Một Số Khuyến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Mô Hình Dự Báo


4.3. Kết luận Chương 4

Chương 4 tổng quan lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE nói riêng trong giai đoạn 2014-2017. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận kế toán thông qua mô hình dự báo tiêu biểu là Z-Score (1968), Z-Score (1993) và mô hình dự báo KMV đại diện cho dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo phương pháp thị trường để kiểm tra tính hiệu quả của từng mô hình đối trong việc dự báo vỡ nợ đối với các doanh nghiệp hoạt động niêm yết trên HOSE.

Nghiên cứu sử dụng mô hình hệ số hồi quy tương quan và phương pháp ROC để kiểm tra tính hiệu quả của mô hình và đưa ra các kết luận: với mô hình đưa vào thực chứng thì kết quả mô hình KMV cho kết quả khả qua hơn. Tuy nhiên với các ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp tiếp cận cần có các điều chỉnh mô hình, các điều kiện áp dụng phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của các mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp.


CHƯƠNG 5

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình dự báo

5.1.1. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào của mô hình

Một trong những điều kiện tiên quyết để áp dụng được mô hình đo lường vỡ nợ là cần có các dữ liệu đầu vào được chính xác và kịp thời. Do đó các giải pháp đồng bộ để tăng cường công khai, minh bạch các số liệu của doanh nghiệp mới áp dụng được hiệu quả các mô hình dự báo vỡ nợ. Trên thực tế những thông tin được cung cấp bởi các khách hàng thường mang nặng ý muốn chủ quan thường đã được điều chỉnh, trong khi các nhà đầu tư hay các TCTD khi cho vay hay đầu tư cần phải dựa trên kết quả xử lý thông tin đa chiều về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó ngoài những thông tin có được do khách hàng cung cấp có thể thu thập các thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài; từ các cơ quan hữu quan (thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, thông tin từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, thông tin từ các bạn hàng và ngành chủ quản của dự án), thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và từ các chuyên gia kĩ thuật…Các dữ liệu thị trường và kế toán đầu vào phải có chất lượng ổn định, chính xác, kịp thời đòi hỏi các đối tượng tham gia liên quan phải nâng cao trách nhiệm của mình.

* Đối với các cơ quan quản lý:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, dưới luật về tiêu chuẩn thông tin, công bố thông tin và các văn bản nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, xây dựng quy trình, hướng dẫn cụ thể trong việc phân tích BCTC và sử dụng số liệu tài chính.

- Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, trước hết là cho lãnh đạo doanh nghiệp về tuân thủ yêu cầu minh bạch công bố thông tin, về vai trò và các nguyên tắc quản trị, làm cơ sở cho quá trình thực hành quản trị, tuân thủ, áp dụng quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất, cải thiện quan hệ nhà đầu tư...

- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, đảm bảo tính kỷ luật và lòng tin của thị trường.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện báo cáo và công bố thông tin đảm bảo công bố thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Xây dựng trung tâm dữ liệu thị trường, thông tin kế toán có tính chính thống theo hướng tập trung để các



đối tượng sử dụng dễ tiếp cận.

* Đối với các cơ quan kiểm toán độc lập:

- Cần kiểm soát chất lượng thông tin đầu vào của mô hình từ các công ty kiểm toán được lựa chọn. Để nâng cao chất lượng nội dung kiểm toán, các công ty kiểm toán cần:

- Yêu cầu các doanh nghiệp mà mình thực hiện kiểm toán BCTC phải yêu cầu họ mời mình tham dự họp hội đồng cổ đông thường niên để phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến BCTC.

- Các công ty kiểm toán cần tăng cường hơn nữa tính độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng vì càng độc lập, càng thiên về lợi ích công chúng hơn lợi ích của khách hàng.

- Không thực hiện ký hợp đồng kiểm toán bằng mọi giá vì mục đích lợi nhuận cũng như chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp mà cố tình làm đẹp BCTC làm ảnh hưởng tính pháp lý và minh bạch của thị trường.

- Cần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán trong đó chú trọng tới hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp…Công ty kiểm toán cần tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên trong.

* Đối với các doanh nghiệp niêm yết:

- Các doanh nghiệp niêm yết cần phải nâng cao nhận thức và vai trò đối với hoạt động kế toán kiểm toán của doanh nghiệp trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức về chuẩn mực kế toán, các quy định, quy phạm pháp luật về kế toán và các quy định của pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất nhằm nhanh hơn nữa thời gian hoàn thành BCTC nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của BCTC. Khuyến khích kế toán viên nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Kế toán viên, kiểm toán viên trong doanh nghiệp tham gia vào việc lập và báo cáo thông tin có thể được công bố ra công chúng hoặc được đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng. Họ phải lập hoặc trình bày thông tin một cách trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày thông tin để các thông tin này được hiểu đúng bản chất. Kế toán viên, kiểm toán viên phải luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức cơ bản về



tính chính trực, nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh.

