Bàn Luận Về Kết Quả Phân Tích Chi Phí – Hiệu Quả Của Nl So Với Im Trong Điều Trị Bcmdt Tại Việt Nam

báo trên thế giới là phù hợp, đáp ứng các hướng dẫn đánh giá kinh tế trên thế giới và có tính tin cậy cao. Tuy nhiên, vẫn cần thiết thực hiện bổ sung các nghiên cứu ước tính chỉ số thỏa dụng các trạng thái bệnh này trên bệnh nhân người Việt Nam nhằm phản ánh tốt nhất CLCS của người bệnh tại địa phương.

4.2. Bàn luận về kết quả phân tích chi phí – hiệu quả của NL so với IM trong điều trị BCMDT tại Việt Nam

4.2.1. Kết quả phân tích nền

Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá ngưỡng chi trả do đó đề tài lựa chọn ngưỡng chi trả 1-3 GDP bình quân đầu người dựa trên khuyến cáo của WHO là phù hợp và được chấp nhận trong các nghiên cứu kinh tế dược trên thế giới [52]. Kết quả so sánh chỉ số ICER từ quan điểm của cơ quan chi trả (ICER=855 triệu VNĐ/QALY) và cả quan điểm xã hội (ICER=1,19 tỷ VNĐ/QALY) với ngưỡng chi trả (khoảng 180 triệu VNĐ) đều đi đến cùng kết luận, chỉ định NL bước 1 trong điều trị cho bệnh nhân BCMDT không đạt chi phí – hiệu quả so với IM. Mặc dù, kết quả phân tích hiệu quả của nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu lâm sàng khi cho thấy thuốc NL có hiệu quả điều trị cao hơn so với IM (NL làm tăng 1,2 năm sống có chất lượng cho người bệnh) nhưng có thể với giả định chỉ số thỏa dụng người bệnh sử dụng NL bước 1 bằng với IM bước 1 đã phần nào hạn chế hiệu quả của NL bước 1 và dẫn đến phác đồ NL được ghi nhận không đạt chi phí – hiệu quả.

So với các nghiên cứu tương tự trên thế giới, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của NL trong điều trị bước 1 ngược lại so với các nghiên cứu được thực hiện ở châu Âu và Mỹ khi NL đạt chi phí – hiệu quả hơn so với IM; tuy nhiên, tương đồng với các nghiên cứu tương tự được thực hiện ở châu Á như nghiên cứu của Shin M ở Hàn Quốc [131] và Li N ở Trung Quốc [101] khi kết luận rằng NL không đạt chi phí - hiệu quả so với IM trong điều trị bước 1 BCMDT. Mặc dù có nhiều sự tương đồng về trạng thái bệnh trong mô hình Markov và các bối cảnh điều trị được xây dựng, sự khác biệt về kết luận so với các nước châu Âu và Mỹ có thể do sự khác biệt về các giá trị tham số trong mô hình xây dựng gồm sự khác biệt xác suất chuyển đổi trạng thái bệnh, chi phí thành phần và chỉ số thỏa dụng khi phần lớn các nghiên cứu trên thế giới ước tính xác suất chuyển đổi trạng thái dựa trên nghiên cứu

