Chi Phí Và Hiệu Quả Của Các Phác Đồ Điều Trị

Bảng 3.16 cho thấy, phác đồ sử dụng NL đầu tay (phác đồ 3) cho chi phí cao gấp 1,6 lần so với phác đồ sử dụng IM đầu tay có hoặc không có bổ sung NL trong điều trị sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp IM (phác đồ 1 và 2), nhưng đồng thời cũng làm gia tăng CLCS lên đến gần 1,2 năm sống có chất lượng.

Hình 3 5 Mặt phẳng chỉ số CER Dựa trên kết quả chi phí và hiệu quả trên 1

Hình 3. 5. Mặt phẳng chỉ số CER

Dựa trên kết quả chi phí và hiệu quả trên toàn vòng đời của người bệnh, tiến hành phân tích chỉ số CER cho thấy cứ mỗi một QALY đạt được, bệnh nhân sử dụng IM đầu tay có hoặc không có sử dụng NL sau khi kháng hoặc không dung nạp IM phải chi trả khoảng 130 triệu đồng, thấp hơn khoảng 65 triệu đồng so với nhóm bệnh nhân sử dụng NL đầu tay. Xây dựng mặt phẳng CER cho thấy (Hình 3.5), không có phác đồ nào bị thống trị (dominated, chi phí cao hơn - hiệu quả thấp hơn), do đó, chỉ số ICER được phân tích nhằm tìm ra phác đồ cho hiệu quả kinh tế tối ưu.

Kết quả phân tích chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả cho thấy, so với phác đồ 1, chỉ số ICER của phác đồ 2 và 3 lần lượt có giá trị 276 triệu VNĐ/QALY và 1,2 tỷ VNĐ/QALY. Điều này cho thấy, cứ mỗi một QALY tăng thêm, bệnh nhân BCMDT điều trị đầu tay với NL hoặc bổ sung sử dụng NL sau khi thất bại điều trị với IM bước 1 phải trả thêm lần lượt là 1,2 tỷ VNĐ và 276 triệu VNĐ so với bệnh nhân điều trị với IM.

Để đánh giá mức độ khả thi của các phác đồ điều trị, các chỉ số ICER sẽ được so sánh với ngưỡng chi trả. Dựa trên khuyến cáo của WHO, ngưỡng chi trả

được đánh giá bằng 1-3 lần GDP bình quân đầu người [52]. Theo dữ liệu mới nhất của ngân hàng thế giới năm 2018, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo đồng đô la Mỹ hiện tại là 2.566,6 đô la Mỹ [149], tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ trung bình từ tháng 03/2019 đến tháng 03/2020 là 1 đô la Mỹ = 23.255,4 VNĐ [148]. Do đó, ngưỡng chi trả của Việt Nam được ước tính là 180 triệu VNĐ. So sánh chỉ số ICER với ngưỡng chi trả cho thấy, các phác đồ sử dụng NL cho chỉ số ICER vượt ngưỡng chi trả, do đó không đạt chi phí – hiệu quả.

3.2.1.2. Phân tích từ quan điểm cơ quan chi trả

Dựa trên số liệu thu thập được, phân tích chi phí – hiệu quả từ góc nhìn của cơ quan chi trả cũng được thực hiện với kết quả được trình bày trong Bảng 3.17

Bảng 3. 17. Chi phí và hiệu quả của các phác đồ điều trị



Phác đồ 1

IM -> HU/SCT

Phác đồ 2

IM -> NL -> HU/SCT

Phác đồ 3

NL -> HU/SCT

Chi phí (VNĐ)

1.547.387.740

1.551.140.446

2.558.919.164

QALY

18,09

18,11

19,28

CER

85.518.751

85.635.075

132.747.216

ICER so với phác đồ 1

195.010.320

855.419.555

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Tương tự từ phân tích chi phí – hiệu quả dưới góc nhìn của xã hội, phác đồ sử dụng NL đầu tay (phác đồ 3) cho chi phí cao gấp 1,6 lần so với phác đồ sử dụng IM đầu tay có hoặc không bổ sung NL sau khi bệnh nhân thất bại với IM bước 1 (phác đồ 1 và 2) trên toàn thời gian sống của người bệnh. Về chỉ số hiệu quả, kết quả tương tự như phân tích dưới góc nhìn của xã hội, phác đồ NL đầu tay làm gia tăng CLCS lên 1,2 năm sống có chất lượng so với phác đồ IM.

So với góc nhìn từ xã hội, kết quả phân tích chỉ số ICER từ góc nhìn cơ quan chi trả cho kết quả thấp hơn với chỉ số ICER phác đồ 3 và phác đồ 2 so với phác đồ 1 lần lượt là 855 triệu VNĐ/QALY và 195 triệu VNĐ/QALY. So sánh với ngưỡng chi trả cho thấy, dưới góc nhìn của cơ quan chi trả, các phác đồ sử dụng NL cho chỉ số ICER cao hơn so với ngưỡng chi trả, do đó, không đạt chi phí – hiệu quả.

3.2.2. Phân tích tính bất định

3.2.2.1. Phân tích độ nhạy xác suất


Theo quan điểm xã hội

Kiểm tra tính bất định của kết quả bằng phương pháp phân tích độ nhạy xác suất với sự thay đổi cùng lúc các giá trị về chi phí và hiệu quả để tạo ra kết quả ICER mới, kết quả của quá trình tái lặp 1.000 lần được biểu diễn trên Hình 3.6 và Bảng 3.18.

Bảng 3. 18. Xác suất đạt chi phí – hiệu quả theo các mức ngưỡng chi trả từ quan điểm xã hội


Ngưỡng chi trả

Phần trăm đạt chi phí – hiệu quả

ICER 2 so với 1

ICER 3 so với 1

Dưới 180 triệu

13,9%

8,5%

Trên 180 triệu

86,1%

60,4%

Hiệu quả cao hơn, chi phí thấp hơn

0%

6,2%

Hiệu quả thấp hơn, chi phí cao hơn

0%

24,9%

ICER phác đồ 2 so với 1

ICER phác đồ 3 so với 1

Hình 3. 6. Biểu đồ Scatter Plot so sánh các phác đồ từ quan điểm xã hội

Kết quả phân tích cho thấy, khi thay đổi đồng thời các tham số về chi phí, hiệu quả và chiết khấu, 86% các chỉ số ICER của phác đồ 2 so với 1 đều vượt ngưỡng chi trả là 180 triệu VNĐ, chỉ có 14% dưới ngưỡng chi trả. Tương tự, các phác đồ điều trị sử dụng NL như điều trị đầu tay cho kết quả chỉ có khoảng 9% các giá trị ICER có mức dưới ngưỡng chi trả và trên 60% giá trị ICER vượt mức ngưỡng chi trả. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy có khoảng 6% chỉ số ICER

cho thấy NL vượt trội hơn so với IM khi chỉ định đầu tay cho bệnh nhân BCMDT (hiệu quả cao hơn, chi phí thấp hơn), nhưng có đến 25% chỉ số ICER cho thấy NL kém vượt trội (hiệu quả thấp hơn, chi phí cao hơn) so với IM. Các kết quả phân tích này khẳng định lại kết quả phân tích ICER, so với chỉ định IM đầu tay, sử dụng NL như chỉ định bước 1 không mang lại hiệu quả kinh tế.

Nhằm có cái nhìn toàn diện về kết quả phân tích chi phí – hiệu quả theo các mức ngưỡng chi trả khác nhau không giới hạn ngưỡng chi trả theo khuyến cáo của WHO, phân tích xác suất chi phí – hiệu quả ở các mức ngưỡng khác nhau được thực hiện và được trình bày trên biểu đồ đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả (Hình 3.7). Kết quả Hình 3.7 cho thấy, ở ngưỡng chi trả 180 triệu, phác đồ điều trị sử dụng IM đầu tay cho xác suất đạt chi phí – hiệu quả cao nhất, kế đến là phác đồ sử dụng NL đầu tay. Phác đồ sử dụng NL điều trị bổ sung sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp IM gần như không đạt chi phí – hiệu quả. Khi ngưỡng chi trả tăng dần, xác suất đạt chi phí – hiệu quả của phác đồ 1 giảm mạnh trong khi đó phác đồ 2 và 3 tăng dần. Ở ngưỡng chi trả 750 triệu VNĐ, phác đồ 2 đạt chi phí – hiệu quả cao nhất, trong khi đó phác đồ 1 cho xác suất đạt chi phí – hiệu quả dưới 5%. Từ ngưỡng chi trả 1,3 tỷ trở lên, phác đồ 3 là phác đồ đạt chi phí – hiệu quả cao nhất. Như vậy, đối với ngưỡng chi trả của Việt Nam hiện nay theo khuyến cáo của WHO thì phác đồ sử dụng IM đầu tay cho bệnh nhân BCMDT là phác đồ đạt chi phí – hiệu quả cao nhất.

Ngưỡng chi trả = 180 triệu VNĐ

Hình 3. 7. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả từ quan điểm xã hội

Theo quan điểm cơ quan chi trả

Tương tự phân tích độ nhạy xác suất từ quan điểm xã hội, việc thực hiện phân tích độ nhạy xác suất từ quan điểm cơ quan chi trả được thực hiện với kết quả được trình bày trong Hình 3.8 và Hình 3.9.

ICER phác đồ 2 so với 1

ICER phác đồ 3 so với 1

Hình 3. 8. Biểu đồ Scatter Plot so sánh các phác đồ từ quan điểm cơ quan chi trả


Kết quả phân tích độ nhạy xác suất từ quan điểm cơ quan chi trả cho thấy, có sự tương đồng khi phân tích với phần trăm chỉ số ICER vượt ngưỡng chi trả giữa các phác đồ là khoảng 57%. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy có khoảng 5% chỉ số ICER cho thấy phác đồ 3 đạt hiệu quả kinh tế vượt trội (chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn), nhưng có đến 26% chỉ số ICER cho thấy NL kém vượt trội (hiệu quả thấp hơn, chi phí cao hơn). Các kết quả phân tích này khẳng định lại kết quả phân tích ICER, so với chỉ định IM đầu tay, sử dụng NL như chỉ định bước 1 không mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngưỡng chi trả = 180 triệu VNĐ


Hình 3. 9. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả từ quan điểm cơ quan chi trả

Tương tự phân tích dưới góc nhìn xã hội, kết quả phân tích dưới góc nhìn cơ quan chi trả ở ngưỡng chi trả 180 triệu cho thấy phác đồ điều trị sử dụng IM đầu tay cho xác suất đạt chi phí – hiệu quả cao nhất (95%), kế đến là phác đồ sử dụng NL đầu tay. Phác đồ sử dụng NL điều trị bổ sung sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp IM gần như không đạt chi phí – hiệu quả. Khi ngưỡng chi trả tăng dần, xác suất đạt chi phí – hiệu quả của phác đồ 1 giảm mạnh trong khi đó phác đồ 2 và 3 tăng dần. Ở ngưỡng chi trả 500 triệu VNĐ, phác đồ 2 đạt chi phí – hiệu quả cao nhất, trong khi đó phác đồ 1 cho xác suất đạt chi phí – hiệu quả dưới 5%. Từ ngưỡng chi trả 1 tỷ trở lên, phác đồ 3 là phác đồ đạt chi phí – hiệu quả cao nhất. Như vậy, đối với ngưỡng chi trả của Việt Nam hiện nay theo khuyến cáo của WHO thì phác đồ sử dụng IM đầu tay cho bệnh nhân BCMDT là phác đồ đạt chi phí – hiệu quả cao nhất.

3.2.2.2. Phân tích độ nhạy 1 chiều

Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế khi lựa chọn sử dụng IM hoặc NL như lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân BCMDT, kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều được thực hiện. Các yếu tố ảnh hưởng sử dụng trong phân tích độ nhạy bao gồm các chi phí, chỉ số thỏa dụng ở các trạng thái bệnh, đặc điểm bệnh nhân bắt đầu chạy mô hình (gồm tuổi và tỷ lệ nam nữ) và tỷ lệ chiết khấu. Trong đó, chỉ số thỏa dụng, chi phí điều trị, đặc điểm bệnh nhân bắt đầu chạy mô hình sẽ biến

đổi trong khoảng tin cậy 95%; riêng tỷ lệ chiết khấu dao động từ 0-6%. Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều so sánh từng cặp phác đồ được biểu diễn dưới dạng Biểu đồ Tornado (Hình 3.10 và Hình 3.11).

Hình 3 10 Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 2 với 1 Hình 3 11 Biểu 2


Hình 3. 10. Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 2 với 1


Hình 3 11 Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 3 với 1 Kết quả phân 3

Hình 3. 11. Biểu đồ Tornado chỉ số ICER so sánh phác đồ 3 với 1


Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy, chỉ số ICER so sánh phác đồ 3 với 1 chịu ảnh hưởng lớn thứ nhất bởi chỉ số thỏa dụng của IM đầu tay và NL đầu

tay. Các yếu tố ảnh hưởng kế tiếp là chi phí thuốc IM và NL và tỷ lệ chiết khấu, sự thay đổi chi phí điều trị trong khoảng 95% so với giá trị trung bình sẽ làm tăng hoặc giảm chỉ số ICER khoảng 50-100 triệu VNĐ, với tỷ lệ chiết khấu sẽ làm tăng hoặc giảm chỉ số ICER khoảng 60 triệu VNĐ, trong đó giảm tỷ lệ chiết khấu làm giảm chỉ số ICER nhiều nhất.

Đối với ICER so sánh phác đồ 2 với 1, chỉ số ICER chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi chi phí điều trị NL và tỷ lệ chiết khấu. Giả định chi phí điều trị biến đổi trong khoảng 95% so với giá trị trung bình và tỷ lệ chiết khấu biến đổi từ 0-6% so với giá trị ban đầu, chỉ số ICER sẽ tăng khoảng 200 triệu VNĐ hoặc giảm khoảng 100 triệu VNĐ. Hai yếu tố ảnh hưởng kế tiếp là chỉ số thỏa dụng của IM đầu tay và NL đầu tay.

3.2.2.3. Phân tích độ nhạy 2 chiều

Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều khi thay đổi từng giá trị của tham số cho thấy, chi phí thuốc IM và NL là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả kinh tế của phác đồ điều trị NL. Do đó, để tìm ra giải pháp giúp tăng tính hiệu quả kinh tế bằng cách điều chỉnh hoặc hỗ trợ giá thuốc, phân tích độ nhạy 2 chiều được thực hiện cho đơn giá thuốc IM và NL với ngưỡng chi trả 180 triệu VNĐ. Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều được trình bày trong Hình 3.12 và Hình 3.13:

- Để phác đồ sử dụng NL như điều trị đầu tay (phác đồ 3) đạt hiệu quả kinh tế, giá thuốc NL và IM cần điều chỉnh dao động trong vùng màu vàng. Cụ thể, dưới góc nhìn của xã hội, để phác đồ 3 đạt hiệu quả kinh tế thì giá NL cần giảm 40% so với giá hiện tại và giữ nguyên giá thuốc IM, hoặc giá NL giảm 20% và tăng giá thuốc IM lên 40%. Đối với góc nhìn của cơ quan chi trả, để phác đồ 3 đạt hiệu quả kinh tế thì cần giảm giá NL 30% so với giá hiện tại và giữ nguyên giá thuốc IM, hoặc giảm 10% giá NL và tăng giá thuốc IM lên 40%

- Tương tự, để phác đồ sử dụng IM đầu tay và phác đồ có bổ sung NL sau khi bệnh nhân kháng hoặc không dung nạp IM (phác đồ 2) đạt hiệu quả kinh tế, giá thuốc NL và IM cần điều chỉnh dao động trong vùng màu xanh. Cụ thể, dưới góc nhìn của xã hội, để phác đồ 2 đạt hiệu quả kinh tế trong trường hợp giữ nguyên giá thuốc IM như giá hiện tại thì giá thuốc NL cần giảm tối thiểu 35%. Đối với góc

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí