tình hình hoạt động của doanh nghiệp | ||
Công việc chủ yếu | Quy trình tác nghiệp và công việc hoạch định | Xử lý, tập hợp, thống kế, báo cáo số liệu |
Đầu vào | Thực hiện công việc lập kế hoạch, điều hành để tạo ra hoạt động doanh nghiệp. | Kết quả hoạt động của doanh nghiệp như mua bán hàng hóa vật tư, thu chi tiền mặt… |
Ví dụ | Quản lý số liệu theo quy trình. Tức là xem xét số lượng trên phiếu xuất của vật tư có phù hợp với định mức đã đặt ra của doanh nghiệp hay không. | Chỉ sử dụng số lượng trên phiếu xuất để quản lý hàng tồn kho mà không chỉ rõ được số lượng đó có phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay không |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 1
- Phát triển thị trường phần mềm kế toán tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thị Trường Phần Mềm Kế Toán Việt Nam
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Thị Trường Phần Mềm Kế Toán
- Doanh Nghiệp Cung Cấp Sản Phẩm Phần Mềm Kế Toán Nước Ngoài
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bảng 2: Điểm khác biệt giữa ERP và FAS
Do sự nhầm lẫn cơ bản này mà trên thị trường có những cái hiểu sai và đánh giá chưa đúng về PMKT. Nhắc tới ERP, người ta sẽ nhắc tới nhiều các phần mềm nước ngoài như Oracle, SAP,… còn nhắc tới PMKT thì các phần mềm Việt như Fast, Bravo, Misa hay Esoft… lại được nhắc tới nhiều.
Trên thực tế sự nhầm lẫn này là rất phổ biến và cần được lưu tâm. Một doanh nghiệp muốn tiết kiệm và tận dụng được tối đa nguồn lực tài chính của công ty mình thì cần thiết phải phần biệt rõ ERP và FAS. Tuy nhiên việc sử dụng ERP thay cho FAS đang là xu hướng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn,
chính vì vậy khi nghiên cứu về thị trường PMKT đối với doanh nghiệp có quy mô lớn chính là nghiên cứu về các ERP áp dụng tại các doanh nghiệp lớn.
II. Đặc trưng của thị trường phần mềm kế toán Việt Nam và thế giới
1. Đối tượng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam không chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh sử dụng phần mềm kế toán mà các cơ quan Nhà nước cũng sử dụng phần mềm kế toán. Ngoài ra phần mềm kế toán còn sử dụng với các đối tượng khác như các cá nhân làm công tác kế toán cho nhiều doanh nghiệp… Tuy nhiên đối tượng chính tạo ra thị trường PMKT tại Việt Nam chính là các doanh nghiệp với những quy mô kinh doanh và ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Mỗi chuyên ngành mà doanh nghiệp kinh doanh sẽ có một số phần mềm kế toán nhất định phù hợp với chuyên ngành đó. Thực tế việc sử dụng phần mềm kế toán đối với chuyên ngành khác thậm chí gần giống chuyên ngành doanh nghiệp kinh doanh cũng mang lại nhiều bất cập và phức tạp cho kế toán. Hơn nữa ngay trong một doanh nghiệp cung cấp phần mềm kế toán cũng có nhiều phần mềm phù hợp với đặc trưng các ngành khác nhau. Ví dụ như công ty công nghệ và truyền thông CNS cung cấp đồng thời các sản phẩm “CNS Accounting for Construction” cho chuyên ngành xây dựng và sản phẩm “CNS Accounting for Commerce” cho doanh nghiệp thương mại hay sản phẩm “CNS Accounting for Mobile Shop” cho chuỗi cửa hàng điện thoại di động… Điều này chứng tỏ các PMKT cho các chuyên ngành khác nhau (đối tượng khác nhau) lại có những đặc trưng khác biệt. Theo chuyên ngành của các doanh nghiệp, phần mềm kế toán được chia thành các loại sau:
Phần mềm kế toán chuyên ngành xây dựng như:
CNS Accounting for Construction (công ty công nghệ và truyền thông CNS)
CicAccount (Công ty cổ phần tin học và tư vấn xây dựng – Bộ xây dựng) với
- CicAccount_e (phần mềm kế toán doanh nghiệp xây dựng)
- CicAccount_i (phần mềm kế toán chủ đầu tư, ban quản lý dự án)
- CicAccout_a (phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp xây dựng)….
PMKT chuyên ngành vận chuyển, logistics như VIC-EAccount Transpors…
PMKT chuyên ngành du lịch như VIC-Eaccount Tourism…
PMKT hành chính sự nghiệp như Misa Mimosa.net 2009…
PMKT kế toán xã như Misa Bamboo.net …
Và còn rất nhiều PMKT ở các chuyên ngành khác nhau …
Thông thường một phần mềm kế toán “không chuyên ngành” áp dụng cho một ngành nghề đặc thù sẽ đòi hỏi phải chỉnh sửa nhiều mới đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của ngành nghề. Việc này sẽ đòi hỏi thời gian, chi phí và tổng giá mà doanh nghiệp phải trả thường sẽ cao. Ngoài ra sẽ có khó khăn trong việc nâng cấp mỗi khi có phiên bản mới, vì nhà cung cấp chỉ nâng cấp sản phẩm chung chứ không nâng cấp những chỉnh sửa cho từng doanh nghiệp khách hàng cụ thể. Muốn nâng cấp thì lại cần thời gian và chi phí. Do đó các doanh nghiệp nên biết về các sản phẩm phù hợp cho chuyên ngành đặc trưng mà doanh nghiệp mình yêu cầu để tránh chi phí không cần thiết. Việc ứng dụng sản phẩm PMKT phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho hiệu suất cao hơn so với sử dụng một PMKT chung trên thị trường. PMKT chung sẽ không đáp ứng được nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngược lại với các sản phẩm PMKT được viết cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình đặc thù lại có các PMKT được viết chung với các doanh nghiệp kinh doanh trong các khu vực lĩnh vực kinh doanh khác nhau như sản xuất, thương mại và dịch vụ. Hầu hết các sản phẩm hiện nay trên thị trường đều áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trên thị trường. Trên thị trường hiện nay các PMKT hầu hết phù hợp với các doanh nghiệp theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó. PMKT ở nước ta được xây dựng chung và trước khi được đưa vào sử dụng thì các PMKT có được sự thay đổi hợp lý để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài các cơ quan Nhà nước sử dụng PMKT như cơ quan thuế, hải quan… thì các doanh nghiệp có quy mô như nhau lại thích hợp với một loại PMKT.
Theo quy mô của doanh nghiệp mà phần mềm hướng đến ( tổng thể quy mô của doanh nghiệp) có thể chia phần mềm kế toán thành 3 loại sau:
Phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn
Phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa
Phần mềm kế toán dành cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, rất nhỏ.
Theo quy mô của phòng kế toán ( doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ sẽ đòi hỏi nhiều nhân viên kế toán hơn doanh nghiệp khác) có thể chia phần mềm theo quy mô người sử dụng như sau
Phần mềm kế toán nhỏ, đơn giản dành cho doanh nghiệp có số lượng người sử dụng dưới 3 người
Phần mềm kế toán vừa dành cho doanh nghiệp có số lượng người sử dụng từ 3-20 người
Phần phần kế toán lớn dành cho doanh nghiệp có số lượng người sử dụng trên 20 người.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường không có các yêu cầu cao về phân quyền truy cập theo chức năng menu nghiệp vụ (mua, bán, tồn kho…) và phân quyền về chức năng xử lý số liệu (xem, sửa, xóa), phân quyền truy cập chi tiết đến trường thông tin của từng nghiệp vụ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng không cần nhiều báo cáo quản trị. Và như vậy các doanh nghiệp này chỉ cần một phần mềm kế toán đơn giản là đáp ứng nhu cầu.
Các doanh nghiệp có quy mô vừa thường có nhu cầu cao hơn về phân quyền xử lý và truy nhập các chức năng, thông tin trong phần mềm. Các yêu cầu về báo cáo quản trị nhiều hơn. Một số doanh nghiệp có quy mô vừa có các bộ phận, đơn vị phân tán trên địa bàn rộng sẽ đòi hỏi chương trình có khả năng chạy nhanh, ổn định thông qua đường truyền internet.
Các doanh nghiệp lớn thường yêu cầu chương trình có khả năng xử lý số lượng giao dịch lớn với tốc độ nhanh, chương trình có thể chạy trên mạng diện rộng với số lượng người sử dụng nhiều, có thể vượt trên 30-40 người.
Mỗi phần mềm kế toán phù hợp với một quy mô nhất định và thường không phù hợp với loại hình doanh nghiệp có quy mô khác. Ví dụ như phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì sẽ ít thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp có quy mô vừa hay phần mềm của doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là phức tạp và tốn chi phí không cần thiết đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp khi muốn lựa chọn một sản phẩm cho doanh nghiệp mình thì cần thiết phải hiểu quy mô của doanh nghiệp mình cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của phần mềm mình định chọn.
Hơn nữa mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực khác nhau sẽ cung cấp ra thị trường một loại sản phẩm. Tính đa dạng và phức tạp của sản phẩm cũng như tính chuyên ngành của ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh cũng là yếu tố cần thiết phải quan tâm khi lựa chọn một phần mềm kế toán.
Như vậy dù hoạt động trong lĩnh vực nào như sản xuất, thương mại, dịch vụ hay cơ quan Nhà nước nhưng với quy mô khác nhau thì sử dụng các PMKT chung như nhau.
2. Đặc trưng về nhà cung cấp phần mềm kế toán ở Việt Nam
Nhà cung cấp PMKT ở nước ta với hai loại hình là tự sản xuất và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác mang những đặc trưng cơ bản như sau:
*Đối với doanh nghiệp tự sản xuất PMKT để phân phối
Những doanh nghiệp tự sản xuất PMKT trong nước như Effect, Misa,… mang những nét đặc trưng của một doanh nghiệp trong nước đó là:
Thứ nhất là, hầu hết các doanh nghiệp đều hướng vào đối tượng là các công ty có quy mô vừa và nhỏ; chính vì vậy các PMKT của các doanh nghiệp nước ta sản xuất ra có hơn 80% là đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối tượng khách hàng này có số lượng lớn và dễ dàng đáp ứng nhu cầu; vì thế sản phẩm PMKT dễ dàng tiếp cận và đưa vào sử dụng hơn.
Thứ hai là, hầu hết các doanh nghiệp không hướng tới các sản phẩm cho các khách hàng có nhu cầu đặc biệt mà hướng tới sản xuất các sản phẩm chung. Rất ít các sản phẩm PMKT hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể mà chỉ sản xuất các sản phẩm phù hợp với mọi loại hình kinh doanh. Do đó các sản phẩm của họ đều cần thiết phải có sự điều chỉnh đáng kể trước khi đưa vào sử dụng.
Thứ ba là, bản thân các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp tư nhân và chủ yếu là công ty cổ phần để huy động nguồn vốn cũng như nhân lực dễ dàng. Việc các doanh nghiệp hầu như không thuộc doanh nghiệp Nhà nước vì tính chất năng động của thị trường này. Thị trường PMKT yêu cầu nguồn nhân lực luôn sáng tạo, năng động, nhiệt tình; đồng thời khi triển khai dự án cần phải có nguồn vốn cũng như lượng lao động lớn do đó các doanh nghiệp mang tính bị động thường không phù hợp với thị trường này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành PMKT đều có những nét riêng để tạo ra tính linh động. Các sản phẩm của các doanh nghiệp cũng có sự khác biệt nhau tạo lên tính ưu việt riêng của công ty đó.
* Đối với doanh nghiệp phân phối sản phẩm PMKT không tự sản xuất: Các doanh nghiệp phân phối sản phẩm PMKT không tự sản xuất sản phẩm thì thường nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài về. Xuất phát từ ưu điểm của các sản phẩm nhập khẩu là chất lượng tốt thông qua quá trình sàng lọc của thị trường nên các doanh nghiệp có đặc trưng là phân phối sản phẩm với chất lượng cao.
Hơn nữa, các bản thân các doanh nghiệp phân phối sản phẩm PMKT là doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực phần mềm nên các doanh nghiệp này rất nhạy cảm với tính công nghệ, an toàn của sản phẩm được đề cao.
Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm PMKT không tự sản xuất thường rất hiểu về lĩnh vực công nghệ nhưng ít khi họ hiểu về lĩnh vực kế toán nên khả năng cập nhật theo chuẩn kế toán thường kém hơn nhưng khả năng đáp ứng một môi trường phần mềm tốt là cao hơn.
* Yêu cầu chung cho doanh nghiệp kinh doanh phần mềm kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh PMKT muốn hình thành và phát triển thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo và dồi dào. Đội ngũ nhân viên tốt luôn là yêu cầu hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là trên thị trường PMKT thì nguồn nhân lực gắn ở mọi khâu từ đầu vào của sản phẩm tới đầu ra. Ngoài đội ngũ lập trình viên, nhân viên kinh doanh còn có đội ngũ các chuyên viên về kế toán giỏi để đảm bảo sản phẩm được sử dụng đúng nhất.
Ngoài ra doanh nghiệp cần có nguồn vốn tối thiểu đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định trong 1 năm bởi vì ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp đang có thị phần lớn trên thị trường thì họ phải đối đầu với việc có số vốn huy động cho các dự án trước khi việc triển khai được hoàn thành.
Hợp đồng chỉ kết thúc và nhận được giá trị khi công việc triển khai sản phẩm được tiến hành xong do đó các doanh nghiệp phân phối sản phẩm PMKT cần phải có nguồn vốn trước khi có doanh thu từ việc thực hiện hợp đồng.
Ngoài nguồn vốn và nguồn nhân lực thì doanh nghiệp kinh doanh PMKT cần có những yêu cầu khác để có thể tồn tại và phát triển ở thị trường như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt, luôn luôn cải tiến chất lượng sản phẩm...
3. Các phần mềm kế toán phổ biến
Thị trường PMKT Việt Nam có hơn 130 doanh nghiệp cung cấp sản phẩm PMKT với rất nhiều PMKT trên thị trường. Danh sách các PMKT trên thị trường với những đặc điểm cơ bản của nó được trình bày rõ trong Phụ lục 1. Xin trích một số PMKT phổ biến được cung cấp bởi các công ty như sau:
MISA-SME Công ty CP Misa
Misa mimosa.net Công ty phần mềm Misa Bravo Công ty CP PM Bravo
Fast accounting Công ty phần mềm kế toán FAST Seeget Công ty TNHH Tin học F.S.L – Fasolla
1C:Ketoan8 Công ty cổ phần hệ thống 1-VS Visual Effect 2.0 Công ty phần mềm Effect
Esoft Financials Công ty phần mềm Esoft
SSP Accounting Công ty Saigon Software Park SAS Innova Công ty cổ phần SIS Việt Nam
Peachtree Accounting Phân phối bởi các đại lý ở Việt Nam Acsoft Phần mềm của viện tin học VCCI 3S Finance 7.5 Công ty CP giải pháp ITG Việt Nam 3S Accounting Công ty CP giải pháp ITG Việt Nam