quốc tế và lựa chọn xác suất biến đổi theo thời gian thay vì xác suất cố định như trong đề tài, không sử dụng chỉ số thỏa dụng địa phương và đứng trên góc độ quan điểm cơ quan y tế nên không bao gồm chi phí ngoài y tế và gián tiếp. Ngoài ra sự khác biệt đơn giá thuốc, đơn giá dịch vụ y tế ở từng quốc gia, năm tiến hành nghiên cứu và quan trọng nhất là ngưỡng chi trả cũng là các yếu tố dẫn đến sự khác biệt về kết quả nghiên cứu. So sánh ngưỡng chi trả của Việt Nam dựa trên 1-3 lần GDP theo khuyến cáo của WHO (7.699,8 đô la Mỹ) với các quốc quốc gia khác như: ngưỡng chi trả được đề xuất ở Mỹ là 122.755 đô la Mỹ (năm 2014) [125], của Anh là 30.000 bảng Anh [107], của Hàn Quốc là 28.959 đô la Mỹ [131] và của Hồng Kông là 31.758 đô la Mỹ, ngưỡng chi trả của Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần. Chính vì vậy, mặc dù đơn giá thuốc tại Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia được đề cập, NL vẫn không đạt chi phí – hiệu quả. Qua đó, nhấn mạnh tính cần thiết và cấp thiết tiến hành nghiên cứu ngưỡng chi trả cho riêng Việt Nam, đặc biệt là ngưỡng chi trả cho nhóm thuốc đắt tiền nói chung và thuốc ung thư nói riêng, nhằm làm cơ sở so sánh cho các phân tích kinh tế dược cho các thuốc này khi mà phần lớn các thuốc sẽ không đạt chi phí – hiệu quả nếu sử dụng ngưỡng chi trả như hiện nay.

Tuy kết luận từ mỗi nghiên cứu là khác nhau, nhưng mục đích của tất cả các nghiên cứu là tìm ra thuốc TKI điều trị đầu tay cho bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn cho hiệu quả kinh tế nhất tùy theo đặc điểm người bệnh và kinh tế xã hội của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, mặc dù giá thành thuốc IM và NL giảm đáng kể và được Quỹ BHYT thanh toán 80% thay vì 50% theo Thông tư số 01/2020/TT- BYT [6], so với ngưỡng chi trả của Việt Nam hiện nay theo khuyến cáo của WHO, chỉ định IM bước 1 vẫn là hướng điều trị tốt hơn so với chỉ định NL bước 1.

So sánh với nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bích Liên [30], [31] phân tích chi phí – hiệu quả của phác đồ NL so với IM liều cao trong điều trị BCMDT đề kháng với IM, nghiên cứu của đề tài có sự khác biệt lớn về: (1) phạm vi nghiên cứu (nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bích Liên là trên quần thể bệnh nhân kháng trị với IM và do đó đánh giá chi phí - hiệu quả điều trị bước 2 phác đồ NL liều 800mg/ngày so với tăng liều IM 800mg/ngày dựa trên quan điểm của người bệnh, trong khi đó nghiên cứu của là đề tài trên quần thể bệnh nhân được chẩn đoán mới

và do đó hướng nghiên cứu của đề tài là điều trị bước 1 so sánh NL liều 600mg/ngày với liều IM 400mg/ngày trên quan điểm của cơ quan chi trả và quan điểm xã hội); (2) mô hình nghiên cứu (mô hình của tác giả Võ Thị Bích Liên không có các trạng thái bệnh điều trị bước 1, ghép tế bào gốc và tử vong tự nhiên; do đó chỉ có 5 trạng thái bệnh so với 10 trạng thái bệnh trong mô hình nghiên cứu của đề tài); (3) phương pháp thu thập các tham số đầu vào (các tham số về đặc điểm dân số đầu vào mô hình, xác suất dịch chuyển giữa các trạng thái bệnh và chỉ số thỏa dụng trong nghiên cứu của tác giả Võ Thị Bích Liên đều dựa trên các nghiên cứu đơn lẻ từ quốc gia khác, không sử dụng phương pháp phân tích tổng quan hệ thống/phân tích gộp để tổng hợp thông tin và các kết quả từ các nghiên cứu hoặc tiến hành khảo sát nhằm thu thập các dữ liệu tại Việt Nam; đối với tham số về chi phí, tác giả không dựa trên dữ liệu thực chứng mà tiến hành khảo sát tần suất, tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ y tế và dựa trên đơn giá thuốc và dịch vụ y tế của bệnh viện để xác định được chi phí điều trị). Mặc dù có sự khác biệt lớn, kết luận của 2 nghiên cứu có sự tương đồng khi chỉ số ICER so sánh phác đồ NL với IM đều vượt ngưỡng chi trả, và giá thuốc là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của thuốc.

Dựa trên kết quả tổng quan hệ thống so sánh chi phí – hiệu quả của NL trong điều trị bước 1 BCMDT [17], kết quả quy đổi nghiên cứu của đề tài về đồng đô la Mỹ năm 2019 dựa trên chỉ số CPI cho thấy, kết quả phân tích chi phí –hiệu quả của NL của đề tài chỉ cao hơn nghiên cứu ở Hồng Kông [137]. Điều này được giải thích phần nào dựa trên sự khác biệt về thời gian chạy mô hình (đề tài thực hiện chạy mô hình trên toàn vòng đời người bệnh so với 15 năm ở Ý), hiệu quả điều trị NL khác nhau ở mỗi quốc gia (NL làm tăng 2,3 năm sống có chất lượng ở Hồng Kông so với chỉ tăng 1,18 năm sống có chất lượng ở Việt Nam). Mặc dù dasatinib chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, nhưng qua so sánh cho thấy, bối cảnh điều trị bao gồm dasatinib theo sau NL dường như cho chỉ số ICER thấp hơn so với NL đơn trị liệu. Điều này giúp gợi ý việc chỉ định dasatinib như điều trị bước 2 mang lại lợi ích kinh tế cho người bệnh nhiều hơn. Qua đó, các nhà quản lý có thể cân nhắc bổ sung thuốc dasatinib trong điều trị cho bệnh nhân BCMDT giai đoạn mạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

4.2.2. Kết quả phân tích tính bất định

Phân tích độ nhạy được thực hiện để xác minh tính ổn định của mô hình và độ tin cậy của kết quả tính toán. Phân tích độ nhạy đơn giản và phân tích độ nhạy xác suất được sử dụng trong phân tích tính bất định của kết quả và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của NL. Đây là hai phương pháp được sử dụng chủ yếu và được khuyến cáo cần được báo cáo trong các nghiên cứu phân tích chi phí – hiệu quả nhằm đánh giá mức độ biến thiên kết quả nghiên cứu [70].

Nghiên cứu chi phí - hiệu quả của nilotinib so với imatinib trong điều trị bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam - 15

Bằng phân tích độ nhạy một chiều, đề tài ghi nhận chỉ số thỏa dụng của thuốc IM và NL là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của NL trong điều trị bước 1 cho bệnh nhân BCMDT; kế đến là chi phí điều trị người bệnh ở giai đoạn mạn sử dụng NL và IM, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Li N ở Trung Quốc [101]. Trong chi phí điều trị, chi phí thuốc chiếm tỷ trọng 85% trong tổng chi phí điều trị cho người bệnh. Điều này gợi ý rằng, việc thay đổi đơn giá thuốc hoặc sử dụng các thuốc có hiệu quả tương đương với đơn giá thấp hơn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người bệnh, tiết kiệm chi phí lớn cho ngân sách của Quỹ BHYT [116]. Điển hình như nghiên cứu của tác giả Kantarjian và cộng sự [92] cho thấy việc đưa sớm các thuốc có hiệu quả tương đương nhưng có đơn giá thấp hơn vào thị trường Mỹ giúp tiết kiệm ngân sách y tế được 1 nghìn tỷ đô la trong 10 năm.

Trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế thuốc, yếu tố có thể can thiệp được trong thực hành là đơn giá thuốc. Do đó, nhằm ước tính sự ảnh hưởng đồng thời của đơn giá thuốc IM và NL, đề tài tiến hành phân tích độ nhạy 02 chiều nhằm đánh giá chính sách hỗ trợ giá song song phù hợp từ nhà cung ứng và sản xuất nhằm giúp cho NL đạt chi phí-hiệu quả khi điều trị đầu tay cho bệnh nhân BCMDT. Kết quả cho thấy, để NL đạt chi phí – hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam, giá thuốc NL cần phải giảm thêm 30% so với giá hiện tại hay giảm thêm 10% so với giá cũ trong trường hợp giữ nguyên giá IM, tương ứng với giá NL còn 168.700 VNĐ nếu xét từ góc nhìn của cơ quan chi trả, và cần phải giảm thêm 40% so với giá hiện tại hay giảm thêm 15% so với giá cũ trong trường hợp giữ nguyên giá IM, tương ứng với giá NL còn 144.600 VNĐ đối với góc nhìn xã hội. Như vậy, việc thực hiện phân tích độ nhạy 02 chiều không những giúp đánh giá được đơn giá phù

