểm bệnh nhân BCMDT sử dụng IM hoặc NL 59

Bảng 3. 5. Cấu phần chi phí trực tiếp y tế 1 lần tái khám 60

Bảng 3. 6. Chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp 1 lần tái khám 61

Bảng 3. 7. Tổng chi phí 1 lần tái khám bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn 62

Bảng 3. 8. Chi phí điều trị bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn hóa trị và giai đoạn tăng tốc 63

Bảng 3. 9. Đặc điểm bệnh nhân bạch cầu cấp 64

Bảng 3. 10. Cấu phần chi phí điều trị tấn công 65

Bảng 3. 11. Cấu phần chi phí 1 lần điều trị duy trì 66

Bảng 3. 12. Đặc điểm người bệnh ghép tủy 68

Bảng 3. 13. Cấu phần chi phí trực tiếp y tế bệnh nhân ghép tủy 68

Bảng 3. 14. CLCS người bệnh BCMDT sử dụng IM bước 1 và NL bước 2 70

Bảng 3. 15. Chỉ số thỏa dụng các trạng thái bệnh trong mô hình 74

Bảng 3. 16. Chi phí và hiệu quả của các phác đồ điều trị 74

Bảng 3. 17. Chi phí và hiệu quả của các phác đồ điều trị 76

Bảng 3. 18. Xác suất đạt chi phí – hiệu quả theo các mức ngưỡng chi trả từ quan điểm xã hội 77

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Số lượng người bệnh BCMDT hiện mắc trên toàn thế giới [147] 4

Hình 1.2. Phần trăm bệnh BCMDT được chẩn đoán mới theo tuổi ở Mỹ [66], [153]

................................................................................................................................4

Hình 1.3. Tiên lượng sống của bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy theo giai đoạn bệnh 6

Hình 1.4. Sơ đồ các bước chẩn đoán và điều trị BCMDT bằng IM [26] 8

Hình 1.5. Chi phí thuốc Glivec/bệnh nhân/năm ở các quốc gia [83] 14

Hình 1.6. Phân loại chi phí dựa trên quan điểm người sử dụng dịch vụ 17

Hình 1.7. Mô hình Markov 21

Hình 1.8. Các bước phát triển mô hình quyết định 24

Hình 1.9. Sơ đồ tìm kiếm và lựa chọn các nghiên cứu 30

Hình 1.10. So sánh ICER giữa các quốc gia 33

Hình 1.11. Kết quả đánh giá chất lượng báo cáo nghiên cứu 35

Hình 1.12. Kết quả đánh giá chất lượng mô hình quyết định 36


Hình 2. 1. Các bước tiến hành và phương pháp thực hiện nghiên cứu 38

Hình 2. 2. Các phác đồ được đánh giá 39

Hình 2. 3. Sơ đồ các bước thu thập số liệu 44


Hình 3. 1. Mô hình Markov 52

Hình 3. 2. Sơ đồ sàng lọc và tìm kiếm xác suất chuyển đổi trạng thái tại các cơ sở dữ liệu Việt Nam 54

Hình 3. 3. Lựa chọn nghiên cứu theo trạng thái bệnh 57

Hình 3. 4. Sơ đồ tìm kiếm và sàng lọc hiệu quả 71

Hình 3. 5. Mặt phẳng chỉ số CER 75

Hình 3. 6. Biểu đồ Scatter Plot so sánh các phác đồ từ quan điểm xã hội 77

Hình 3. 7. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả từ quan điểm xã hội 78

Hình 3. 8. Biểu đồ Scatter Plot so sánh các phác đồ từ quan điểm cơ quan chi trả .79 Hình 3. 9. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả từ quan điểm cơ quan chi trả80

Hình 3. 10. Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 2 với 1 81

Hình 3. 11. Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 3 với 1 81

Hình 3. 12. Phân tích độ nhạy 2 chiều từ quan điểm xã hội 83

Hình 3. 13. Phân tích độ nhạy 2 chiều từ quan điểm cơ quan chi trả 83

Hình 3. 14. So sánh ICER giữa các quốc gia 84

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) là một bệnh máu ác tính thường gặp và có số người mắc bệnh tăng nhanh trong 50 năm qua [42]. Tính đến năm 2015, trên thế giới có khoảng 946.638 người bệnh BCMDT, tăng hơn 30 nghìn người so với năm 2014 [64] và được dự báo lên đến 1,2 triệu người vào năm 2025 [147]. Tại Việt Nam, tính đến năm 2018, cả nước có trên 2.700 ca bệnh BCMDT đang được điều trị, tăng gấp 5 lần so với năm 2010 [5]. Bệnh BCMDT gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao, cao nhất trong độ tuổi từ 65-74 và hiếm khi xảy ra ở trẻ em [42], [85], [153].

BCMDT là bệnh đầu tiên được phát hiện có sinh bệnh học gắn liền với biến đổi di truyền và việc điều trị gắn liền với các tác nhân sinh học. Với tiên lượng sống ngắn và tỷ lệ kịch phát cao, BCMDT gây gánh nặng kinh tế không nhỏ đối với gia đình, xã hội và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [78].

Nhờ vào những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, liệu pháp điều trị nhắm trúng đích ra đời, điển hình là thuốc imatinib (IM). Thuốc đã mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh với tỷ lệ sống sau 5 năm tăng gấp 2 lần từ 30% năm 2004 đến 60% năm 2010 [147]. Tuy nhiên, ngày nay có khoảng 20-30 % người bệnh BCMDT phát hiện đề kháng hoặc không dung nạp với thuốc IM [63], [91]. Sự phát minh ra thuốc thế hệ hai, nilotinib (NL), đã mở ra một bước tiến mới trong điều trị, nhất là đối với nhóm bệnh nhân trên. Với hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, NL hiện đang được cho phép sử dụng trong điều trị bệnh nhân BCMDT đề kháng hoặc không dung nạp với IM trên thế giới [120]. Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây cho thấy NL có nhiều ưu thế hơn so với IM trong điều trị bước 1, nhất là về mặt tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị [84], [140]. Chính vì vậy, từ năm 2012, NL được khuyến cáo điều trị BCMDT bước 1 thay cho IM ở nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, trong Hướng dẫn điều trị tại Việt Nam hiện nay, NL chỉ áp dụng trong điều trị bước 2 sau khi xác định bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp với IM. Mức giá cao của thuốc cùng với những hạn chế về nguồn lực y tế là những rào

cản rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách khi cân nhắc thuốc trong điều trị bước 1; nhất là sau khi Thông tư 01/2020/TT-BYT ra đời, kết thúc chương trình viện trợ thuốc IM và NL và Quỹ Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) phải thanh toán 80% chi phí thuốc cho người bệnh. Đây là một gánh nặng rất lớn không chỉ đối với Quỹ BHYT mà còn đối với người bệnh, kể cả khi thuốc đã được giảm giá bằng với giá thuốc generic. Do đó, việc cân nhắc bổ sung NL trong điều trị bước 1 nhằm đáp ứng với xu thế điều trị hiện nay của thế giới trở thành một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách và là câu hỏi cần được giải đáp dựa trên bằng chứng đánh giá kinh tế dược.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu kinh tế dược liên quan đến thuốc IM và NL trong điều trị bệnh BCMDT mới dừng ở điều trị bước 2 [30], [31] và phân tích tác động ngân sách [5]. Như vậy, các nghiên cứu này chưa giải quyết được câu hỏi có nên bổ sung NL trong điều trị bước 1 cho bệnh nhân BCMDT theo xu hướng điều trị hiện nay trên thế giới hay không. Mặt khác, các bằng chứng đánh giá chi phí – hiệu quả hiện đang là yêu cầu mang tính bắt buộc trong việc xem xét và đưa ra quyết định về phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, đặc biệt là các thuốc có chi phí cao như thuốc ung thư. Chính vì vậy, việc thực hiện “Nghiên cứu chi phí - hiệu quả của nilotinib so với imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam” là rất cấp thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện tại nhằm cung cấp bằng chứng giúp cho các cơ quan quản lý có cơ sở xây dựng chính sách y tế hợp lý, đảm bảo tính bền vững và sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT nhưng vẫn phù hợp với xu hướng điều trị của thế giới khi mà đã có các nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu đánh giá kinh tế tương tự thực hiện với kết quả cho thấy tính hiệu quả và chi phí- hiệu quả của NL trong điều trị bước 1 BCMDT [107], [137], [143]. Đề tài thực hiện với các mục tiêu sau:

1. Thiết lập mô hình phân tích chi phí - hiệu quả của nilotinib và imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam.

2. Phân tích chi phí - hiệu quả của nilotinib so với imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024