5.1.2. Cải tiến mô hình lượng hóa đo lường khả năng trả nợ

Với kết quả thu được từ thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy có thể áp dụng phương pháp thị trường với mô hình KMV cho dự báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện còn rất ít các nghiên cứu và thực nghiệm cách tiếp cận thị trường trên cơ sở số liệu các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù có một số các tổ chức tín dụng hiện đã áp dụng đã nghiên cứu thử nghiệm xây dựng riêng cho mình theo phương pháp thị trường để áp dụng cho đơn vị mình để dự báo khả năng vỡ nợ cũng như dự báo khả năng về chất lượng tín dụng thông qua phân loại doanh nghiệp như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông… Tuy nhiên các nghiên cứu phần nhiều theo hướng dự báo tổn thất vỡ nợ và các nghiên cứu trong phạm vị hẹp của một tổ chức tín dụng nên rất cần có những nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở doanh nghiệp Việt Nam với các mức phân loại hạng doanh nghiệp cho phù hợp hơn để có thể áp dụng rộng rãi cho các đối tượng.

Như phần lý luận thì một trong yêu cầu để áp dụng phương pháp tiếp cận thị trường cần xác định được giá trị doanh nghiệp theo phương pháp thị trường trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi chưa lên sàn chứng khoán rất khó đánh giá về giá trị doanh nghiệp. Do đó cần nghiên cứu thêm các phương pháp định giá doanh nghiệp chưa tham gia thị trường chứng khoán để phương pháp được áp dụng rộng rã hơn. Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thì tình tình trạng thao túng giá trên thị trường chứng khoán vẫn diễn ra.. làm cho giá của chứng khoán không xoay quanh giá trị thực của doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan pháp luật đã ra nhiều chính sách và xử lý nghiêm việc thao túng giá, làm sai lệch giá chứng khoán bởi một số đối tượng thao túng giá cổ phiếu hoặc thực hiện các giao dịch nội gián. Đã có nhiều đối tượng đã bị Sở giao dịch Chứng khoán xử phạt thậm chí có một số vụ việc đã bị khởi tố hình sự như vụ Ông Lê Văn Dũng và đồng bọn trong vụ thao túng giá đối với mã chứng khoán DVD của Công ty Dược Phẩm Viễn Đông hay gần đây là mã KSA của Công ty Cổ phần Công Nghiệp khoán sản Bình Thuận.

Mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo phương pháp kế toán có cơ sở lý thuyết tương đối vững chắc và rất nhiều các học giả nghiên cứu. Như trong nghiên cứu nếu chưa xác định được mô hình dự báo hiệu quả thì có thể áp dụng mô hình Z-Score (1993) cho các dự báo của mình. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam cần tiếp tục có các nghiên cứu để có được bộ tiêu chí đánh giá phù hợp, có độ tin cậy hơn. Bộ tiêu chí xây dựng cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau:



- Hệ thống tiêu chí xác định ngưỡng doanh nghiệp đệ đơn phá sản cần được xây dựng chi tiết giúp các doanh nghiệp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp có thể xây dựng chương trình tự động.

- Hệ thống tiêu chí cần xây dựng các chỉ tiêu rõ ràng và thống nhất, đồng thời điểm của mỗi chỉ tiêu được xác định thông qua trọng số giúp người sử dụng thông tin có thể dễ dàng đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, giảm tính chủ quan khi đánh giá.

- Hệ thống được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng để giúp ngân hàng, các đối tượng quan tâm có thể so sánh mức độ rủi ro giữa các khách hàng doanh nghiệp khác nhau, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho các bên có liên quan đến doanh nghiệp trong việc lựa chọn, cân nhắc đối tượng khách hàng trong việc ra quyết định. Ngoài ra, hệ thống này cần khắc phục được phần dựa vào các chỉ tiêu phi tài chính khi chúng chỉ mang tính ước lượng, không có công thức tính cụ thể, do đó vẫn phải dựa váo đánh giá chủ quan, theo cảm tính.

Nghiên cứu cũng đề xuất một số mô hình đã có lý luận và thực nghiệp ở một số thị trường khác để các nghiên cứu tiếp tục cải tiến mô hình cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bảng 5.1: Các mô hình đề xuất đưa ra cải tiến



Atman (1983)


Atman (1993)


Deakin (1977)


Émisters

Fulmer, Moon, Gavin, and Erwin

(1984)

“Z = 0,717X1

“Z= 6,567X1

“I = -1,369

“Z = 0,951

“H = -6,075

+ 0,847X2

+ 3,26X2

+ 13,855X1

- 0,423X1

+ 5,528V1

+ 3,107X3

+ 6,72X3

+ 0,060X2

- 0,293X2

+ 0,212V2

+ 0,420X4

+ 1,05X4”

- 0,601X3

-0,482X3 +0,277X4

+ 0,073V3

+ 0,998X5”

Trong đó:

+ 0,3 96X4

- 0,425X5

+ 1,270V4

Trong đó:

Z = Chỉ số tổng hợp

X1 = VLĐ/ TTS

X2 = LN giữ lại / TTS

Z = Chỉ số tổng hợp

X1 =

VLĐ/TTS

X2 = LN giữ lại /TTS

X3 = LN sau

+ 0,194X5”

Trong đó:

I = Chỉ số tổng hợp

X1 = LN

ròng/ TTS

X2 =

-0,352X6 - 0,924X7”

Trong đó:

Z = Biến phụ thuộc, nhận giá trị 1 đối với các doanh nghiệp không phá sản và 1 cho các doanh

-0,120V5

+ 2,335V6

+ 0,575V7

+ 1,083V8

+ 0,894V9”

Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cách tiếp cận kế toán và cách tiếp cận thị trường trong dự báo vỡ nợ của doanh nghiệp Việt Nam - 14



Atman (1983)


Atman (1993)


Deakin (1977)


Émisters

Fulmer, Moon, Gavin, and Erwin

(1984)

X3 = LN thuế và lãi / TTS

thuế và lãi / TTS

TSNN/TTS

X3 = Tiền

nghiệp phá sản.

X1 = 1 nếu Tiền / Nợ

H = Chỉ số tổng hợp

X4 = GTSS sổ

sách của VCSH /GTSS

của tổng nợ X5 = DT/TTS

X4 = GTSS VCSH / GTSS

trên tổng tài sản

X4 = Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn

X5 = Doanh thu trên tài sản ngắn hạn

ngắn hạn <0,05; 0 nếu ngược lại.

X2 = 1 VCSH /

Doanh thu < 0,07; 0 nếu ngược lại.

X3 = 1 nếu (Vốn lưu động ròng / Doanh thu) / TB ngành < -

0,02; 0 nếu ngược

V1 = LN giữ lại

/ TTS

V2 = DT/TTS

V3 = LN trước thuế và lãi vay / VCSH

V4 = Tiền / Tổng nợ




lại.

V5 = Nợ / TTS




X4 = 1 nếu (Nợ ngắn

V6 = NNH/ Tài




hạn / VCSH) / TB

sản ngắn hạn




ngành < 0,48; 0 nếu

V7 = Logarit




ngược lại.

của tài sản cố




X5 = 1 nếu (Hàng tồn

định hữu hình




kho / Doanh thu) /

V8 = VLĐ/




TB ngành <0,04 và

Tổng nợ




có xu hướng tăng; 0 nếu ngược lại.

V9 = Logarit của lợi nhuận




X6 = 1 nếu Tỷ số khả

trước thuế và




năng thanh toán

lãi vay / Lãi vay




nhanh / TB ngành <





0,34 và có xu hướng





giảm; 0 nếu ngược lại.





X7 = 1 nếu Tỷ số khả





năng thanh toán





nhanh / TB ngành có





xu hướng tăng; 0 nếu





ngược lại.




Dựa trên kết quả chạy định lượng và khảo sát phỏng vấn sâu, nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn theo phương pháp thị trường có ưu thế hơn trong dự báo vỡ nợ doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu về mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp tại một số nền kinh tế phát triển thì kết quả cho thấy áp dụng theo phương pháp kế toán cho kết quả tốt hơn. Đây cũng cho thấy một thực trạng chất lượng báo cáo tài chính công bố của các doanh nghiệp tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam là thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị các cơ quan kiểm toán từ chối toàn bộ hoặc từng phần trong kết luận kiểm toán.

Ngoài các các tiêu chí của mô hình nghiên cứu đã công bố có thể xem xét các yếu tố để đo lường về cơ cấu vốn, chỉ tiêu quản lý tài sản, hệ số sinh lời TSCĐ... để có thể cải tiến cho mô hình hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cũng có thể xem xét điểm vỡ nợ doanh nghiệp trên cơ sở theo các nhóm khách hàng theo các tiêu chí doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ hay theo loại hình doanh nghiệp. Các điểm vỡ nợ cũng cần được xem xét định kỳ dựa trên cơ sở với các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế … khi xét các nhân tố ảnh hưởng đến vỡ nợ doanh nghiệp.

5.1.3. Xây dựng hệ thống dữ liệu dự báo vỡ nợ doanh nghiệp

Tiến hành xây dựng hệ thống dữ liệu dành cho các đối tượng được dễ dàng sử dụng, hiện có một số trung tâm như CIC của Ngân hàng nhà nước đã xây dựng trung tâm giữ liệu nhưng chủ yếu là đối tượng phục vụ cho các Tổ chức tín dụng và cũng thiếu các thông tin về thị trường như giá trị cổ phiếu để cho các nhà đầu tư có thể có thể tính dự báo vỡ nợ doanh nghiệp theo hướng tiếp cận thị trường. Việc xây dựng hệ thống giữ liệu cần phân loại theo các ngành để khi sử dụng có các xem xét các tham số điều chỉnh theo ngành.

Hiện các thông tin về tài chính và thị trường của doanh nghiệp được phân tán nhiều nơi như trung tâm CIC – NHNN, cơ quan thuế, Ủy ban Chứng khoán…trong khi việc minh bạch và lấy thông tin chính thống rất khó khăn cho các đối tượng quan tâm. Do có nhiều đối tượng cần thiết sử dụng số liệu về tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, TCTD, cơ quan thuế, người lao động… nên cần xây dựng một trung tâm dữ liệu độc lập, hoạt động mang tính dịch vụ để mọi doanh nghiệp bắt buộc đều cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, các cáo bạch nội bộ minh bạch. Việc tiếp cận của các đối tượng của các nhà đầu tư và các bên liên quan phải được cập nhật dễ ràng. Với đề xuất thành lập 1 trung tâm độc lập, liên quan tới nhiều bộ ngành và nhiều đối tượng điều chỉnh do đó đề án thành lập phải có sự tham gia chỉ đạo của cấp Chính phủ.


5.1.4. Phổ biến kiến thức về mô hình đo lường vỡ nợ doanh nghiệp

Việc đo lường và công bố kết quả dự báo vỡ nợ doanh nghiệp là cần thiết tuy nhiên để giúp các đối tượng hiểu biết và sử dụng các thông tin này cho các mục đích của mình cần phải có một quá trình nhất định. Mặc dù việc sử dụng mô hình dự báo đã được nghiên cứu và có sự hỗ trợ bởi trang thiết bị tin học tuy nhiên các đối tượng tham gia sử dụng cũng cần có nền tảng kiến thức về toán kinh tế, về tài chính… để có thể dự báo vỡ nợ. Để thực hiện được điều này, trước hết các cơ quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và các đối tượng sử dụng cần tổ chức các khóa đào tạo về cách sử dụng công thức, mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp cũng như ý nghĩa của kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Các đối tượng sử dụng dự báo vỡ nợ doanh nghiệp cần được đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá theo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong sử dụng kết quả mô hình cho các quyết định.

5.1.5. Hoàn hiện các ứng dụng từ các mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp

Có khung pháp lý để các đối tượng bắt buộc sử dụng các mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp để ra các quyết định đầu tư, cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng… Hiện Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng hiện cho vay phải phân loại doanh nghiệp bằng bảng xếp hạng tín dụng nội bộ tuy nhiên cũng chưa có hướng dẫn hoặc bắt buộc các tiêu chí trong bảng xếp hạng tín dụng hay cách sử dụng kết quả bảng xếp hạng do đó việc áp dụng mô hình lượng hóa các rủi ro vẫn phục thuộc ý chủ quan của đối tượng sử dụng. Và hiện các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng không phải bắt buộc tự đánh giá hoặc có bảng tự đánh giá độc lập cho các xếp hạng doanh nghiệp của mình bằng các phương pháp lượng hóa số liệu để cho các nhà đầu tư lựa chọn.

5.1.6. Tăng cường nhận thức sử dụng mô hình dự báo vỡ nợ doanh nghiệp

Ngoài các quy định chế tài bắt buộc các đối tượng phải sử dụng các mô hình dự báo vỡ nợ cần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong sử dụng các phương pháp hiện đại trong quản trị rủi ro.

5.1.6.1. Đối với các doanh nghiệp niêm yết

Việc sử dụng các mô hình dự báo vỡ nợ thường xuyên giúp cho các doanh nghiệp niêm yết thấy được sức khỏe của mình thực hiện các mục tiêu của mình. Thông qua kết quả nghiên cứu theo 2 phương pháp tiếp cận kế toán và phương pháp tiếp cận theo hướng

Ngày đăng: 09/12/2022