hợp với thuốc để giúp thuốc đạt hiệu quả kinh tế mà còn làm cơ sở cho việc định giá các thuốc tương tự khác nhằm mang lại lợi ích tốt nhất không chỉ cho người bệnh mà còn đối với cơ quan chi trả.

Qua phân tích trên cũng như xem xét bối cảnh hiện tại cùng với sự ra đời của thông tư mới được ban hành, kết quả của đề tài là nguồn cơ sở tham khảo để các nhà sản xuất và cung ứng thuốc cân nhắc hỗ trợ hoặc điều chỉnh giá phù hợp nếu mong muốn đưa NL trở thành thuốc được chỉ định bước 1 cho bệnh nhân trong tương lai, cũng như là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách tiến hành đàm phán giá phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Cụ thể, trong nghiên cứu của tác giả Andrew Hill và cộng sự [83] khi tiến hành phân tích giá mục tiêu nếu tiến hành sản xuất số lượng lớn thuốc IM phục vụ cho 1 triệu bệnh nhân, kết quả phân tích cho thấy IM có thể được sản xuất ổn định mà vẫn đạt được lợi nhuận với mức giá từ 128-216 đô la Mỹ/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với giá hiện tại tại Việt Nam là 5.670 đô la Mỹ/người/năm (kết quả sau khi quy đổi dựa trên tỷ giá hạch toán đô la Mỹ [148]).

Song song với phân tích độ nhạy đơn giản, phân tích độ nhạy xác suất được thực hiện nhằm cung cấp thông tin một cách tổng thể nhất về mức độ tính chắc chắn của kết quả nghiên cứu. Sau khi thay đổi đồng thời các tham số đầu vào và tái ước tính lại chỉ số ICER, kết quả của quá trình tái lặp 1.000 lần củng cố cho kết quả nghiên cứu khi trên 85% các giá trị ICER, so sánh phác đồ chỉ định NL bước 1 với chỉ định IM bước 1 không bao gồm chỉ định NL sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp, nằm vượt ngưỡng chi trả hoặc cho hiệu quả kinh tế kém hơn từ cả quan điểm của cơ quan chi trả và cả quan điểm xã hội. Qua đó, kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao và chắc chắn. Trong phân tích độ nhạy xác suất này cũng cho thấy kết quả quan trọng là thuốc NL đạt hiệu quả kinh tế ở ngưỡng chi trả từ 1 tỷ VNĐ trở lên, tương ứng với khoảng 43.000 đô la Mỹ. Xem xét mức ngưỡng chi trả này và GDP của quốc gia cho thấy, ngưỡng chi trả này gần bằng với Mỹ - nước có GDP cao nhất thế giới hiện nay và cao gấp 23 lần so với Việt Nam, cao hơn so với Hồng Kông – nước có GDP gấp 18 lần so với Việt Nam hoặc so với Hàn Quốc - nước có GDP gấp 11 lần so với Việt Nam. Như vậy, kể cả khi thực hiện nghiên cứu phân

tích ngưỡng chi trả cho riêng Việt Nam thì vẫn không thể đạt đến ngưỡng chi trả để thuốc NL đạt chi phí – hiệu quả. Qua đó, càng củng cố thêm về giá thuốc của IM và NL là những yếu tố cần phải được xem xét lại trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Mặc dù đánh giá tính giá trị của mô hình là bước quan trọng để đánh giá độ chính xác của mô hình trong việc dự đoán kết quả nghiên cứu và được khuyến cáo cần được báo cáo trong các nghiên cứu có liên quan đến mô hình [70]. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu kinh tế dược hiện nay mới chỉ dừng ở bước so sánh kết quả của mô hình của với kết quả của các nghiên cứu khác, chưa mở rộng xác nhận chéo bằng cách sử dụng các tham số đầu trong nghiên cứu của mình áp dụng trong mô hình nghiên cứu khác và tiến hành so sánh [124]. Đối với đề tài, do đặc thù tiến triển bệnh và hướng dẫn điều trị bệnh BCMDT, nên có sự tương đồng lớn về đặc điểm mô hình trong các nghiên cứu tương tự. Do đó, đề tài không thực hiện phân tích tính giá trị mà tiến hành so sánh với các nghiên cứu tương tự có sự giống nhau về đặc điểm mô hình nhằm đánh giá tính chính xác của mô hình.

4.2.3. Tổng hợp và phân tích các đề xuất nâng cao hiệu quả kinh tế của thuốc

Trong nền kinh tế thị trường tự do, hàng hóa được định giá theo các nguyên tắc như sau: 1) bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ và 2) kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi [4]. Tuy nhiên, thuốc là một loại hàng hóa “đặc biệt” do đó, nguyên tắc về giá sẽ mang tính tương đối và bao gồm tính nhân đạo, tức là mang lại lợi nhuận hợp lý cho nhà cung cấp, nhưng vẫn đảm bảo tính sẵn có và phù hợp với người bệnh và xã hội [92].

Trong các nhóm thuốc điều trị, thuốc ung thư là một ví dụ cụ thể khi mà chi phí thuốc rất cao và phần lớn bệnh nhân không đủ khả năng tài chính theo đuổi việc điều trị. Theo ước tính của Mỹ, bệnh nhân ung thư phải tự trả chi phí điều trị từ 20% đến 30%, tương ứng với gánh nặng tài chính sẽ là 20.000 đến 30.000 đô la Mỹ một năm, gần bằng một nửa thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình. Do

đó, nhiều bệnh nhân (ước tính 10% đến 20%) quyết định không điều trị hoặc thỏa hiệp đáng kể trong kế hoạch điều trị.

Điều này diễn ra tương tự với thuốc IM và NL mà đề tài đang thực hiện nghiên cứu. Việc ngừng chương trình viện trợ thuốc và bệnh nhân phải đồng trả 20%, chi phí thuốc trở thành gánh nặng kinh tế lớn, và sẽ dẫn đến giảm tuân thủ điều trị hoặc quyết định ngưng điều trị của người bệnh. Cụ thể, dựa trên phỏng vấn các chuyên gia lâm sàng tại nơi thu thập số liệu cho thấy, hiện tại có hơn 50% bệnh nhân phải ngưng điều trị với thuốc IM và chuyển sang điều trị hóa trị với thuốc HU; con số này ở nhóm bệnh nhân sử dụng NL do kháng hoặc không dung nạp IM là 70%. Việc chuyển sang điều trị với thuốc HU với nhiều tác dụng phụ và hiệu quả kém đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Mặt khác, theo ý kiến chuyên gia lâm sàng, việc chuyển sang điều trị với HU có khả năng giảm hiệu quả thuốc TKI trong tương lai nếu bệnh nhân có điều kiện tiếp tục điều trị với thuốc TKI.

Chính vì vậy, dựa trên kết quả phân tích và bàn luận ở các mục trên, đề tài tổng hợp và phân tích một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế thuốc trong điều trị cho bệnh nhân BCMDT như sau:

1. Đối với đơn giá thuốc, một trong yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh tế của thuốc:

- Xem xét thực hiện đàm phán giá. Theo thống kê thực hiện tại Mỹ, việc đàm phán giá thuốc có thể giúp tiết kiệm khoảng 40 đến 80 tỷ đô la mỗi năm [50], [92]; tương tự, theo báo cáo “Kết quả triển khai Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực y tế” cho thấy việc đàm phán giá năm 2017 và 2018 giúp giảm gần 19% so với giá trúng thầu, tiết kiệm được 35,5% chi phí mua thuốc ở các Bệnh viện/Viện so với quy định cũ và giúp tiết kiệm 551 tỷ đồng đối với 4 thuốc biệt dược gốc (Cerebrolysin, Tienam, Nexavar và Mabthera). Với những lợi ích mang lại, nên cân nhắc thực hiện đàm phán giá nhằm mang lại lợi ích cho cả cơ quan chi trả và người bệnh. Giá thuốc cao cho một dung lượng thị trường nhỏ không thực sự mang lại nhiều lợi ích lớn cho nhà cung cấp và cả bệnh nhân và cơ quan chi trả, do đó các

nhà cung cấp cân nhắc xem xét điều chỉnh giá thuốc đứng trên góc nhìn từ người bệnh và tính nhân văn trong điều trị hơn là xét về tính bản quyền và lợi nhuận vì đây là các thuốc điều trị đầu tay cho người bệnh, người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Mặt khác, nhiều phân tích đã chứng minh rằng, việc giảm giá các thuốc giúp làm tăng doanh số bán hàng lên hơn 60% do làm giảm doanh số của đối thủ cạnh tranh [109].

- Xem xét sử dụng các thuốc có hiệu quả tương đương với đơn giá thấp hơn. Khi Thông tư số 01/2020/TT-BYT được ban hành đã kết thúc Chương trình viện trợ thuốc, đây là cơ hội mở rộng thị trường cho các thuốc khác khi mà người bệnh và các nhà lâm sàng cần phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí điều trị cho người bệnh, giúp đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các hãng sản xuất. Điều này giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người bệnh, tiết kiệm chi phí lớn cho ngân sách của Quỹ BHYT. Tuy nhiên, hiện nay, thuốc NL chưa có thuốc generic do thuốc vẫn còn hạn bảo hộ, thuốc IM generic có 5 thuốc nhập khẩu đã có số đăng ký tại Việt Nam gồm: Imasil, Alvotinib, Unitib, Redivec và Rofiptil. Do đó, có thể cân nhắc xem xét bổ sung nhiều thuốc vào danh mục thuốc điều trị cho người bệnh BCMDT nhằm gia tăng tính cạnh tranh công bằng và đảm bảo khả năng chi trả vì trong nghiên cứu của tác giả Nass SJ và cộng sự [109] chỉ rõ, các nhà cung cấp đôi khi không nhất thiết giảm giá nếu chỉ có 1 công ty cung cấp thuốc trên thị trường và giá thuốc chỉ thật sự giảm mạnh và đạt mức thấp nhất khi có nhiều công ty sản xuất cùng tham gia vào thị trường cạnh tranh. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều thuốc thế hệ mới trong điều trị cho bệnh nhân BCMDT phải kể đến gồm: dasatinib, bosutinib, ponatinib. Việc cân nhắc mở rộng nhiều thuốc khác nhau nhằm không những cung cấp thuốc giá phải chăng cho người bệnh mà còn cung cấp đủ số lượng thuốc, tránh thiếu thuốc. Tuy nhiên, việc bổ sung thuốc mới vào danh mục chi trả của BHYT cần thiết phải có các bằng chứng đánh giá công nghệ y tế.

2. Đối với ngưỡng chi trả, thước đo quyết định hiệu quả kinh tế của thuốc:

- Sớm tiến hành phân tích ngưỡng chi trả cho riêng Việt Nam, đặc biệt đối với các thuốc có chi phí điều trị cao để làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận về hiệu quả kinh tế thuốc. Nhất là khi hiện nay, số lượng các nghiên cứu Kinh tế Dược, các nghiên cứu đánh giá Công nghệ Y tế đang gia tăng nhanh chóng, vì để một

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí