Tình Hình Hoạt Động Các Doanh Nghiệp Niêm Yết Tại Hose Giai Đoạn 2014-2016


CHƯƠNG 4

ÁP DỤNG MÔ HÌNH THEO CÁCH TIẾP CẬN KẾ TOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG TRONG DỰ BÁO VỠ NỢ DOANH NGHIỆP

4.1. Tình hình hoạt động các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE giai đoạn 2014-2016

4.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mở đầu bằng việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vào ngày 28-11-1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, 2 năm sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh khi Nghị định số 48/CP của Chính phủ được ký vào ngày 11-7-1998 và thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và sẽ đặt cơ sở tại TP.HCM và Hà Nội. Chưa đầy 2 năm sau đó, ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu REE và SAM. Không lâu sau đó, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng chính thức ra mắt vào ngày 8/3/2005. Nếu như TTGDCK TP.HCM là nơi niêm yết giao dịch chứng khoán của những công ty lớn, thì TTGDCK Hà Nội là nơi tập trung niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong hơn 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua khá nhiều biến động, nhưng cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn từ 2000-2005 đánh dấu khởi đầu của thị trường chứng khoán, hay còn được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Trong suốt giai đoạn này, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP, gần như không có thay đổi gì nhiều. Tuy nhiên qua giai đoạn bắt đầu từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán được Quốc ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, đã dần cải thiện những bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên an toàn minh bạch hơn, tăng khả năng quản lý giám sát cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Về quy mô thị trường, năm 2006 đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ khi đạt 22,7% GDP, con số thậm chí tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43% vào năm 2007. Do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới, năm 2008



là với mức vốn hóa thị trường giảm mạnh, xuống còn 18% GDP. Qua năm 2009, thị trường bắt đầu hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP. Đi kèm với sự phục hồi này là sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Tính tới thời điểm cuối 2017 mức vốn hóa thị trường đã lên đến 75% GDP và có gần 700 doanh nghiệp niêm yết thể hiện sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.

Kể từ khi bị ảnh hưởng nặng nề của tình hình kinh tế trong nước và thế giới năm 2008, thì chứng khoán Việt Nam có bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Qua theo dõi tình hình tài chính của các doanh nghiệp từ năm 2010, tình hình tài chính của doanh nghiệp niêm yết được chia làm ba giai đoạn.

* Thị trường chứng khoán từ năm 2010-2011 là thời gian các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoàng tài chính toàn cầu. So với năm 2010, số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm chiếm 2/3 tổng số doanh nghiệp; trong có có một nửa số doanh nghiệp đồng thời doanh thu và lợi nhuận giảm.

* Thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2012 -2015, quy mô tài sản, vốn và doanh thu toàn thị trường có mức tăng tương đương nhau, trong khi đó lợi nhuận gia tăng gần như gấp đôi các chỉ tiêu này. Cụ thể, so với năm 2012, tổng tài sản của 628 doanh nghiệp đã tăng 18.9%, lên 1,100,273 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu tăng 25%, lên 447,046 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 44%. So với năm 2013, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết cũng tăng tới 17.9%. Do đó, ROA, ROE của các doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Sau thời gian dài sụt giảm, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh năm 2013 thì năm 2014 chỉ tiêu ROA, ROE của thị trường đã có dấu hiệu tăng trưởng. Đối với năm tài khóa 2015, xét về mặt số lượng thì các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp niêm yết có tăng, nhưng chất lượng thì lại giảm so với năm trước. Việc tăng tài sản thông qua tăng trưởng vốn chủ sở hữu khiến ROE bình quân cải thiện nhẹ so với mức đáy năm 2013 nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn trước đó.


Hình 4 1 Một số chỉ tiêu tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 1


Hình 4.1. Một số chỉ tiêu tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết 2010 - 2015

Nguồn: VietstockFinance


Hình 4 2 ROA ROE của doanh nghiệp niêm yết từ 2010 2015 Nguồn Stoxplus và tính 2

Hình 4.2. ROA, ROE của doanh nghiệp niêm yết từ 2010- 2015

Nguồn: Stoxplus và tính toán của UBGSTCQG



Kết quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết phân theo nhóm ngành: Trong số các doanh nghiệp niêm yết có kết quả hoạt động kinh doanh lãi năm 2014, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp, trong đó lớn nhất là Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao (LAS) chiếm 12,7% tổng giá trị lãi của nhóm. Sang năm 2015 thì ngành công nghiệp vẫn được đánh giá là ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, gấp 3 lần mức tăng của toàn thị trường.

Các ngành có ROA, ROE cải thiện tốt bao gồm: xây dựng, vận tải - kho bãi, nông

– lâm- thủy sản. Đối với hai ngành xây dựng và bất động sản, mặc dù ROA, ROE vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, trong ngành công nghiệp thì tiểu nhóm ngành chế biến chế tạo cũng là những ngành có nhiều cải thiện khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn chủ sở hữu năm 2014 và 2015 đều tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy điện lại sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng (25%) do hạn hán trong năm qua.

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết phân theo địa điểm niêm yết: Xét về mặt quy mô, các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có quy mô lớn hơn. Tuy vậy, giai đoạn 2014-2015 thì HNX lại ghi nhận nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan hơn.

Năm 2014, tổng số doanh nghiệp niêm yết trên HNX có kết quả kinh doanh lãi là 317 doanh nghiệp, tăng 3,9% so với năm 2013 với tổng giá trị lãi đạt khoảng 13.020 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2013. Bên cạnh đó, tổng số doanh nghiệp niêm yết lỗ chỉ còn 32 doanh nghiệp với giá trị lỗ khoảng 643 tỷ đồng, giảm tới 81,4% so với giá trị thua lỗ năm 2013. Cũng theo số liệu từ HNX, kết quả kinh doanh khả quan còn được thể hiện ở tổng lợi nhuận sau thuế của khối doanh nghiệp niêm yết, khi con số lãi sau thuế năm 2014 đạt 12.376 tỷ đồng, tăng mạnh (64%) so với năm 2013.

Trong khi đó, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên HOSE có xu hướng giảm. Tăng trưởng doanh thu thuần lũy kế năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE là 15,19%. Còn tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 sụt giảm 1,66%. Tương ứng, tăng trưởng ROA so với cùng kỳ năm 2013 của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE giảm 9,73% và tăng trưởng ROE so với cùng kỳ năm 2013 giảm 8,46%.

Sang năm 2015, thông tin tài chính của các doanh nghiệp trên HOSE và HNX có sự biến động theo chiều hướng mới. Tổng hợp thông tin từ HNX, BCTC quý 4 năm 2015 đã được công bố của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy số doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh lãi quý 4 năm 2015 chiếm 86,7%. Con số này cao hơn năm



2014, tuy nhiên về chất lượng thì giá trị lãi giảm 27,7% so với quý 4 năm 2014. Trong khi đó, theo dữ liệu từ HOSE cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2014 là 8,6%; tăng trưởng doanh thu thuần so với cùng kỳ năm 2014, lũy kế năm 2015 là 4,61%. Tuy nhiên, tăng trưởng ROA và ROE đều giảm.

Thời điểm 2015, có khoảng hơn 700 doanh nghiệp niêm yết (bao gồm doanh nghiệp tài chính và phi tài chính) trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Con số này thay đổi theo từng năm, do có các doanh nghiệp niêm yết mới, đồng thời có các doanh nghiệp huỷ hoặc tự rút niêm yết. Tình hình biến động số lượng niêm yết của doanh nghiệp phi tài chính như trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết một số ngành chủ đạo trên HNX và HOSE 1


Năm

Ngành

Nông nghiệp, Thủy sản, Lâm nghiệp


Công nghiệp


Xây dựng


Bất động sản

Vận tải kho bãi

HNX

HOSE

HNX

HOSE

HNX

HOSE

HNX

HOSE

HNX

HOSE

2013

1

7

119

98

87

32

21

38

20

25

2014

0

7

119

91

72

31

17

37

19

25

2015

0

7

109

87

68

31

13

31

16

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo phân ngành của HNX và HOSE

Theo thống kê, nếu như vào năm 2010, chỉ có 6 doanh nghiệp hủy niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HNX và HOSE thì năm 2012 có 22 doanh nghiệp bị hủy niêm yết và năm 2013, số lượng doanh nghiệp rời sàn lên đến 37. Sang năm 2014, số lượng hủy niêm yết có chiều hướng giảm, còn 30 doanh nghiệp, trong đó sàn HNX là 25 doanh nghiệp, sàn HOSE chỉ có 5 doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này có tình trạng kinh doanh thua lỗ liên tiếp. Năm 2015, số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết vẫn ở mức cao (35 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp phi tài chính) - chiếm tới 13,3%, giá trị lỗ tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.


1 Theo quy định, DN có số vốn điều lệ trên 30 tỷ VND và dưới 120 tỷ VND niêm yết trên HNX, trên 120 tỷ VND niêm yết trên HOSE



Ngoài việc hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ, năm 2014 còn ghi nhận doanh nghiệp hủy niêm yết do không tuân thủ quy định công bố thông tin đầy đủ và minh bạch như Công ty CP Xây dựng Huy Thắng (HTB). Các doanh nghiệp bao gồm Công ty CP Xây lắp và phát triển dịch vụ Bưu điện (QCC) và Công ty CP Sông Đà 9.06 (S96) bị hủy niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC kiểm toán năm 2013.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp huỷ niêm yết do sáp nhập như: Công ty CP Thủy điện Nà Lơi (NLC), Công ty CP Sông Đà 10.1 (SNG), Công ty CP Sông Đà 9.01(S91), Công ty CP Công trình Giao thông Sông Đà (SKS) - năm 2014, Công ty CP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC), Công ty CP Đường Ninh Hòa (NHS) - năm 2015 hoặc hủy niêm yết tự nguyện như Công ty CP Dịch vụ Hạ tầng mạng (NIS) - năm 2014; Công ty CP Beton 6 (BT6), Công ty CP Thế kỷ 21 (C21), Công ty CP Thủy sản Minh Phú (MPC), Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Công ty CP Ngo Han (NHW), Công ty CP Vận tải và Giao nhận bia Sài gòn (SBC) và Công ty CP bao bì Nhựa Tân Tiến (TTP) - năm 2015. Duy nhất một trường hợp năm 2015 của Công ty CP Tập đoàn F.I.T (FIT)là chuyển từ sàn HNX sang sàn HOSE.

Bảng 4.2. Danh sách các doanh nghiệp huỷ niêm yết do thua lỗ trên HOSE năm 2015


STT



Tên DN

Ngày huỷ

niêm yết

1

AVF

Công ty CP Việt An

10/6/2015

2

HLA

Công ty CP Hữu Liên Á Châu

12/2/2015

3

NVN

Công ty CP Nhà Việt Nam

5/5/2015

4

VST

Công ty CP Vận Tải và Thuê Tầu Biển Việt Nam

8/5/2015

5

HSI

Công ty CP Vật Tư Tổng hợp và phân bón hóa sinh

23/4/2015

6

DCT

Công ty CP Tấm lợp Vật liệu xây dựng Đồng Nai

8/5/2015

7

VNI

Công ty CP Đầu tư bất động sản Việt Nam

24/4/2015

8

MTG

Công ty CP MT Gas

5/6/2015

Nguồn: Stoxbiz.vn


Bảng 4.3. Danh sách các doanh nghiệp huỷ niêm yết do thua lỗ trên HNX năm 2015

STT

Tên DN

Ngày huỷ niêm yết

1

SSG

Công ty CP vận tải biển Hải Âu

15/5/2015

2

BVG

Công ty CP Thép Bắc Việt

21/5/2015

3

V15

Công ty CP Xây dựng số 15

14/7/2015

4

VPC

Công ty CP Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Nam

15/5/2015

5

CTM

Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác mỏ Vinavico

21/6/2015

6

LM3

Công ty CP Lilama 3

15/5/2015

7

PFL

Công ty CP Dầu Khí Đông Đô

24/4/2015

8

VNN

Công ty CP Đầu tư và Thương mại VNN

15/5/2015

9

TSM

Công ty CP Xi măng Tiên Sơn Hà Tây

12/6/2015

10

SD1

Công ty CP Sông Đà 1

15/5/2015

11

MAX

Công ty CP Khai khoảng và Cơ khí Hữu nghị Vinh Sinh

29/6/2015

12

PTM

Công ty CP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM

15/5/2015

13

PID

Công ty CP Trang trí Nội thất Dầu khí

1/7/2015

14

PHH

Công ty CP Hồng Hà Việt Nam

10/8/2015

15

BTH

Công ty CP Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà nội

7/5/2015

Nguồn: Stoxbiz.vn

Như vậy, trong giai đoạn 2013- 2015 thì số lượng doanh nghiệp bị hủy niêm yết đều ở mức cao, đặc biệt, các doanh nghiệp bị hủy niêm yết do thua lỗ trên sàn HNX luôn luôn nhiều hơn so với sàn HOSE. Điều này cho thấy, yêu cầu về chất lượng cổ niêm yết yếu kém phải chấp nhận sự sàng lọc, đào thải mạnh mẽ của chính thị trường và nhà đầu tư.

* Thị trường trên sàn chứng khoán trong giai đoạn 2016 – 2017 có những chuyển biết mạnh cả về lượng và chất, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh cả về điểm số, thanh khoản cũng như quy mô. Chỉ số VN-Index tại phiên đóng của năm 2016 ở mức 664,87 điểm tăng 14.82% so với cuối năm 2015, sang đến năm 2017, sau hơn 10 năm chỉ số Vn-index quay trở lại vùng 1.000 điểm tăng 45.86% so với thời điểm cuối năm 2016.



Quy mô thị trường tăng mạnh trong giai đoạn 2016 - 2017. Năm 2016 đánh dấu hàng loạt các cổ phiếu có vốn hóa lớn lên sàn trong đó có các tên tuổi lớn như Viet Nam Airlines, Sabeco, ACV, Novaland, Habeco, Đường Quãng Ngãi,… Tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết và đang ký giao dịch trên thị trường là 1706 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. tổng giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối năm 2016 là 2,880 nghìn tỷ đồng tương đương 68.7% GDP tăng 32.5% so với thời điểm cuối năm 2015.

Năm 2017, làn sóng lên sàn của hàng loạt các công ty, tập đoàn lớn như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn dệt may, Vincom Retail, Vietjet… và các ngân hàng đã giúp thị trường tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Tính tới thời điểm cuối năm 2017, mức vốn hóa của thị trường 4,528 nghìn tỷ đồng, tăng 57.23% so với cuối năm 2016, tương đương 90.43% GDP, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020. Cũng trong năm 2017, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức đi vào hoạt động, sau gần 4 tháng từ ngày 10/8/2017 tổng khối lượng giao dịch của thị trường này đã đạt 946.326 hợp đồng, tính bình quân khối lượng giao dịch xấp xỉ 10.399 hợp đồng/ngày và giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 889 tỷ đồng/phiên.

Bảng 4.4. Quy mô thị trường chứng khoán giai đoạn 2016 - 2017



Năm


Vốn hóa thị trường (tỷ đồng)


%GDP


Tăng

/giảm so với năm trước

Khối lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch (tỷ chứng

khoán)

Tăng

/giảm so với năm trước

Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch


Tăng

/giảm so với năm trước

2016

2.880.268

68,7%

32,50%

84.65

29%

1.706

13%

2017

4.528.506

90,43%

57,23%

106.87

26%

2.036

19%

Nguồn Ủy ban chứng khoán nhà nước

Nhìn tổng thể kết quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2016 – 2017 cũng có những bước chuyển biến tích cực. Căn cứ trên số liệu ghi nhận của Ủy ban chứng khoán nhà nước, quy mô tổng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết có xu hướng tăng mạnh qua các năm 2016 - 2017. Năm 2016 là một năm kinh doanh khá hiệu quả của các doanh nghiệp với nhiều điều kiện thuận lợi như giá nguyên vật liệu một số ngành giảm, giá xăng dầu ở mức thấp trung bình 40 USD/thùng, lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt đã góp phần giúp doanh nghiệp trụ vững trước các cơn sóng ảnh hưởng của thị trường quốc tế.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí