Số Lượng Doanh Nghiệp Cph Tuy Có Tăng Đáng Kể, Nhất Là Những Năm Gần Đây Nhưng So Với Yêu Cầu Đổi Mới Còn Hạn Chế, Tốc Độ Cph Còn Chậm, Thời Gian


nghiệp của 850 DNNN hoàn thành CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn theo tất cả các chỉ tiêu chủ yếu. Cụ thể là:

o Vốn điều lệ tăng bình quân 44%

o Doanh thu tăng bình quân 23,6%, trong đó 71,4% số doanh nghiệp có doanh thu tăng.

o Lợi nhuận tăng bình quân 39,7% ; trên 90% số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi.

o Nộp ngân sách tăng bình quân 24,9%, mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, tiền thu sử dụng vốn Nhà nước.

o Thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%

o Số lao động bình quân tăng 6,6% do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng việc làm.

o Cổ tức bình quân đạt 17,11%, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Tính chung tới 71,4% số doanh nghiệp có cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Tóm lại, những kết quả đạt được nêu trên đã khẳng định chủ trương CPH DNNN của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. CPH là giải pháp cơ bản, là nội dung quan trọng và chủ yếu nhất của tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2. Những tồn tại làm chậm tiến trình CPH

Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, trong quá trình CPH vẫn còn tồn tại và phát sinh một số vấn đề rất đáng lưu tâm và cần được giải quyết như sau:

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 9

2.1 Số lượng doanh nghiệp CPH tuy có tăng đáng kể, nhất là những năm gần đây nhưng so với yêu cầu đổi mới còn hạn chế, tốc độ CPH còn chậm, thời gian thực hiện CPH còn quá dài


Về số lượng doanh nghiệp được CPH so với các đề án của các bộ, ngành, địa phương và tổng công ty 91 do Chính phủ phê duyệt mới chỉ thực hiện được 80%. Nhiều bộ, ngành, và các tổng công ty kết quả CPH còn quá thấp, hàng loạt đề án mới chỉ đạt 15-30%.

Về thời gian CPH , từ năm 2001 đến năm 2004, thời gian cần thiết bình quân để chuyển một DNNN sang công ty cổ phần đã được rút bớt từ bình quân 437 ngày/ doanh nghiệp xuống 260 ngày, giảm 40% song vẫn còn quá dài.

2.2 Vốn Nhà nước trong các DNNN đã CPH còn quá nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình CPH chưa nhiều.

Kết quả CPH cho thấy, mặc dù đã CPH được khoảng trên 70% số DNNN (tính đến hết năm 2005) song số vốn Nhà nước được CPH còn quá nhỏ bé, mới được 25,9 ngàn tỷ đồng, bằng 12% tổng số vốn Nhà nước tại các DNNN. Nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ vốn quá cao trong tổng vốn điều lệ các doanh nghiệp đã được CPH, bình quân tới 46,3%. Trong khi đó tỷ lệ vốn này của lao động - cổ đông trong doanh nghiệp và của các cổ đông ngoài doanh nghiệp thì thấp, tương ứng là 29,6% và 24,1%. Hầu hết số DNNN được CPH là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà vốn Nhà nước thường tập trung ở các doanh nghiệp lớn.4

Nhà nước cũng còn nắm giữ cổ phần chi phối ở gần 80% tổng số công ty cổ phần và nắm giữ 100% vốn tại 1200 DNNN. Điều này cho thấy, Nhà nước vẫn còn đầu tư tràn lan, dàn trải ra phần lớn các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. Đồng thời, tình trạng này cũng hạn chế việc mua cổ phần tham gia đầu tư của công nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là của các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp ở trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài.

2.3 Việc đa dạng hoá sở hữu trong CPH còn hạn chế.



4 Theo nguồn số liệu của www.vneconomy.com.vn


Điều này thể hiện ở tỷ lệ vốn của Nhà nước trong tổng vốn điều lệ còn lớn. Nhiều doanh nghiệp thuộc diện không cần giữ cổ phần chi phối nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ. Nhiều người lao động trong doanh nghiệp chưa đủ khả năng mua cổ phần với số lượng lớn ngoài số lượng cổ phần ưu đãi. Trong khi đó, không ít người lao động không những không mua cổ phần lại bán cổ phần ưu đãi ngay sau khi mua. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp cũng chưa được nhiều (mới chỉ đạt 24,1% vốn điều lệ) và chưa rộng rãi; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để trở thành những người chủ có vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp thực hiện CPH “khép kín”, có tới 860 doanh nghiệp (38,4%) không có cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp. ở một số nơi có hiện tượng định giá doanh nghiệp thấp hơn so với giá thị trường gây thất thoát tài sản của Nhà nước.

Việc cơ cấu lại DNNN chưa được thực hiện triệt để theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX và chương trình hành động của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp thuộc diện CPH nhưng vẫn chưa tiến hành, lộ trình CPH ở nhiều bộ, địa phương, tổng công ty Nhà nước không đảm bảo. ở nhiều bộ, địa phương, DNNN vẫn còn dàn trải. Tỷ trọng DNNN có vốn dưới 5 tỷ đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn quá cao. Tài chính doanh nghiệp còn nhiều tồn tại và lao động dôi dư vẫn đang tiếp tục là trở ngại không nhỏ đối với việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN.

2.4 Các DNNN sau CPH chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự

Đây là điểm hạn chế nổi bật trong quản lý doanh nghiệp sau CPH. Phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn tiếp tục duy trì như khi còn là DNNN. Điều này thường tồn tại ở những doanh nghiệp mà Nhà nước còn giữ cổ phần quá lớn (trên 70%) và chi phối; chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc và các cán bộ quản lý khác đều từ DNNN trước đó chuyển sang;


đồng thời sự hiểu biết, nắm vững và áp dụng pháp luật công ty cổ phần, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cổ đông còn hạn chế. Những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt chưa được áp dụng nhiều trong các công ty cổ phần, điều lệ bắt buộc đối với các công ty niêm yết trên thực tế cũng mới chỉ có tính chất tham khảo. Các công ty cổ phần chưa được khuyến khích mạnh mẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong nhiều công ty cổ phần, người lao đông - cổ đông một phần chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình, phần khác do sự kém hiểu biết pháp luật về công ty cổ phần nên có chỗ quyền làm chủ chưa được phát huy đầy đủ, ngược lại ở những công ty khác những quy định của pháp luật lại bị lạm dụng quá mức, gây khó khăn cho quản lý của Hội đồng quản trị, điều hành của giám đốc và đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn bế tắc, việc xử lý kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình CPH. Về pháp lý, cổ đông thiểu số cũng chưa có được những chế định bảo vệ đúng mức nên vai trò còn mờ nhạt. Nhiều nội dung của cơ chế, chính sách quản lý công ty cổ phần vẫn chưa được thay đổi mà phần lớn các công ty vẫn áp dụng như DNNN.

2.5 Một số công ty cổ phần có kết quả kinh doanh thấp, giảm so với trước khi CPH

Tuy hiệu quả của CPH ngày càng được khẳng định, nhưng sau CPH rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, đặc biệt đã xuất hiện tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN với doanh nghiệp đã CPH mà theo phản ánh của các doanh nghiệp điều này thể hiện rõ các chính sách và thực thi chính sách về đất đai, tài sản, tín dụng.

Thực tế, sau CPH, diện tích đất đai nhà xưởng không thay đổi nhiều. Các địa phương vẫn tiếp tục cho doanh nghiệp thuê đất với giá thấp, giao đất với giá thấp hơn so với giá thị trường, nhưng do sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng đất cũng như chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ đất đai có liên quan trước khi đăng ký dưới hình thức công ty cổ phần đã làm nảy sinh


nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp CPH. Rất nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc bố trí kế hoạch hoạt động kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng...; hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà doanh nghiệp đang sử dụng. Từ thực tế này đã xuất hiện tình trạng các đơn vị thành viên tổng công ty đã CPH nhưng không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê giao đất nên phải nhờ tổng công ty đứng ra dùng quyền sử dụng đất vay vốn hộ.

Tương tự, trước đây, khi còn là thành viên trong các Tổng công ty, hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do Tổng công ty đầu tư, đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH việc chuyển giao đăng ký chưa được dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng. Sự không rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm đã khiến cho doanh nghiệp CPH gặp nhiều vướng mắc, nhất là khi doanh nghiệp triển khai mở rộng, liên doanh, hợp tác kinh doanh... với các đối tác khác.

Sau CPH, doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất nhưng dưới mô hình hoạt động mới - công ty cổ phần đã gặp phải khó khăn rất lớn là thiếu vốn. Theo các doanh nghiệp, sau CPH, tỷ trọng vay vốn từ nguồn tín dụng thương mại nhà nước đã giảm đi đáng kể. Doanh nghiệp cần vốn phải trông chờ vào các nguồn tín dụng khác kể cả tín dụng phi chính thức và tín dụng người lao động, cổ động hoặc gia đình, bạn bè.

Không chỉ có thế, sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp CPH thể hiện rõ qua việc các điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các doanh nghiệp chuyển đổi. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, dãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn nhà nước đầu tư... sau CPH không còn. Doanh nghiệp cần


nguồn vốn lớn, huy động nội bộ không đủ buộc phải tính đến các nguồn vốn bên ngoài khác, thậm cho với cả tín dụng phi chính thức tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những công ty này là những công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực điều kiện phát triển khó khăn, công nghệ lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, chi phí kinh doanh cao hơn mức trung bình, ví dụ như các công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, máy móc… Cụ thể trong đó có 28,6% số doanh nghiệp có doanh thu giảm; 10% số doanh nghiệp bị thua lỗ; 42% số doanh nghiệp có số nộp ngân sách giảm so với trước khi CPH. Nhiều doanh nghiệp có số lao động giảm, chủ yếu là do doanh nghiệp được giải quyết lao động dôi dư, sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế.

Theo đánh giá chung, qua hơn mười lăm năm tiến hành, CPH DNNN đã được triển khai thực hiện đúng hướng, đường lối của Đảng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong CPH cũng có nhiều tồn tại, đòi hỏi phải có những chủ trương, giải pháp phù hợp để đẩy nhanh trong thời gian tới.


CHƯƠNG III: MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ.‌‌

I. Phương hướng chung của Nhà nước

1. Quan điểm CPH:

Thứ nhất, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan. CPH DNNN để cơ cấu lại lực lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác có kinh doanh, cơ hội cùng phát triển

Thứ hai, CPH phải tạo điều kiện để phát huy vai trò chủ đạo, thực hiện cho được định hướng xã hội chủ nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, trên cơ sở quan điểm hiệu quả, tăng trưởng, ổn định và bền vững để lựa chọn phương hướng và các giải pháp thực hiện CPH DNNN.

Thứ tư, cần tiến hành một cách thận trọng, nhưng kiên trì và đồng bộ các giải pháp trong tổ chức thực hiện

Thứ năm, muốn đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả việc CPH các DNNN phải tiến hành đồng thời cải cách hành chính với đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế.

Thứ sáu, CPH các DNNN phải dựa theo tiêu thức ngành kinh tế - kỹ thuật, không phân biệt chủ quản, quy mô, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất sau khi thực hiện sắp xếp.

Thứ bảy, trong quá trình thực hiện CPH DNNN phải bảo đảm ổn định được tư tưởng của cán bộ, Đảng viên, người lao động.

Thứ tám, khẳng định rõ chức năng của tổ chức Công đoàn là đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động .

2. Mục tiêu CPH:

Thứ nhất, tạo lập những tiền đề cơ bản, toàn diện để DNNN phát huy quyền tự chủ


Thứ hai, CPH giúp cho việc tổ chức sắp xếp lại một bước cơ bản các DNNN tạo ra cơ cấu hợp lý trong khu vực kinh tế Nhà nước

Thứ ba, tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh doanh ở các DNNN.

II. Một số cơ chế, giải pháp đẩy mạnh CPH:

1. Nâng cao nhận thức về CPH

Tuyên truyền nhận thức đúng đắn về chủ trương CPH cho nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên trong các DNNN thực hiện CPH là công việc đầu tiên phải tiến hành. Vấn đề nhận thức, tư tưởng là một trở lực lớn đối với tiến trình CPH nhưng một khi được khơi thông, quán triệt; sẽ nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của mọi thành viên và sẽ biến thành một động lực lớn. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nhận thức về CPH rộng rãi trong cả nước để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan hữu quan trong quá trình và sau CPH. Nhận thức đúng về DNCPH sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm đúng mức hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCPH, tránh phân biệt đối xử. Quá trình CPH phải được tiến hành công khai, dân chủ, tạo điều kiện cho mọi người và các tổ chức nắm được thông tin, sẵn sàng tham gia mua cổ phiếu khi có điều kiện.

Kết hợp tuyên truyền, thuyết phục với áp dụng biện pháp hành chính đối với những doanh nghiệp thuộc diện cổ phẩn hoá. Tăng cường công tác tuyên truyền CPH, khuyến khích các DNNN tự nguyện đăng ký CPH, đồng thời áp dụng các biện pháp hành chính buộc các DNNN thuộc diện CPH phải thực hiện. Sử dụng rộng rãi các hình thức hội thảo khoa học để đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN, phổ biến, thông tin những kinh nghiệm tốt của một số nước trên thế giới nhất là các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam. Cần phải làm cho mọi người hiểu

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí